Vì sao cung nữ nhà Thanh không được ngửa mặt lên trời khi ngủ?

Vì sao cung nữ nhà Thanh không được ngửa mặt lên trời khi ngủ?

Không chỉ phải "bóp mồm bóp miệng" trong việc ăn uống, ngay tới tư thế ngủ của hạ nhân trong cung cũng có quy định rõ ràng. Cung nữ khi ngủ không được ngửa mặt lên trời mà buộc phải nằm nghiêng, co chân lại.

Không chỉ bị "vắt kiệt" sức lao động, mà chỉ cần phạm phải 1 chút lỗi lầm, nhóm cung nữ cấp thấp này đều có thể bị phạt nặng. Điều khiến hậu thế cảm thấy thương xót nhất cho những cung nữ này chính là một quy định oái ăm của triều đình:  Cung nữ bắt buộc phải nằm nghiêng khi ngủ.
Không chỉ bị "vắt kiệt" sức lao động, mà chỉ cần phạm phải 1 chút lỗi lầm, nhóm cung nữ cấp thấp này đều có thể bị phạt nặng. Điều khiến hậu thế cảm thấy thương xót nhất cho những cung nữ này chính là một quy định oái ăm của triều đình: Cung nữ bắt buộc phải nằm nghiêng khi ngủ.
Trong cuốn "Cung nữ đàm vãng lục" (tạm dịch: hồi ký của cung nữ), tác giả Hà Vinh Nhân (từng làm cung nữ trong Cố Cung) có viết: Theo quy định của triều đình nhà Thanh, cung nữ khi đi ngủ không được phép ngửa mặt lên trời, bắt buộc phải co chân lại và nằm nghiêng.
Trong cuốn "Cung nữ đàm vãng lục" (tạm dịch: hồi ký của cung nữ), tác giả Hà Vinh Nhân (từng làm cung nữ trong Cố Cung) có viết: Theo quy định của triều đình nhà Thanh, cung nữ khi đi ngủ không được phép ngửa mặt lên trời, bắt buộc phải co chân lại và nằm nghiêng.
Đối với hai tay, một tay phải kẹp chặt giữa hai chân, tay còn lại đặt trên mình. Nếu một trong hai tay bị tê thì có thể hoán đổi vị trí hai tay cho nhau, nhưng tư thế phải giữ nguyên". Tại sao lại có quy tắc khắt khe như vậy?
Đối với hai tay, một tay phải kẹp chặt giữa hai chân, tay còn lại đặt trên mình. Nếu một trong hai tay bị tê thì có thể hoán đổi vị trí hai tay cho nhau, nhưng tư thế phải giữ nguyên". Tại sao lại có quy tắc khắt khe như vậy?
Thứ nhất, sở dĩ quy định này được đặt ra xuất phát từ một quan niệm khá mê tín. Họ cho rằng ban đêm là lúc các vị thần đi dò xét nhân gian để ban phúc, ban thọ nên các hạ nhân sẽ không được ngửa mặt để đảm bảo các vị thần chỉ có thể nhìn thấy mặt của các chủ tử.
Thứ nhất, sở dĩ quy định này được đặt ra xuất phát từ một quan niệm khá mê tín. Họ cho rằng ban đêm là lúc các vị thần đi dò xét nhân gian để ban phúc, ban thọ nên các hạ nhân sẽ không được ngửa mặt để đảm bảo các vị thần chỉ có thể nhìn thấy mặt của các chủ tử.
Chưa dừng lại ở đó, việc hạ nhân vô tình nằm ngửa trong lúc ngủ còn bị quy chụp là "ăn cắp phúc phần của chủ tử", xếp vào tội đại nghịch bất đạo, nặng thì có thể xử tử.
Chưa dừng lại ở đó, việc hạ nhân vô tình nằm ngửa trong lúc ngủ còn bị quy chụp là "ăn cắp phúc phần của chủ tử", xếp vào tội đại nghịch bất đạo, nặng thì có thể xử tử.
Thứ hai là địa vị thấp kém của các cung nữ trong cung. Duy trì tư thế ngủ như vậy sẽ tạo điều kiện cho cung nữ dậy làm việc bất cứ lúc nào. Trong các cung điện thời xưa, đôi khi hoàng đế và nhiều phi tần cũng cần cung nữ hầu hạ lúc nửa đêm.
