Vì sao cuộc sống các bộ lạc Brazil ven sông Amazon bị đe dọa?

Vì sao cuộc sống các bộ lạc Brazil ven sông Amazon bị đe dọa?

Người dân các bộ lạc ven sông Amazon đang chiến đấu chống lại việc xây dựng các đập thủy điện ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và môi trường của họ.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hứa hẹn phát triển kinh tế, trọng tâm dự án của ông Bolsonaro là xây dựng đập thủy điện trên sông Amazon và các nhánh phụ của nó để khai thác điện giá rẻ và đảm bảo. Khi quốc gia lớn nhất Mỹ Latin phải vật lộn với sự đình trệ kinh tế kéo dài, tiềm năng của  Amazon ngày càng hấp dẫn, ngay cả khi các nhà khoa học cảnh báo rằng sự phát triển sẽ đẩy nhanh nạn phá rừng.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hứa hẹn phát triển kinh tế, trọng tâm dự án của ông Bolsonaro là xây dựng đập thủy điện trên sông Amazon và các nhánh phụ của nó để khai thác điện giá rẻ và đảm bảo. Khi quốc gia lớn nhất Mỹ Latin phải vật lộn với sự đình trệ kinh tế kéo dài, tiềm năng của Amazon ngày càng hấp dẫn, ngay cả khi các nhà khoa học cảnh báo rằng sự phát triển sẽ đẩy nhanh nạn phá rừng.
Norte Energia, nhà đầu tư một con đập gần đó, hứa hẹn sẽ làm con đường dẫn đến các bộ lạc tốt hơn. Tổng thống Bolsonaro phản đối việc chừa lại 15% lãnh thổ cho các bộ lạc bản địa với số dân lên tới 1 triệu người. "Hãy đoàn kết các dân tộc để mang lại giá trị cho toàn thể Brazil", ông Bolsonaro viết trong một tweet.
Norte Energia, nhà đầu tư một con đập gần đó, hứa hẹn sẽ làm con đường dẫn đến các bộ lạc tốt hơn. Tổng thống Bolsonaro phản đối việc chừa lại 15% lãnh thổ cho các bộ lạc bản địa với số dân lên tới 1 triệu người. "Hãy đoàn kết các dân tộc để mang lại giá trị cho toàn thể Brazil", ông Bolsonaro viết trong một tweet.
Nằm cách Brazil khoảng 2.500 km, bộ lạc Munduruku ngày càng nhìn Tổng thống Bolsonaro với nỗi sợ hãi. Sawre Muybu, ngôi làng bản địa của người của người Munduruku ở bang Pará, nằm trên bờ sông Tapajos ở hạ lưu sông Amazon, là một nơi được đề xuất xây đập. Và việc này có thể nhấn chìm nhà của 100 người dân và phá hủy cuộc sống của họ.
Nằm cách Brazil khoảng 2.500 km, bộ lạc Munduruku ngày càng nhìn Tổng thống Bolsonaro với nỗi sợ hãi. Sawre Muybu, ngôi làng bản địa của người của người Munduruku ở bang Pará, nằm trên bờ sông Tapajos ở hạ lưu sông Amazon, là một nơi được đề xuất xây đập. Và việc này có thể nhấn chìm nhà của 100 người dân và phá hủy cuộc sống của họ.
Thổ dân Munduruku tự hào về khả năng ứng biến của họ. Vào thế kỷ 16, các chiến binh của bộ lạc đã chiến đấu với các đối thủ và giành chiến thắng, họ xây dựng nên một đế chế trải dài khắp thung lũng sông. Ngay cả đại bác và súng của người Bồ Đào Nha cũng không thể khuất phục được họ.
Thổ dân Munduruku tự hào về khả năng ứng biến của họ. Vào thế kỷ 16, các chiến binh của bộ lạc đã chiến đấu với các đối thủ và giành chiến thắng, họ xây dựng nên một đế chế trải dài khắp thung lũng sông. Ngay cả đại bác và súng của người Bồ Đào Nha cũng không thể khuất phục được họ.
