Vì sao Chủ tịch cùng 5 thành viên HĐQT Eximbank bị NHNN xử phạt?

Dù bị xử phạt hành chính, song 6 thành viên HĐQT Eximbank vẫn trì hoãn tổ chức đại hội cổ đông bất thường theo triệu tập của cổ đông chiến lược SMBC.

Ngân hàng Nhà nước ngày 20/8/2020 có công văn số 5979/NHNN-TTGSNH trả lời CTCP Thắng Phương về các nội dung doanh nghiệp này phản ánh tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Cụ thể, công ty Thắng Phương kiến nghị NHNN yêu cầu HĐQT Eximbank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường theo đề nghị của SMBC và/hoặc của nhóm cổ đông sở hữu từ 15% đến hơn 50% cổ phiếu Eximbank với đầy đủ nội dung và chương trình do nhóm cổ đông đề xuất.

Về nội dung này, NHNN cho biết cơ quan này ngày 22/10/2019 đã có văn bản số 4278/TTGSNH2 yêu cầu HĐQT, Ban kiểm soát Eximbank thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn để xem xét, xử lý việc triệu tập ĐHĐCĐ bất thường theo yêu cầu của cổ đông chiến lược SMBC theo đúng quy định pháp luật, điều lệ Eximbank và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đảm bảo tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông SMBC nói riêng và cổ đông Eximbank nói chung.

Đối với việc HĐQT, BKS không triệu tập ĐHĐCĐ bất thường theo đúng quy định pháp luật, trước đó, vào tháng 12/2019, NHNN đã ban hành 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi "Không tổ chức hoặc tổ chức ĐHĐCĐ không đúng quy định" đối với 6 cá nhân là thành viên HĐQT Eximbank, bao gồm các ông Cao Xuân Ninh, Lê Văn Quyết, Ngô Thanh Tùng, Nguyễn Quang Thông, Lê Minh Quốc và Yasuhiro Saitoh.

Đồng thời, NHNN ngày 5/12/2019 cũng đã có công văn số 9533/NHNN-TTGSNH phê bình Trưởng BKS và các thành viên BKS Eximbank trong việc chưa thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm được giao liên quan đến việc triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường theo yêu cầu của cổ đông chiến lược SMBC.

Việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường đang là một "điểm nghẽn" tại Eximbank, là khác biệt cơ bản trong ý chí của các nhóm cổ đông, và tất nhiên, là cả HĐQT.

Trong khi ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 sẽ bầu mới HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2020-2025, thì ĐHĐCĐ bất thường do SMBC triệu tập từ năm ngoái lại đặt vấn đề thanh lọc HĐQT thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm và miễn nhiệm ngay lập tức đối với các thành viên không đủ uy tín.

Ở bối cảnh hiện tại, có thể coi có hai nhóm cổ đông đối lập ở Eximbank, là nhóm ủng hộ SMBC và nhóm xoay quanh một đại gia hàng đầu trong lĩnh vực lắp ráp, phân phối ô tô ở miền Bắc.

Nhóm SMBC được cho là có quá bán cổ phần Eximbank, thể hiện rõ qua tỷ lệ tham dự ĐHĐCĐ bất thường ngày 30/6 vừa qua, dù vậy, lại chỉ có 3 "ghế" ủng hộ trong HĐQT 9 người của Eximbank. 6 vị trí còn lại - đều đã bị NHNN xử phạt, sẽ không bất ngờ nếu là những người "nghiêng" hẳn về nhóm đại gia ô tô, dù nhóm cổ đông này yếu thế hơn đáng kể về tỷ lệ cổ phần nắm giữ.

Thực tế có phần "tréo ngoe" đang diễn ra tại Eximbank, là nhóm cổ đông có thực lực lại không có tiếng nói trong HĐQT, và ngược lại. Điều này giải thích tại sao 6 thành viên HĐQT dù bị xử phạt và tiếp tục có nguy cơ bị phạt song vẫn liên tục trì hoãn tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, trong khi nhóm SMBC chỉ chấp thuận tổ chức Đại hội bất thường rồi mới tổ chức Đại hội thường niên.

Vi sao Chu tich cung 5 thanh vien HDQT Eximbank bi NHNN xu phat?
 

Tranh chấp giữa các nhóm cổ đông rõ ràng đang kéo Eximbank thụt lùi. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhà băng này mới tổ chức thành công duy nhất một kỳ đại hội, các kế hoạch kinh doanh, chiến lược quan trọng bởi vậy đều chưa được thông qua.

