Vì sao cây lá lại vàng vào mùa thu?

(Kiến Thức) - Thông thường lá cây chuyển màu vàng và rụng là do đặc tính của chu kỳ sinh học. Thời điểm để lá cây chuyển màu vàng ở các vùng khí hậu khác nhau là khác nhau.

Vì sao cây lá lại vàng vào mùa thu?
Hỏi: Vì sao cứ vào mùa thu thì cây lá lại vàng? - Nguyễn Ánh Tuyết (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
ThS Lê Văn Thông, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Thông thường lá cây chuyển màu vàng và rụng là do đặc tính của chu kỳ sinh học. Thời điểm để lá cây chuyển màu vàng ở các vùng khí hậu khác nhau là khác nhau. 
Ở Việt Nam, mùa thu không phải là mùa rụng lá của cây mà là mùa đông. Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và khô, lá cây cũng chuyển đổi theo. Khi đó, chất anthocyanin bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá sẽ trở nên ít đi, lá cây chuyển màu và rụng. Quá trình quang hợp ánh sáng trong lá càng diễn ra lâu bao nhiêu thì lượng chất dinh dưỡng được dự trữ để sử dụng càng nhiều bấy nhiêu. 
Trên thế giới cũng có những nghiên cứu cho rằng, ở những nơi đất thấp giàu dinh dưỡng thì lá cây chuyển vàng vào mùa thu, còn những vùng đất cao khô cằn thì lá cây chuyển sang màu đỏ. 

Lá cây gì lớn nhất thế giới?

Lá cây gì lớn nhất thế giới?
Ánh nắng chiếu qua chiếc lá Gunnera Manicata khổng lồ (cây Đại hoàng) tại Sheffield Park Garden, 16/10/2012.
Ánh nắng chiếu qua chiếc lá Gunnera Manicata khổng lồ (cây Đại hoàng)
tại Sheffield Park Garden, 16/10/2012. 

ThS Trịnh Thanh Sơn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Đến nay thì chiếc lá cây lớn nhất thế giới được tìm thấy tại Vương quốc Anh là lá cây đại hhoàng. Chiếc lá cây khổng lồ này ở làng Abbotsbury, quận Dorset có thể được ghi vào sách kỷ lục thế giới vì có đường kính lên tới 3,4m.

Nhiều người cho rằng, thời tiết ẩm ướt bất thường vào mùa hè ở Vương quốc Anh đã giúp cho loại cây trên phát triển ngoại cỡ, lớn hơn mức bình thường. Những cây già thường có lá to hơn cây non nhưng to đến mức nhiều người có thể trú ẩn dưới chiếc lá khi trời mưa là một ngoại lệ. Cùng là loại cây này nhưng sống ở vùng khác thì lại không được lớn như vậy.

TIN ĐỌC NHIỀU:

Độc: Lá cây sản xuất điện cho... cả thế giới

Độc: Lá cây sản xuất điện cho... cả thế giới
 

Lá nhân tạo của Nocera thực chất là một màng silicon chống thấm được bao bọc bởi những chất xúc tác có khả năng dùng ánh sáng Mặt Trời để phân chia nước thành khí hydro và oxy. "Về cơ bản, nó bắt chước phản ứng quang hợp của cây cối", Nocera cho biết. Khí hydro và oxy mà lá nhân tạo tạo ra sẽ nổi lên mặt nước dưới dạng bong bóng rồi được chuyển thành nhiên liệu để sản xuất điện.

Theo tính toán của Nocera, chỉ cần 1,5 chai nước và ánh sáng Mặt Trời, người ta cũng có thể sản xuất đủ điện cho một ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, giá của lá nhân tạo khá cao, do đó không phải ai cũng có cơ hội sở hữu thiết bị độc đáo này. Nocera hy vọng ông sẽ giảm được giá của sản phẩm sau một thời gian nghiên cứu nữa.

TIN LIÊN QUAN:
TIN ĐỌC NHIỀU

5 sinh vật bạn không muốn sống cùng

(Kiến Thức) - Cơ thể chúng ta là một khối hoàn hảo. Tuy nhiên, đôi lúc chúng vẫn phải đón nhận những vị khách không mời.

5 sinh vật bạn không muốn sống cùng
Ốc sên. Tháng 8 này, một cậu bé 4 tuổi ở hạt Orange đã phát hiện ra một điều khủng khiếp: một chú ốc sên trong đầu gối mình. Trước đó, cậu bé này đã đi dã ngoại cùng gia đình. Chú bị rách đầu gối. Bố mẹ chú bé đã kịp băng bó lại chân cho chú bé, nhưng chỉ sau khi một quả trứng ốc sên tìm thấy đường vào đầu gối chú bé. Vài ngày sau, vết thương bị mưng mủ và mẹ cậu bé phát hiện ra chú ốc sên này. Chú ta đã sống được 1 ngày trong chân của chú bé, trước khi bị tống cổ ra ngoài!
 Ốc sên. Tháng 8 này, một cậu bé 4 tuổi ở hạt Orange đã phát hiện ra một điều khủng khiếp: một chú ốc sên trong đầu gối mình. Trước đó, cậu bé này đã đi dã ngoại cùng gia đình. Chú bị rách đầu gối. Bố mẹ chú bé đã kịp băng bó lại chân cho chú bé, nhưng chỉ sau khi một quả trứng ốc sên tìm thấy đường vào đầu gối chú bé. Vài ngày sau, vết thương bị mưng mủ và mẹ cậu bé phát hiện ra chú ốc sên này. Chú ta đã sống được 1 ngày trong chân của chú bé, trước khi bị tống cổ ra ngoài!
Ấu trùng ruồi ăn thịt. Đầu năm nay, du khách người Anh Rochelle Harris trở về sau một chuyến đi Peru, nhưng cảm giác thật tồi tệ. Cô bắt đầu cảm giác đau đầu, đau cùng cực ở vùng mặt và thậm chí là bị chảy mủ từ một bên tai. Cô thậm chí còn nghe được tiếng xước. Và nguyên nhân là trong tai của cô có một con sâu ăn thịt-hay đúng hơn là ấu trùng của loài ruồi Cochliomyia hominivorax. Hóa ra là trước đó, cô đã bị nhiều con ruồi làm phiền trong chuyến đi chơi Peru.
 Ấu trùng ruồi ăn thịt. Đầu năm nay, du khách người Anh Rochelle Harris trở về sau một chuyến đi Peru, nhưng cảm giác thật tồi tệ. Cô bắt đầu cảm giác đau đầu, đau cùng cực ở vùng mặt và thậm chí là bị chảy mủ từ một bên tai. Cô thậm chí còn nghe được tiếng xước. Và nguyên nhân là trong tai của cô có một con sâu ăn thịt-hay đúng hơn là ấu trùng của loài ruồi Cochliomyia hominivorax. Hóa ra là trước đó, cô đã bị nhiều con ruồi làm phiền trong chuyến đi chơi Peru.

Đọc nhiều nhất

Tin mới