Vì sao Crimea được coi là “nỗi nhục” khó quên của nước Nga?

Thất bại trong cuộc chiến Crimea được coi là “nỗi nhục” khó quên của nước Nga, làm thay đổi hoàn toàn vị thế của đế quốc Nga trên trường quốc tế.

Cuộc chiến tranh Crimea (1853-1856) mở đầu với việc đế quốc Nga tuyên chiến với một đối thủ yếu hơn, nhưng đến cuối cùng, đế quốc Nga lại thất bại bởi một liên minh các cường quốc.

Theo Hiệp ước Paris (1856) sau cuộc chiến, Nga không mất nhiều phần lãnh thổ nhưng mất quyền thành lập Hạm đội Biển Đen. Nga từ bỏ quyền bảo vệ người Công giáo khỏi đế quốc Ottoman. Tầm ảnh hưởng với các nước láng giềng như Moldavia, Wallachia and Serbia cũng suy giảm.

Vi sao Crimea duoc coi la “noi nhuc” kho quen cua nuoc Nga?

Đại chiến Crimea chứng kiến thất bại "muối mặt" của Nga.

Nhìn chung, cuộc chiến Crimea khiến vị thế trên trường quốc tế của Nga bị tổn hại. Đế quốc Nga gặp rắc rối lớn về tài chính. Những khoản nợ chiến tranh khổng lồ dẫn đến sự suy thoái của đồng rúp. Tỷ giá chỉ tạm thời ổn định khi Sa hoàng Nga áp dụng mức quy đổi ra vàng vào năm 1897.

Tranh giành quyền lực

Crimea là bán đảo nằm nhô ra Biển Đen. Vẻ đẹp tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi biến Crimea trở thành điểm nóng xung đột trong nhiều thế kỷ qua.

Năm 1853, Nga Hoàng Nicholas I thấy đế quốc Ottoman suy yếu liền tranh thủ cơ hội chiếm Moldavia và Walachia (Moldova và Romania ngày nay) trên sông Danube mà người Thổ kiểm soát.

Điều này đã đụng chạm đến quyền lợi của Áo - quốc gia muốn đảm bảo thông thương trên sông Danube - và khiến Anh, Pháp phản ứng. Lý do là bởi Sultan của Ottoman là Abdul Mejid I theo Pháp, công nhận Pháp và Giáo hội Công giáo La Mã có quyền lực cao nhất.

Các nước phương Tây lo ngại rằng sự thống trị của Nga trên khu vực biển Đen sẽ đe dọa các tuyến đường thương mại của họ đến Ấn Độ thông qua Ai Cập và Địa Trung Hải.

### IMAGE 2 ###

Quân Pháp trong chiến dịch bao vây Sevastopol năm 1855.

Sang năm 1854, 1 triệu liên quân Anh, Pháp, Áo, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp đánh Nga - vốn có Bulgaria và Serbia cùng theo Chính Thống giáo trợ giúp, với số quân cả thảy khoảng 700 nghìn.

Các xung đột diễn ra ở nhiều vùng tại Nam Âu, Trung Cận Đông và cả trên biển Baltic nhưng chủ yếu là ở bán đảo Crimea với trận Sevastopol nổi tiếng.

Chiến tranh Crimea gây chú ý bởi liên quân đã gạt bỏ khác biệt tôn giáo. Anh theo Tin Lành, Pháp thời Napoleon III theo Công giáo La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, để chống lại sự bành trướng của nước Nga theo Chính Thống giáo.

Cuộc vây hãm Sevastopol

Liên quân với đội hình vượt trội từng bước đẩy người Nga từ thế chủ động sang thế phải co cụm phòng thủ.

Ngày 17/10/1854, quân Anh-Pháp đổ bộ lên bán đảo Crimea, nhằm mục tiêu bao vây thủ phủ Sevastopol là căn cứ chính của hạm đội Đế quốc Nga tại Biển Đen.

Trên đường tới Sevastopol liên quân gặp một đạo quân Nga đang đóng trên các điểm cao tại Alma và mau chóng đánh tan đạo quân này. Chiến thắng ở Alma cho thấy Liên quân có ưu thế vượt trội về kỹ thuật.

Trong nỗ lực giải vây cho Sevastopol, quân Nga mở cuộc tiến công lớn vào Liên quân tại Inkerman nhưng thất bại. Quân Nga chết và bị thương lên tới 12.000, gấp 4 lần phe liên quân.

Trên biển, quân Nga phải huy động nhiều chiến thuyền, dùng pháo hải quân và cho thủy thủ chiến đấu như lính thủy đánh bộ. Hải quân Nga thiệt hại 4 chiến hạm lớn, 12 chiến hạm cỡ trung và nhiều chiến thuyền nhỏ.