Nên nhớ, Eximbank trong hơn 1 năm qua không có người đại diện theo pháp luật, việc tạm ứng thù lao cho HĐQT, BKS cũng bị cổ đông tố cáo là trái pháp luật khi chưa được ĐHĐCĐ chấp thuận.

Trong bối cảnh đó, rõ ràng Eximbank đang rất cần một kỳ đại hội cổ đông, có thể lúc này không còn phân biệt thường niên hay bất thường, để giải quyết tất cả các vướng mắc từ trước đến nay.

Sau hai lần bất thành, Đại hội thường niên lần 3 dự kiến diễn ra ngày 17/8 vừa qua tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ một kỳ Đại hội như vậy. Tuy nhiên HĐQT Eximbank, với lý do dịch bệnh, đã hoãn vô thời hạn Đại hội thường niên, và tất nhiên, là cả Đại hội bất thường, dù nhiều sự kiện lớn, quan trọng vẫn được tổ chức tại Hà Nội vào cùng thời điểm.

Thời gian càng kéo dài, nhóm cổ đông yếu thế càng thêm hi vọng phá vỡ liên minh SMBC, đồng thời tiếp tục kiểm soát Eximbank. HĐQT nhà băng này, cần biết rằng, trong nửa cuối năm ngoái và nửa đầu năm nay đã ban hành tới hơn 500 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết quan trọng, như Nghị quyết 231 đã được Người Đưa Tin Pháp luật phân tích trước đó.

Cũng trong công văn gửi Công ty Thắng Phương, NHNN cho biết việc thanh tra pháp nhân Eximbank được tiến hành từ cuối năm ngoái, hiện đang trong quá trình tổng hợp kết quả và kết luận sẽ được ban hành, công bố theo đúng quy định.

Về việc Công ty Thắng Phương kiến nghị NHNN chỉ phê duyệt danh sách Thành viên HĐQT do cổ đông đề cử để tôn trọng đầy đủ quyền cổ đông, NHNN khẳng định việc đề cử, ứng cử, thông qua danh sách nhân sự cần thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ và quy định nội bộ của Eximbank.

Trước đó, Eximbank ngày 29/5/2020 có công văn gửi NHNN đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự bầu vào HĐQT khoá mới, trong đó tới 6/10 vị trí do HĐQT nhiệm kỳ hiện tại đề cử.

Trong HĐQT 10 người ban đầu của Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020 cũng có tới 5 vị trí do HĐQT nhiệm kỳ cũ đề cử. Các thành viên "0 đồng", không đại diện cho quyền lợi của cổ đông bị cho là một trong những yếu tố gây nên bất ổn nhiều năm qua tại Eximbank. 

Eximbank đặt kế hoạch 2020 lãi trước thuế 2.400 tỷ, xin gia hạn loạt báo cáo

(Vietnamdaily) - Mặc dù chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 nhưng Eximbank đã đưa ra những chỉ tiêu cho năm 2020 với lợi nhuận trước thuế 2.400 tỷ đồng.

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) vừa ban hành dự thảo báo cáo trình đại hội cổ đông thường niên về kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng tài sản 190.000 tỷ đồng, huy động vốn 161.000 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng dự kiến 127.345 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1,8%. Lợi nhuận trước thuế và trước trích bổ sung dự phòng tất toán trái phiếu VAMC là 2.400 tỷ đồng.

Quyền Tổng giám đốc Eximbank nói về ĐHCĐ lần 2 bất thành: Nhiều việc lực bất tòng tâm

(Vietnamdaily) - Sáng 29/7, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 lần 2 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) không thể diễn ra do chỉ có 142 cổ đông, đại diện cho 42,57% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.

Việc đại hội đồng cổ đông thất bại khiến nhiều cổ đông bày tỏ quan điểm bức xúc với ban lãnh đạo Eximbank khi quá lãng phí.

Ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng giám đốc Eximbank cho biết, HĐQT và ban điều hành đang cố hết sức để làm ổn định, nhưng nhiều việc lực bất tòng tâm và cần thêm thời gian.