Thứ hai là địa vị thấp kém của các cung nữ trong cung. Duy trì tư thế ngủ như vậy sẽ tạo điều kiện cho cung nữ dậy làm việc bất cứ lúc nào. Trong các cung điện thời xưa, đôi khi hoàng đế và nhiều phi tần cũng cần cung nữ hầu hạ lúc nửa đêm.
Nhất là khi có chuyện đặc biệt xảy ra, những cung nữ, thái giám làm nhiệm vụ trực đêm có thể không đủ nhân lực nên sẽ cần gọi những cung nữ đang ngủ. Chúng ta đều biết rằng một người khi chìm vào giấc ngủ sâu, rất dễ bị bối rối khi bị gọi đột ngột nên tư thế này giúp họ dễ tỉnh giấc hơn.
Nhất là khi có chuyện đặc biệt xảy ra, những cung nữ, thái giám làm nhiệm vụ trực đêm có thể không đủ nhân lực nên sẽ cần gọi những cung nữ đang ngủ. Chúng ta đều biết rằng một người khi chìm vào giấc ngủ sâu, rất dễ bị bối rối khi bị gọi đột ngột nên tư thế này giúp họ dễ tỉnh giấc hơn.
Thứ ba là môi trường sống của các cung nữ không cho phép quá rộng rãi. Mặc dù thời xưa trong cung rất rộng lớn nhưng hầu hết đều dành cho hoàng đế và phi tần nên không gian còn lại cho các cung nữ sinh sống sẽ rất nhỏ trong khi số cung nữ rất đông.
Thứ ba là môi trường sống của các cung nữ không cho phép quá rộng rãi. Mặc dù thời xưa trong cung rất rộng lớn nhưng hầu hết đều dành cho hoàng đế và phi tần nên không gian còn lại cho các cung nữ sinh sống sẽ rất nhỏ trong khi số cung nữ rất đông.
Nếu sắp xếp mỗi người một giường, ước tính toàn bộ cung điện đều không thể vừa vặn, vậy lựa chọn duy nhất là sắp xếp các cung nữ ngủ trong chung giường. Nhưng dù sắp xếp vậy thì không gian vẫn không đủ, nên các cung nữ được bố trí nằm nghiêng, vừa có tác dụng tiết kiệm diện tích lại có thể ngủ được nhiều cung nữ trên mỗi giường hơn.
Nếu sắp xếp mỗi người một giường, ước tính toàn bộ cung điện đều không thể vừa vặn, vậy lựa chọn duy nhất là sắp xếp các cung nữ ngủ trong chung giường. Nhưng dù sắp xếp vậy thì không gian vẫn không đủ, nên các cung nữ được bố trí nằm nghiêng, vừa có tác dụng tiết kiệm diện tích lại có thể ngủ được nhiều cung nữ trên mỗi giường hơn.
Thứ tư là sự khác biệt và làm rõ nhận thức về các quy tắc. Để phân biệt giữa chủ tử và người thấp kém, điều tự nhiên là phải đối xử với họ khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau. Đồng thời, hoàng đế cũng muốn dùng sự phân biệt này để khiến các cung nữ luôn nhớ đến thân phận, khắc chế bản tính và tự giác, biến những cung nữ này trở thành một cỗ máy hoàn toàn nghe lời.
Thứ tư là sự khác biệt và làm rõ nhận thức về các quy tắc. Để phân biệt giữa chủ tử và người thấp kém, điều tự nhiên là phải đối xử với họ khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau. Đồng thời, hoàng đế cũng muốn dùng sự phân biệt này để khiến các cung nữ luôn nhớ đến thân phận, khắc chế bản tính và tự giác, biến những cung nữ này trở thành một cỗ máy hoàn toàn nghe lời.
Chỉ bằng cách này, các cung nữ mới có thể ghi nhớ trách nhiệm của mình 24/24, và họ đương nhiên sẽ phục vụ hoàng đế tốt hơn.
Chỉ bằng cách này, các cung nữ mới có thể ghi nhớ trách nhiệm của mình 24/24, và họ đương nhiên sẽ phục vụ hoàng đế tốt hơn.
>>>Xem thêm video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?

GALLERY MỚI NHẤT