Vì sao các vị vua nhà Nguyễn không lập Hoàng hậu?

Sử sách có ghi chép, từ thời vua Minh Mạng trở đi, các vua kế vị sau đều không lập vợ mình ngôi Hoàng hậu khi tại vị, vì sao?

Sử sách có ghi chép, từ thời vua Minh Mạng trở đi, các vua kế vị sau đều không lập vợ mình ngôi Hoàng hậu khi tại vị, trừ trường hợp bà Hoàng hậu Nam Phương thời vua Bảo Đại. Liệu đây là quyết định của riêng nhà vua hay là một nguyên tắc phải tuân theo?
Vì sao các vị vua nhà Nguyễn không lập Hoàng hậu?
Có một thực tế, triều Nguyễn tồn tại 143 năm, qua 13 đời vua trị vì nhưng chỉ có hai vị hoàng hậu được sắc phong, đó là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu và Hoàng hậu Nam Phương thời vua Bảo Đại. Điều này có nghĩa là kể từ thời vua Minh Mạng (vị vua thứ 2 của triều Nguyễn) trở đi, các vua kế vị sau đều không lập Hoàng hậu khi tại vị. Các bà vợ của vua chỉ được sách phong làm phi, tần và ngôi cao nhất là Hoàng quý phi.
Vi sao cac vi vua nha Nguyen khong lap Hoang hau?
Chân dung vua Gia Long
Một số nhà sử học cho rằng, Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn vì không muốn chia sẻ quyền lực cho ai, hoặc lo sợ người ngoài lấn át quyền lực nên đã đặt ra lệ “Tứ bất lập” là không lập Hoàng hậu, không phong Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không phong Vương. Thế nhưng, thực tế là cho đến nay người ta vẫn chưa thể tìm ra văn bản nào quy định điều đó.
Mặt khác, vua Gia Long đã tấn phong ngôi Hoàng hậu cho bà Tống Thị Lan (tức Thừa Thiên Cao Hoàng hậu), mẹ của Hoàng tử Cảnh và Hoàng tử Chiêu ngay khi ông còn tại vị. Sách Đại Nam thực lục cho biết, năm Bính Dần (1806), mùa Thu, tháng 7, ngày Kỷ Mùi, vua sách lập vương hậu Tống Thị Lan làm Hoàng hậu... Ngày Quý Hợi, vua ngự ở điện Thái Hòa nhận lễ mừng, hạ chiếu bố cáo trong ngoài…
Như vậy, bà Tống Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu sau lễ lên ngôi Hoàng đế Gia Long chỉ có 2 tháng (vua lên ngôi vào ngày Kỷ Mùi, tháng 5, năm Bính Dần). Do đó, không thể khẳng định vua Gia Long đã đặt ra lệ bất lập Hoàng hậu như một số giả thuyết.
Thực tế vua Minh Mạng có rất nhiều phi tần nhưng chưa lập ai làm Hoàng hậu. Trong lời dụ của mình vua giải thích rằng: “… ngôi chủ quỹ trong cung (chỉ người vợ cả – hoàng hậu) còn để trống để đợi đức hiền”. Ngôi vị Hoàng hậu để trống để “đợi đức hiền” nhưng cho đến hết đời vua Minh Mạng cũng không tìm thấy ai đủ đức để ngồi vào vị trí này.
Sách “Quốc sử di biên” của Thám hoa Phan Thúc Trực có ghi chép lý do vua tìm không được người làm Hoàng hậu: Chính cung húy Kiều, con gái doanh tượng quan chưa có con, đệ nhị cung húy Hinh là con gái Lê Tông Chất. Có lần, vua hơi se mình, chính cung cùng đệ nhị cung cùng đi cầu đảo ở chùa Thiên Mạc (Thiên Mụ). Nhị cung nói rằng: “Nếu đắc tội với trời, thì cầu đảo vào đâu được”. Đến lúc vua khỏi, chính cung đem câu nói ấy, tâu với vua. Vua giận lắm! Cho nên, ngôi hoàng hậu vẫn để trống bàn mãi không định được.
Như vậy thì việc vua Minh Mạng không lập Hoàng hậu là vì không tìm được người như ý mình, chứ không đưa ra lệ không lập Hoàng hậu, cũng không có ý chỉ nào truyền lại các đời sau không được lập Hoàng hậu.
Vi sao cac vi vua nha Nguyen khong lap Hoang hau?-Hinh-2
Hậu cung triều Nguyễn. Nguồn ảnh: internet
Đến đời Thiệu Trị, vua ở ngôi 7 năm, cũng theo vua cha, phải thấy có người đủ đức mới lập Hoàng hậu, đến cuối đời định lập Quý phi Phạm Thị Hằng làm Hoàng hậu nhưng không kịp. Sách “Đại Nam liệt truyện” ghi chép lại rằng: “Đến khi vua gần mất, mọi việc về sau, đều dặn dò ủy thác cho hậu. Lại diện dụ các quan rằng: Quý phi là nguyên phối (vợ cả) của trẫm, là người Phước đức hiền minh, giúp ta coi công việc trong cung cấm đã 7 năm. Nay ý trẫm muốn sách lập làm hoàng hậu chính ngôi trong cung, tiếc vì việc không làm kịp mà thôi”.
Vua Minh Mạng và Thiệu Trị không lập Hoàng hậu, các Vua sau này cũng không lập Hoàng hậu, vì không dám chắc những phi tần này có đức hạnh cao hơn để xứng đáng được phong Hoàng hậu hay không. Bà Hồ Thị Chỉ được coi là chính thất của vua Khải Định cũng chỉ được phong đến bậc n Phi (Đệ nhị giai phi).
Vị Hoàng hậu cuối cùng của nước Việt Nam
Đến thời Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng (1926 - 1945) lên ngôi năm Ất Sửu (1426) thì đến năm Giáp Tuất (1934) cưới Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong ngay cho bà là Nam Phương hoàng hậu. Việc tấn phong đó rõ ràng không phạm đến quy định của triều đình.
Một vài ý kiến cho rằng các vua kế vị không lập hoàng hậu là do không dám vượt tiền lệ của vua Minh Mạng. Theo tác giả Lê Nguyễn trong cuốn Nhà Nguyễn và những vấn đề lịch sử: “Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và các vua kế vị không tuyên phong hoàng hậu không xuất phát từ một tiền lệ nào cả, đơn giản vì các ngài chưa tìm được người xứng đáng để đưa vào ngôi vị này, hoặc chưa đến lúc cần làm việc đó. Một hậu duệ của các ngài là vua Bảo Đại vẫn đường hoàng tấn phong Nam Phương Hoàng hậu mà đâu cần một sự phá lệ nào”.