Ngược lại, hơn 1.000 đại bác của hải quân đồng minh Anh-Pháp bắn hơn 20 nghìn viên pháo vào đồn phòng thủ Sveaborg của Nga gần Helsinki. Nhưng chỉ huy trưởng Nga Viktor Poplonsky đem tàu chiến Rossiya chặn giữ cửa biển, không cho quân Anh-Pháp vào.

Khi người Nga nhận ra mình không thể chiến thắng nếu đối đầu trực diện, họ chuyển hầu hết lính về thành phố và chuẩn bị vị trí phòng thủ. Trong thời gian đầu, người Nga phải chống chọi sự bắn phá vào ban ngày và lập tức xây dựng lại thành lũy trong đêm. Thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt đã làm cho lính cả 2 phe đều gục ngã trước bệnh tật,

Vi sao Crimea duoc coi la “noi nhuc” kho quen cua nuoc Nga?-Hinh-2

Thất bại trong cuộc chiến Crimea thế kỷ 19 khiến nước Nga thời Sa hoàng rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

Sau 11 tháng cố thủ ở Sevastopol, người Nga cuối cùng buộc phải rút khỏi đây và để liên quân tiến vào thành phố ngày 9/9/1855. Thất bại này buộc đế quốc Nga phải ký hòa ước Paris năm 1856.

Theo đó, Nga và đế quốc Ottoman xác định lại ranh giới chủ quyền tranh chấp. Người Nga không được phép thành lập Hạm đội ở Biển Đen và gánh khoản nợ chiến phí khổng lồ.

Cuộc chiến trên bán đảo Crimea chỉ diễn ra trong vòng 3 năm nhưng đã gây ra con số thương vong lớn. Trong số hơn 800.000 lính Nga tham gia chiến dịch, 522.000 người chết và bị thương, trong đó tổng số người chết lên tới hơn 400.000.

Phía liên quân có tới 252.000 người thiệt mạng, trong đó 70.000 là chết trong chiến trận. Đế quốc Ottoman tổn thất lớn nhất, sau đó đến Pháp và Anh.

Giới sử gia ngày nay coi Crimea là nơi diễn ra cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Với những kỹ thuật tác chiến vượt trội, chiến tranh vùng Crimea thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu của quân đội các nước. Cuộc chiến cũng đặt nền tảng để các cường quốc bị cuốn vào Thế chiến 1.

“Cánh cửa địa ngục” đã mở ra, “át chủ bài” của Nga ở Chasov Yar

Các đơn vị chiến đấu mạnh nhất của Quân đội Nga đã tập trung ở Chasov Yar, sẵn sàng cho một chiến dịch tổng tấn công để mở “cánh cửa địa ngục” với quân Ukraine tại đây.

“Canh cua dia nguc” da mo ra, “at chu bai” cua Nga o Chasov Yar

Sau khi tràn ngập Bakhmut một năm, Quân đội Nga mới có thể bắt đầu tổng tấn công Chasov Yar, khi phát động một cuộc tấn công tổng lực, tại nơi được mệnh danh là "Cổng địa ngục" của khu vực Donbass, có tầm chiến lược quan trọng này.

Chasov Yar đang sụp đổ, sắp đến thời khắc quyết định

Những trận giao tranh ở thành phố Chasov Yar đang diễn ra ác liệt, quân Nga quyết tâm đột phá, còn quân Ukraine liên tiếp tung lực lượng dự bị tới đây; nhưng thời khắc quyết định của Chasov Yar đang đến.

Chasov Yar dang sup do, sap den thoi khac quyet dinh

Trên mặt trận Chasov Yar, Quân đội Nga liên tục pháo kích hạng nặng vào thành phố này. Tinh thần của quân Ukraine đang phòng thủ ở đây xuống thấp, mở đường cho lực lượng bộ binh và lính dù tinh nhuệ của Nga chuẩn bị mở cuộc tổng tấn công vào thành phố.

Quân Nga bao vây “cửa tử” Rabotino, tiến mạnh về phía tây Avdiivka

Ngôi làng Rabotino, được ví là “cửa tử” tại phía nam mặt trận Orekhiv ở Zaporozhye, đã bị quân Nga bao vây sau những trận đánh khốc liệt; đồng thời họ đang tiến mạnh về phía tây thành phố Avdiivka.

Quan Nga bao vay “cua tu” Rabotino, tien manh ve phia tay Avdiivka

Trong những tháng gần đây, Quân đội Nga đang tổ chức tấn công trên toàn chiến trường, đẩy quân Ukraine vào thế phòng ngự trên toàn tuyến. Sau khi tràn ngập thành phố Avdiivka vào trung tuần tháng 2, quân Nga tập trung vào một số chiến trường trọng điểm, quyết tâm “dứt điểm” trước tháng 5.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.