Vì sao chuyên gia chưa dám xâm nhập lăng mộ chính của Tần Thủy Hoàng?

Vì sao chuyên gia chưa dám xâm nhập lăng mộ chính của Tần Thủy Hoàng?

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Đến nay, các chuyên gia đã tiến hành nhiều cuộc khai quật nhưng vẫn chưa dám tiến vào lăng mộ chính. Vì sao lại vậy?

 Tần Thủy Hoàng là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng lịch sử với thành tựu để đời là thống nhất 6 nước chư hầu. Theo đó, ông trở thành vị vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất.
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng lịch sử với thành tựu để đời là thống nhất 6 nước chư hầu. Theo đó, ông trở thành vị vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất.
Một khám phá quan trọng liên quan đến Tần Thủy Hoàng là việc lăng mộ của ông được một nông dân tình cờ phát hiện tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Sau đó, giới khảo cổ đã bắt tay vào khảo sát, nghiên cứu và tiến hành các cuộc khai quật.
Một khám phá quan trọng liên quan đến Tần Thủy Hoàng là việc lăng mộ của ông được một nông dân tình cờ phát hiện tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Sau đó, giới khảo cổ đã bắt tay vào khảo sát, nghiên cứu và tiến hành các cuộc khai quật.
Theo các chuyên gia, lăng mộ cao đến 76m và có tổng diện tích khoảng 120.000 m2. Do đó, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một trong những lăng mộ hoàng đế lớn nhất thế giới.
Theo các chuyên gia, lăng mộ cao đến 76m và có tổng diện tích khoảng 120.000 m2. Do đó, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một trong những lăng mộ hoàng đế lớn nhất thế giới.
Phần lớn quần thể lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đã được khai quật. Nhờ vậy, các chuyên gia đã tìm thấy đội quân đất nung gồm hàng ngàn người có kích thước tương đương người thật cùng nhiều vũ khí, hiện vật quý giá.
Phần lớn quần thể lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đã được khai quật. Nhờ vậy, các chuyên gia đã tìm thấy đội quân đất nung gồm hàng ngàn người có kích thước tương đương người thật cùng nhiều vũ khí, hiện vật quý giá.
Thế nhưng, đến nay, các chuyên gia vẫn chưa dám tiến vào lăng mộ chính - nơi được tin rằng chứa hài cốt của Tần Thủy Hoàng cùng nhiều báu vật quý giá. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lăng mộ của vua Tần mãi chưa thể khai quật toàn bộ kể từ năm 1974 đến nay?
Thế nhưng, đến nay, các chuyên gia vẫn chưa dám tiến vào lăng mộ chính - nơi được tin rằng chứa hài cốt của Tần Thủy Hoàng cùng nhiều báu vật quý giá. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lăng mộ của vua Tần mãi chưa thể khai quật toàn bộ kể từ năm 1974 đến nay?
Trước bí ẩn này, một số chuyên gia giải thích, nơi đặt thi hài của Tần Thủy Hoàng có bố trí nhiều cạm bẫy nguy hiểm chết người. Một trong số đó là "dòng sông" thủy ngân.
Trước bí ẩn này, một số chuyên gia giải thích, nơi đặt thi hài của Tần Thủy Hoàng có bố trí nhiều cạm bẫy nguy hiểm chết người. Một trong số đó là "dòng sông" thủy ngân.
Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, thủy ngân được sử dụng để mô phỏng hàng trăm con sông. Trong đó có sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và biển lớn. Chúng được thiết lập để chảy một cách cơ học.
Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, thủy ngân được sử dụng để mô phỏng hàng trăm con sông. Trong đó có sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và biển lớn. Chúng được thiết lập để chảy một cách cơ học.
Trải qua hơn 2.000 năm, lượng thủy ngân khổng lồ trong lăng mộ rất cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện nồng độ thủy ngân trong mộ của Tần Thủy Hoàng cao hơn rất nhiều lần so với các vùng đất khác. Nếu mạo hiểm tiến vào thì các nhà khảo cổ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, khi chưa tìm ra phương pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho các nhà khảo cổ, lăng mộ chính sẽ được niêm phong, chưa mở ra.
Trải qua hơn 2.000 năm, lượng thủy ngân khổng lồ trong lăng mộ rất cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện nồng độ thủy ngân trong mộ của Tần Thủy Hoàng cao hơn rất nhiều lần so với các vùng đất khác. Nếu mạo hiểm tiến vào thì các nhà khảo cổ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, khi chưa tìm ra phương pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho các nhà khảo cổ, lăng mộ chính sẽ được niêm phong, chưa mở ra.
Một lý do khác khiến các chuyên gia chưa thể tiến vào lăng mộ chính là vì nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng được bao quanh bởi một lớp tường thành bằng đất dày 5 - 6 cm.
Một lý do khác khiến các chuyên gia chưa thể tiến vào lăng mộ chính là vì nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng được bao quanh bởi một lớp tường thành bằng đất dày 5 - 6 cm.
Hơn nữa, nhóm khảo cổ phát hiện một lớp tường thành bằng đá bên trong lớp tường thành bằng đất. Do các lớp thành quách bao bọc kiên cố bên ngoài nên mặc dù các nhà khảo cổ đã thử qua rất nhiều cách nhưng vẫn không thể khai quật. Nếu dùng thuốc nổ hoặc đạn pháo thì có thể tiến vào bên trong nhưng sẽ phá hủy sự nguyên vẹn của lăng mộ.
Hơn nữa, nhóm khảo cổ phát hiện một lớp tường thành bằng đá bên trong lớp tường thành bằng đất. Do các lớp thành quách bao bọc kiên cố bên ngoài nên mặc dù các nhà khảo cổ đã thử qua rất nhiều cách nhưng vẫn không thể khai quật. Nếu dùng thuốc nổ hoặc đạn pháo thì có thể tiến vào bên trong nhưng sẽ phá hủy sự nguyên vẹn của lăng mộ.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.