Độc đáo thú tiêu khiển dịp Tết của vua chúa triều Nguyễn

Tết Nguyên đán là lễ quan trọng nhất trong năm. Theo đó, các vua chúa Việt có những quy định về việc đón Tết trong hoàng cung. Trong đó, các trò chơi ngày Tết của nhà vua, thân vương, quan lại được nhiều người quan tâm.

Độc đáo thú tiêu khiển dịp Tết của vua chúa triều Nguyễn
Theo mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên, công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán trong hoàng cung triều Nguyễn kéo dài cả tháng và bắt đầu từ rất sớm.

Vị trọng thần nào trải qua 6 triều vua nhà Nguyễn?

Ngày nay, ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị), dù một số xã đổi tên, nhưng hỏi đến làng Bích La Đông (xã Triệu Thành) rất nhiều người biết. Đây là một trong những làng phát tích nhiều bậc khoa bảng, danh thần, tướng lĩnh, các nhà chính trị kiệt xuất.

Vị trọng thần nào trải qua 6 triều vua nhà Nguyễn?

Họ Lê ở Bích La Đông có 4 chi: Lê Văn, Lê Bá, Lê Cảnh, Lê Mậu. Vào thời Lê Trung Hưng, tướng Lê Cảnh Sắc cùng các văn quan, võ tướng trong họ (đủ cả Lê Văn, Lê Bá, Lê Mậu) được lệnh vào trấn nhậm Thuận Hoá (lúc đó gồm Quảng Trị, một phần của Thừa Thiên).

Có sách chép rằng 4 vị họ Lê chủ chốt quê gốc ở làng Hoa Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Ảnh “quý như vàng” về các vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam

Nhà Nguyễn thành lập năm 1802 sau khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế. Dưới đây là ảnh chụp một số vị vua nhà Nguyễn.

Ảnh “quý như vàng” về các vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam
Anh “quy nhu vang” ve cac vi vua cuoi cung trong lich su Viet Nam
 Vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh năm 1762 mất năm 1820. Ông lên ngôi vào năm 1802 ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế ngày nay), lập ra vương triều nhà Nguyễn. Vào năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta thành Việt Nam. Vua Gia Long là một trong 13 vị vua nhà Nguyễn

Đọc nhiều nhất

Tin mới