"Kinh đô kháng chiến" của Vua Hàm Nghi được xếp hạng di tích lịch sử

Hóa Sơn với địa hình vùng núi hiểm trở - nơi từng được Vua Hàm Nghi chọn làm "kinh đô kháng chiến" của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp trên đất Quảng Bình, đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

"Kinh đô kháng chiến" của Vua Hàm Nghi được xếp hạng di tích lịch sử
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với "kinh đô kháng chiến" của Vua Hàm Nghi ở địa bàn xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
 
Thung lũng ở xã Hóa Sơn (Minh Hóa) - nơi Vua Hàm Nghi từng đóng căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 Thung lũng ở xã Hóa Sơn (Minh Hóa) - nơi Vua Hàm Nghi từng đóng căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 
Cụ thể, kể từ sau ngày 25/9, mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ bị nghiêm cấm. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất ở di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Tỉnh Quảng Bình giao UBND huyện Minh Hóa, xã Hóa Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử nói trên theo đúng quy định của pháp luật. Theo UBND huyện Minh Hóa thì hiện địa phương này đang khảo sát những dấu tích nơi vua Hàm Nghi từng đặt chân đến để có kế hoạch đầu tư cho du lịch văn hóa lịch sử. Trước mắt là đặt tại những nơi có dấu tích bia tưởng niệm.
Vua Hàm Nghi - ảnh tư liệu
Vua Hàm Nghi - ảnh tư liệu 
Riêng ở xã Hóa Sơn sẽ có hai địa điểm cần đặt bia và xây dựng khu di tích. Là thôn Đặng Hóa, nơi vua Hàm Nghi đã ở và tại vùng eo Lập Cập - nơi diễn ra trận chiến thắng của quân nhà vua với sự giúp sức của người dân bản địa. Hóa Sơn là một xã biên giới, với địa thế hiểm trở, được bao quanh bởi những lèn núi đá vôi hùng vĩ của huyện Minh Hóa. Nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người Sách và người Nguồn. Theo dòng lịch sử, Hóa Sơn xưa còn có tên gọi khác là thung lũng Ma Rai với địa thế hiểm trở, được bao quanh bởi những lèn núi đá vôi dựng đứng. Cuối năm 1885, vua Hàm Nghi cùng các tướng lĩnh đã đóng căn cứ tại xã Hóa Sơn để lãnh đạo phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp. Minh Hóa trở thành "kinh đô kháng chiến" của phong trào Cần Vương trên đất Quảng Bình. Đến đầu năm 1886, vua Hàm Nghi đã rút quân khỏi Hóa Sơn, ra bên ngoài để thuận lợi hơn cho việc mở rộng lực lượng và kháng chiến lâu dài… Vua Hàm Nghi (1872-1944) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn xả thân vì nước, đứng lên kháng chiến chống Pháp. Lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi nhưng nhà vua đã ý thức được vai trò, vận mệnh của mình với đất nước và quyết tâm đấu tranh không khoan nhựơng với thực dân Pháp. Mới 13 tuổi, vua Hàm Nghi đã xuất bôn, kéo theo cả triều đình rời khỏi kinh thành, tìm nơi hiểm địa để lập căn cứ kháng chiến và phát hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu đứng lên khởi nghĩa, tạo thành một phong trào kháng chiến lan rộng khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam.

Chuyện nàng kỹ nữ một bước trở thành hoàng hậu Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hiến Minh Túc Lưu Hoàng hậu nổi tiếng lịch sử là bà hoàng quyền lực có xuất thân tầm thường. Bà từ một kỹ nữ và có một đời chồng trở thành hoàng hậu Trung Quốc quyền lực. 

Chuyện nàng kỹ nữ một bước trở thành hoàng hậu Trung Quốc
Chuyen nang ky nu mot buoc tro thanh hoang hau Trung Quoc
Một trong những hoàng hậu Trung Quốc thời phong kiến nổi tiếng lịch sử là Hiến Minh Túc Lưu Hoàng hậu. Bà là hoàng hậu thứ hai của Tống Chân Tông Triệu Hằng. 

Điểm tên các chất độc chết người thường dùng trong hoàng cung TQ xưa

(Kiến Thức) - Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cuộc chiến chốn thâm cung luôn vô cùng khốc liệt. Một số chất độc chết người không có thuốc giải được sử dụng để đầu độc nhau. 

Điểm tên các chất độc chết người thường dùng trong hoàng cung TQ xưa
Diem ten cac chat doc chet nguoi thuong dung trong hoang cung TQ xua
Dưới thời phong kiến, hoàng cung Trung Quốc luôn có nhiều âm mưu tranh giành quyền lực, địa vị. Các cuộc chiến ngầm chốn thâm cung khiến các hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần đối mặt với những âm mưu ám sát bằng cách sử dụng chất độc chết người

Hé lộ nguyên nhân tàu ngầm Mỹ nổ tung dưới đáy biển

(Kiến Thức) - Cách đây 57 năm, một thảm họa tàu ngầm tồi tệ xảy ra gây chấn động nước Mỹ. Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher bị chìm ở Đại Tây Dương khiến toàn bộ 129 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. 

Hé lộ nguyên nhân tàu ngầm Mỹ nổ tung dưới đáy biển
He lo nguyen nhan tau ngam My no tung duoi day bien
 Cho đến nay, vụ chìm tàu ngầm USS Thresher được coi là thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất lịch sử hải quân Mỹ. Sự kiện bi thương này xảy ra vào sáng ngày 10/4/1963.

Đọc nhiều nhất

Tin mới