Vì sao Chủ tịch Đà Nẵng phê bình hàng loạt giám đốc sở?

Chủ tịch TP Đà Nẵng đã phê bình các giám đốc sở ngành vắng mặt tại buổi gặp mặt (sáng 2/6) với các học viên được đi đào tạo tại nước ngoài theo đề án phát triển nguồn nhân lực của TP. Đà Nẵng (đề án 922).

Vì sao Chủ tịch Đà Nẵng phê bình hàng loạt giám đốc sở?
Xác định về là cống hiến, là tình cảm
Trước việc dư luận cho rằng, nhiều học viên “bỏ” thành phố để đi làm ngoài vì lương bổng, anh Lê Thành, học viên đang công tác tại bệnh viện Đà Nẵng nói: “Tôi xin nhấn mạnh rất rõ ràng rằng, về tinh thần của các bạn ngồi đây, những người đã quyết định về nước thì họ đã có tinh thần cống hiến rồi chứ không phải chỉ về theo yêu cầu hợp đồng.
Bởi khi đi học, chúng tôi đã có những cơ hội khác và học viên hoàn toàn có thể trả lại chi phí cho thành phố, nhưng khi đã bước về, tức là tinh thần cống hiến của chúng tôi rất lớn”.
Anh Thành khẳng định học viên về Đà Nẵng là cống hiến
Anh Thành khẳng định học viên về Đà Nẵng là cống hiến 
Tuy nhiên, anh Thành chỉ rõ, những vấn đề bố trí nhân lực không kịp thời, đãi ngộ chưa ổn đã khiến cho một số người nhận thấy tình hình công tác không như mong đợi.
“Thành phố đã bỏ ra số tiền rất lớn giữa lúc kinh tế khó khăn, đó là cái ơn của thành phố, chúng tôi về nước để đáp lại tình cảm ấy, sự mong mỏi của thành phố.
Thế nhưng cũng xin công bằng nhìn nhận rằng, bản chất của đề án là một hợp đồng lao động giữa thành phố và học viên chứ không phải học bổng. Vì vậy, việc cho rằng nhiều học viên “phản bội” thành phố là chưa thực sự chính xác.
Chúng tôi được đào tạo nhưng đi kèm đó là những điều kiện như đảm bảo chất lượng đầu ra từ khá trở lên. Khi trở về, tôi nghĩ đó là lúc thành phố phải có cách bố trí công việc, sử dụng nhân lực như thế nào cho hiệu quả. Bởi, chúng tôi không có quyền lựa chọn vị trí, công việc mình muốn làm” – anh Thành phát biểu.
Đưa thợ mộc đi làm thợ nề
Một câu hỏi rất đáng quan tâm của anh Thành là, tại sao thành phố lại giao cho họ những vị trí mà một lao động tốt nghiệp tại địa phương có thể đáp ứng.
“Lương bổng đối với chúng tôi không quan trọng bằng giao công việc gì, bản thân mình làm được gì. Người nào học kỹ thuật thì phải được làm ở môi trường kỹ thuật chứ không thể ép họ về làm hành chính” – anh Thành chia sẻ.
Lắng nghe và rất tán thành với những ý kiến xác đáng trên, ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND Đà Nẵng đã đề nghị các học viên cung cấp thông tin ở đâu bố trí không hợp lý để “đi với tôi để coi thực tế luôn”.
“Họ được đào tạo thợ mộc mà cho làm thợ nề, cơ khí thì cũng chỉ có thể bưng bê kê dọn. Nếu có các anh giám đốc sở ở đây nghe thì mới xứng đáng.
Tôi phê bình tất các sở, ngành không có giám đốc đi dự, chủ tịch quận ở đây chỉ có một người thì làm sao mà lắng nghe, hiểu và giải quyết khó khăn vướng mắc cho chính những người các anh chị ký hợp đồng lao động?
Ông Huỳnh Đức Thơ phê bình Giám đốc các Sở không dự buổi gặp mặt.
 Ông Huỳnh Đức Thơ phê bình Giám đốc các Sở không dự buổi gặp mặt.
Câu chuyện ở đây không phải là vĩ mô đề án nữa mà là việc hàng ngày, các anh chủ tịch, giám đốc sử dụng lao động như thế nào.
Cũng đừng làm hình thức nữa, năm bảy năm gặp nhau một lần, nói cho ông chủ tịch nghe thì giải quyết được gì. Mỗi sở, ban ngành, mỗi quận huyện phải hỏi han, lắng nghe thường xuyên tâm tư, tình cảm của học viên để kịp thời điều chỉnh nhân lực của mình” - ông Thơ đề nghị.