Ông Vinh cũng tiết lộ, đến ngày hôm nay các chỉ số hoạt động của ngân hàng hết sức ổn định, trong đó chỉ số CAR theo Thông tư 41 là 11,7%, các chỉ số về huy động - cho vay thì giống như các ngân hàng khác đều giảm so với đầu năm. Nhưng cơ bản các hoạt động về thanh khoản, kiểm soát nợ xấu đều hoạt động ổn định. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng là 555 tỷ đồng.

Quyen Tong giam doc Eximbank noi ve DHCD lan 2 bat thanh: Nhieu viec luc bat tong tam-Hinh-2
Tân Chủ tịch và Quyền Tổng giám đốc Eximbank trao đổi với cổ đông sáng 29/7.

Theo Luật Doanh nghiệp, tối đa 20 ngày nữa Eximbank sẽ tổ chức đại hội lần 3 và lần này sẽ không bị khống chế về tỷ lệ tham dự.

Trước ngày tổ chức đại hội cổ đông thường niên này, ngày 27/7, ông Hoàng Đôn Hùng, người đại diện theo uỷ quyền của một cổ đông Eximbank có đơn tố cáo nhà băng này gửi Thống đốc NHNN và Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 và công bố thông tin

Theo ông Hùng, trong thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên lần 2 dự kiến diễn ra vào ngày 29/7, Eximbank yêu cầu cổ đông phải xuất trình bản chính thông báo mời họp, nếu không, việc đăng ký tham dự sẽ do Ban kiểm tra tư cách cổ đông xem xét.

Cùng với đó, trường hợp cổ đông uỷ quyền thì người được uỷ quyền cũng phải xuất trình được bản chính thông báo mời họp và giấy uỷ quyền có dấu mộc đỏ của Eximbank.

Người làm đơn tố cáo khẳng định các yêu cầu này của Eximbank là trái pháp luật, Điều lệ ngân hàng, ngăn cản việc dự họp - quyền và lợi ích căn bản nhất của cổ đông.
"Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông cho cổ đông là nghĩa vụ của Eximbank và tham dự họp là quyền của cổ đông. Khi thực hiện quyền này cổ đông chỉ cần chứng minh có quyền dự họp, cụ thể là có tên trong danh sách chốt cổ đông có quyền dự họp", theo đơn tố cáo.
Ngoài ra, người tố cáo dẫn một bài báo đưa tin các thành viên HĐQT Eximbank gồm Cao Xuân Ninh, Nguyễn Quang Thông, Lê Minh Quốc, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết và Saitoh đã bị cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử phạt do không tôn trọng quyền của cổ đông nước ngoài SMBC. 
Ông Hoàng Đôn Hùng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán thụ lý đơn tố cáo, xem xét các dấu hiệu sai phạm nêu trên, đồng thời buộc Eximbank công bố thông tin về việc một số thành viên HĐQT bị xử phạt hành chính. 
Quyen Tong giam doc Eximbank noi ve DHCD lan 2 bat thanh: Nhieu viec luc bat tong tam-Hinh-3
 Khá ít cổ đông tham dự đại hội lần 2 sáng 29/7
Đại hội thường niên của Eximbank dự kiến bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, thì Đại hội bất thường do cổ đông chiến lược SMBC triệu tập lại đặt vấn đề thanh lọc Hội đồng quản trị, giảm bớt số lượng thành viên. 
Trước đó, ngày 25/6, Eximbank cũng đã có quyết định chấp thuận ông Cao Xuân Ninh từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và bầu chọn ông Yasuhiro Saitoh, Phó Chủ tịch HĐQT (đang nắm 15% vốn tại Eximbank) đảm nhiệm chức danh Chủ tịch.

Kế hoạch lợi nhuận năm 2020 đạt 1.318 tỷ

Về kế hoạch kinh doanh năm 2020, Eximbank dự kiến lợi nhuận trước thuế và trích bổ sung dự phòng tất toán trái phiếu VAMC đạt 1,918 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận trước thuế là 1,318 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019.

Tổng tài sản dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 176,000 tỷ đồng, tương đương tăng 5% so với năm 2019. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147,800 tỷ đồng, tăng 6%. Tập trung xử lý nợ xấu, nợ quá hạn để duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Dư nợ cấp tín dụng đến cuối năm 2020 dự kiến đạt 122,275 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019, số dư nợ trên đã bao gồm dư nợ vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, Eximbank sẽ xin phép Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Eximbank cũng sẽ tập trung xử lý nợ đã bán cho VAMC, đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC vào năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của NHNN.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.