Bộ lạc đã chiến đấu để chống lại việc xây dựng đập dưới nhiều đời tổng thống trong suốt thập kỷ qua. Họ đã giành được chiến thắng vang dội vào năm 2016 khi buộc cơ quan quản lý môi trường Brazil phải ra lệnh cho tạm hoãn dự án. Tù trưởng Munduruku, ông Juare Saw, khi đó nhận được cuộc điện thoại từ thủ đô Brazil: "Sẽ không có con đập nào vào lúc này".
Bộ lạc đã chiến đấu để chống lại việc xây dựng đập dưới nhiều đời tổng thống trong suốt thập kỷ qua. Họ đã giành được chiến thắng vang dội vào năm 2016 khi buộc cơ quan quản lý môi trường Brazil phải ra lệnh cho tạm hoãn dự án. Tù trưởng Munduruku, ông Juare Saw, khi đó nhận được cuộc điện thoại từ thủ đô Brazil: "Sẽ không có con đập nào vào lúc này".
"Chúng tôi rất vui", vị tù trưởng nói. "Tuy nhiên, chúng tôi luôn sống với sự nghi ngờ rằng bất cứ lúc nào chính phủ có thể đưa dự án trở lại bàn làm việc". Tổng thống Bolsonaro muốn đẩy nhanh thời gian cấp phép cho các đập thủy điện nhỏ hơn. Bốn năm "đau khổ" với nền kinh tế đã khiến các cử tri Brazil cứng rắn hơn trước những lo ngại về môi trường. Đối với người Munduruku, con sông Tapajos là một thứ thiêng liêng. Họ tin rằng cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ một rãnh hẹp trên sông.
"Chúng tôi rất vui", vị tù trưởng nói. "Tuy nhiên, chúng tôi luôn sống với sự nghi ngờ rằng bất cứ lúc nào chính phủ có thể đưa dự án trở lại bàn làm việc". Tổng thống Bolsonaro muốn đẩy nhanh thời gian cấp phép cho các đập thủy điện nhỏ hơn. Bốn năm "đau khổ" với nền kinh tế đã khiến các cử tri Brazil cứng rắn hơn trước những lo ngại về môi trường. Đối với người Munduruku, con sông Tapajos là một thứ thiêng liêng. Họ tin rằng cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ một rãnh hẹp trên sông.
Bây giờ, nước từ con sông tưới tắm cho trang trại của họ, nuôi dưỡng con cá họ ăn và duy trì sự sống cho những động vật họ săn bắt. Trong ảnh là những người đàn ông của bộ lạc Munduruku trên đường đi săn.
Bây giờ, nước từ con sông tưới tắm cho trang trại của họ, nuôi dưỡng con cá họ ăn và duy trì sự sống cho những động vật họ săn bắt. Trong ảnh là những người đàn ông của bộ lạc Munduruku trên đường đi săn.
Những tàn tích còn lại của một hòn đảo sau khi con đập Energia nhấn chìm các ngôi nhà dọc theo sông Xingu ở Altamira. "Họ nói chúng tôi đang kìm hãm sự phát triển", Tù trưởng Juare nói. "Tuy nhiên, chúng tôi không làm thế. Chúng tôi đã thấy sự hủy diệt không chỉ đối với chúng tôi, mà đối với toàn bộ người dân Amazon".
Những tàn tích còn lại của một hòn đảo sau khi con đập Energia nhấn chìm các ngôi nhà dọc theo sông Xingu ở Altamira. "Họ nói chúng tôi đang kìm hãm sự phát triển", Tù trưởng Juare nói. "Tuy nhiên, chúng tôi không làm thế. Chúng tôi đã thấy sự hủy diệt không chỉ đối với chúng tôi, mà đối với toàn bộ người dân Amazon".
