Vì sao Bộ trưởng GTVT lý giải "giá BOT" thay vì thu "phí BOT"?

(Kiến Thức) - Xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước. Khi chuyển qua giá thì mình mới có thể giảm giá để cân đối phương án tài chính, còn phí muốn thay đổi sẽ rất chậm…

Vì sao Bộ trưởng GTVT lý giải "giá BOT" thay vì thu "phí BOT"?
BOT “nóng” là sản phẩm của giai đoạn trước để lại
Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội sáng ngày 22/5, Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể cho rằng, thời gian qua vấn đề trạm thu giá BOT là việc hết sức nóng.
Có thể nói, vấn đề BOT chưa lúc nào nóng như năm 2017. Tuy nhiên, rõ ràng đây là sản phẩm của giai đoạn trước. Bộ trưởng thừa nhận thừa nhận nếu giải quyết không ổn thoả thì sẽ dẫn đến dư luận quốc tế, dư luận trong nước không tốt, việc đầu tư sẽ gặp khó khăn.
“Nhờ chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ GTVT tham mưu để ổn định tình hình các trạm thu giá BOT. Đến thời điểm này, tình hình các trạm BOT tương đối ổn định”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Vi sao Bo truong GTVT ly giai
 Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Nói về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng, trước mắt sẽ tập trung giải quyết những vấn đề hiện đang tồn tại liên quan đến từng trạm thu giá BOT cụ thể.
Lâu dài, Bộ sẽ tập trung triển khai dự án trên các đường song hành, không làm ở đường độc đạo. Bên cạnh đó, Bộ GTVT sẽ duy tu, sửa chữa các tuyến đường hiện có để tuyến nào còn dùng được sẽ phát huy hiệu quả.
Vì sao gọi “thu giá” mà không phải “thu phí” BOT?
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã nói về việc đổi tên "trạm thu phí BOT" thành "trạm thu giá BOT".
“Giờ xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước, liên quan tới HĐND, Quốc hội quyết định. Cơ chế mình điều chỉnh cho hợp lý. Khi chuyển qua giá thì mình mới có thể giảm giá để cân đối phương án tài chính, còn phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm. Đây là cơ chế của Chính phủ quy định thôi. Việc chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không có gì khác Chẳng qua là mình linh động hơn rất nhiều”, Bộ trưởng Thể nói.
“Đây là do Nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ một sản phẩm người ta sản xuất trong nhà máy ra thì họ ấn định giá bán và đây là một sản phẩm của doanh nghiệp. Cái này quy định của Nghị định chứ không phải mình tự đặt ra. Bây giờ sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh.
Ví du, dự án BOT, doanh nghiệp bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án hoàn vốn mình cũng phải căn cứ vào phương án hoàn vốn đó cho phép. Nhà nước cố gắng điều chỉnh làm sao cho thấp nhất, tạo điều kiện cho xã hội. Hiện nay mình điều chỉnh trạm thu giá nào có điều kiện đều giảm toàn bộ xuống mức thấp nhất để hỗ trợ chi phí người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.

Đường lún và ổ gà trên hai tuyến BOT 1.800 tỷ đồng

Hai dự án BOT ở Sóc Trăng, Bạc Liêu được đầu tư khoảng 1.800 tỷ đã đưa vào sử dụng nhưng đường còn chờ lún, xuất hiện nhiều ổ gà.

Đường lún và ổ gà trên hai tuyến BOT 1.800 tỷ đồng
Duong lun va o ga tren hai tuyen BOT 1.800 ty dong

Hơn hai tháng rưỡi trước, trạm thu phí tại Km 2123 + 250 trên quốc lộ 1 đã chính thức hoạt động lúc 0h ngày 1/6. Trạm đặt tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) thuộc Dự án đầu tư công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 2118 + 600 đến Km 2127 + 320,75 và xây dựng tuyến đường tránh TP Sóc Trăng theo hình thức BOT. 

BOT là mảnh đất màu mỡ cho nhóm lợi ích “tay không bắt giặc“

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, một số nhà đầu tư BOT “tay không bắt giặc”, trúng thầu không làm gì, chỉ đem bán lại dự án và nhận một khoản chênh lệch.

BOT là mảnh đất màu mỡ cho nhóm lợi ích “tay không bắt giặc“
Bên lề buổi Tọa đàm khoa học các dự án hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) - Chính sách và giải pháp, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng: “Chủ trương phát triển hạ tầng bằng các dự án BOT sử dụng vốn xã hội là cần thiết.

BOT là gì mà được quyền đặt vị trí bất hợp lý?

(Kiến Thức) - BOT là gì mà được quyền đặt vị trí bất hợp lý? Quyền lợi người dân bị xâm phạm khi không đi vào đường BOT vẫn bị thu phí?

BOT là gì mà được quyền đặt vị trí bất hợp lý?

Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, BOT  (xây dựng, vận hành, chuyển giao) là một chủ trương đúng đắn để huy động nguồn lực xã hội vào công cuộc hiện đại hóa hạ tầng giao thông ở nước ta. Tuy nhiên, sau nhiều bất cập nóng xảy ra ở BOT Bến Thủy, Cai Lậy cũng như không ít trạm thu phí BOT trên cả nước, mặt trái của các dự án BOT cũng dần lộ diện.

Nguyên nhân đều xuất phát từ xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và đối tượng phải thu phí là người dân.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.