Chất vấn GĐ Sở LĐ-TB-XH Quảng Ninh việc tai nạn lao động tăng

(Kiến Thức) - Những vụ tai nạn lao động gia tăng đã đẩy tỉnh Quảng Ninh đứng thứ 8 trong các địa phương để xảy ra các vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất cả nước.

Chất vấn GĐ Sở LĐ-TB-XH Quảng Ninh việc tai nạn lao động tăng
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, tính từ đầu năm 2016 đến ngày 1/12/2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra 37 vụ tai nạn lao động khiến 41 người tử vong. Trong đó, tai nạn lao động trong ngành than là 20 vụ, làm 23 người chết. TP Cẩm Phả là địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nhất tỉnh, tập trung vào lĩnh vực khai thác khoáng sản như than, đá.

Xót thương số phận các lao động trẻ em trên đất Mỹ

(Kiến Thức) - Trước khi có lệnh cấm sử dụng những lao động trẻ em năm 1938, các ông chủ ở Mỹ vẫn thuê các em nhỏ tuổi để làm việc.

Xót thương số phận các lao động trẻ em trên đất Mỹ
Xot thuong so phan cac lao dong tre em tren dat My
Hình ảnh xót xa hai lao động trẻ em làm việc tại một nhà máy dệt may ở Mỹ năm 1909. 

"Tuổi thơ bị đánh cắp" của lao động trẻ em Bangladesh

(Kiến Thức) - Những lao động trẻ em Bangladesh bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải làm những công việc cực nhọc và nguy hiểm để kiếm tiền.

"Tuổi thơ bị đánh cắp" của lao động trẻ em Bangladesh
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh
 Vì gia đình quá nghèo, nhiều em nhỏ ở Bangladesh đã phải làm việc trong các nhà máy để kiếm tiền. Những đứa trẻ thường phải làm công việc nguy hiểm với mức lương bèo bọt. Ảnh: Một lao động trẻ em Bangladesh chỉ khoảng 10 tuổi làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char, ngoại ô thủ đô Dhaka. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-2
Các em nhỏ làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char thường phải tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-3
 Lao động trẻ em ở Bangladesh thường được trả công thấp hơn người lớn và đa số chúng phải làm việc 12 tiếng một ngày. Đó là lý do vì sao hầu hết công nhân trong những nhà máy này đều là trẻ em. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-4
 Trong ảnh là Ali Hossain, một lao động trẻ em nữa ở Bangladesh. Được biết, Ali làm việc trong nhà máy bạc ở Keraniganj hầu như cả ngày lẫn đêm. Công việc nặng nhọc trong nhà máy đang tàn phá sức khỏe của em. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-5
Theo Luật Lao động năm 2006, độ tuổi lao động hợp pháp tối thiểu ở Bangladesh phải là 14 tuổi. Tuy nhiên, bé Asif (ảnh), 12 tuổi, đến từ Noakhali đã phải làm việc ít nhất 12 tiếng/ngày trong một nhà máy thuộc da ở Hazaribag, thủ đô Dhaka. Đây là cách để Asif có thể kiếm tiền nuôi bản thân và mẹ cậu bé. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-6
Rabbi cùng mẹ đang làm việc trong một nhà máy sản xuất nhựa ở Kamrangi Char. Vì quá nghèo nên mẹ của Rabbi đã xin ông chủ cho cậu bé được làm việc ở đây. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-7
 Không ít lao động trẻ em được thuê làm việc trên đường phố ở Bangladesh. Chúng thường là nạn nhân của những vụ tai nạn giao thông. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-8
 Trẻ em làm việc vất vả trong nhà máy gạch ở Bangladesh. Chúng chỉ được trả khoảng 100 đến 120 taka khi khuôn vác được khoảng 1.000 viên gạch. Ảnh: DW.
"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-9
Điều kiện làm việc tồi tệ trong nhà máy chì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của những lao động trẻ em như Rahim (ảnh). Ngoài ra, nhiều lao động trẻ em ở Bangladesh dễ là nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc, ngược đãi và lạm dụng tình dục. Ảnh: DW.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.