Nếu dòng sông của họ bị ngập lụt và cá bị chết, họ sợ rằng họ sẽ mất đi đường sống. Người dân của bộ lạc đã sống như thế trong nhiều thế kỷ, hầu như không có thu nhập và phân công lao động.
Nếu dòng sông của họ bị ngập lụt và cá bị chết, họ sợ rằng họ sẽ mất đi đường sống. Người dân của bộ lạc đã sống như thế trong nhiều thế kỷ, hầu như không có thu nhập và phân công lao động.
Một cô gái Munduruku cùng con khỉ của mình trong làng Saware Muybu trước cuộc biểu tình cùng tổ chức Hòa bình Xanh. Sawre Muybu, nằm phía trên ngọn đồi được bao quanh bởi những cánh rừng rậm rạp, là nơi sinh sống của khoảng 100 người. Họ sống trong những túp lều bằng gỗ với lá cọ bện làm mái nhà và sàn bằng bùn thường bị nứt vì mưa. Ngôi làng nằm lọt thỏm trong những rặng dứa và chuối được trồng thành hàng ngay ngắn.
Một cô gái Munduruku cùng con khỉ của mình trong làng Saware Muybu trước cuộc biểu tình cùng tổ chức Hòa bình Xanh. Sawre Muybu, nằm phía trên ngọn đồi được bao quanh bởi những cánh rừng rậm rạp, là nơi sinh sống của khoảng 100 người. Họ sống trong những túp lều bằng gỗ với lá cọ bện làm mái nhà và sàn bằng bùn thường bị nứt vì mưa. Ngôi làng nằm lọt thỏm trong những rặng dứa và chuối được trồng thành hàng ngay ngắn.
Một số thành viên của bộ lạc nhận được phúc lợi của chính phủ. Một số ít được nhận lương như giáo viên. Số tiền đó được gộp lại và dùng để mua hàng hóa cho cả bộ lạc. "Chính phủ muốn chúng tôi sống như người da trắng, sống bằng thu nhập của chính mình", anh Aldira Akai, 27 tuổi, nói. "Chúng tôi sẽ không để cho họ phá hủy vùng đất của chúng tôi, vùng đất mà chúng tôi vẫn sinh sống".
Một số thành viên của bộ lạc nhận được phúc lợi của chính phủ. Một số ít được nhận lương như giáo viên. Số tiền đó được gộp lại và dùng để mua hàng hóa cho cả bộ lạc. "Chính phủ muốn chúng tôi sống như người da trắng, sống bằng thu nhập của chính mình", anh Aldira Akai, 27 tuổi, nói. "Chúng tôi sẽ không để cho họ phá hủy vùng đất của chúng tôi, vùng đất mà chúng tôi vẫn sinh sống".
Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Rừng rậm và sông lớn ngăn cách các cộng đồng dân cư thưa thớt của nó với phần còn lại của đất nước. Những dự án cơ sở hạ tầng lớn mà tổng thống Brazil nhắc đến sẽ hợp nhất vùng đất này vào đất nước. "Hãy tận dụng thiên nhiên trù phú mà Chúa ban cho chúng ta vì sự thịnh vượng của dân chúng", ông Bolsonaro nói. *) Title do Kiến Thức biên tập lại   Mời độc giả xem thêm video: Các bộ tộc Amazon học kỹ năng chống cháy rừng (Nguồn: VTC14)
Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Rừng rậm và sông lớn ngăn cách các cộng đồng dân cư thưa thớt của nó với phần còn lại của đất nước. Những dự án cơ sở hạ tầng lớn mà tổng thống Brazil nhắc đến sẽ hợp nhất vùng đất này vào đất nước. "Hãy tận dụng thiên nhiên trù phú mà Chúa ban cho chúng ta vì sự thịnh vượng của dân chúng", ông Bolsonaro nói. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video: Các bộ tộc Amazon học kỹ năng chống cháy rừng (Nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.