Vì sao Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều?

(Kiến Thức) - Việc Bắc Kinh đem quân áp sát biên giới Trung-Triều phải chăng chỉ là một biện pháp dự phòng hay là một thông điệp đe dọa nào đó gửi đến Bình Nhưỡng?

Vì sao Bắc Kinh đem quân áp sát  biên giới Trung-Triều?
Ngay cả khi Hàn-Triều đang phán cấp cao ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm để tháo ngòi xung đột, Trung Quốc vẫn chuẩn bị cho mình một kịch bản riêng đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên. Trong kịch bản đó có việc Bắc Kinh đem quân áp sát  biên giới Trung-Triều.
Vi sao Bac Kinh dem quan ap sat  bien gioi Trung-Trieu?
Pháo chống tăng tự hành PTZ-89 của Trung Quốc.
Cuối tuần trước, các phương tiện truyền thông, mạng  xã hội Trung Quốc đã đua nhau tung ảnh xe tăng, vũ khí hạng nặng di chuyển qua các con đường của thành phố Yanji ở tỉnh Cát Lâm nằm trên biên giới Trung –Triều.
Một mạng xã hội ở Trung Quốc  đăng hình ảnh một đoàn tàu chở pháo tự hành, với chú thích là để tham gia lễ duyệt binh sắp tới ở Bắc Kinh. Khá trùng hợp là bức ảnh lại lại rất giống với những bức ảnh được chụp ở thành phố Yanji.
Sau khi phân tích những bức ảnh được đăng tải, NK News cho biết đây là một lữ đoàn cơ giới được trang bị pháo chống tăng tự hành PTZ-89  (Type 89), pháo phòng không tự hành  PGZ-95  (Type 95 SPAAA) và pháo tự hành cỡ nòng 155 mm”.
Vi sao Bac Kinh dem quan ap sat  bien gioi Trung-Trieu?-Hinh-2
Một đoàn tàu chở pháo tự hành được nhìn thấy ở thành phố Yanji ở tỉnh Cát Lâm nằm trên biên giới Trung-Triều.
Chuyên gia Kim Min-seok của Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Triều Tiên nói với NK News rằng Trung Quốc thường đưa các lực lượng bổ sung tăng cường cho khu vực biên giới khi xảy ra căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên. Ông Kim Min-seok  nói: "Trong khi xảy ra vụ Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010 và sau cuộc thanh trừng ‘nhân vật số 2’ Jang Song Thaek năm 2013, nhiều đơn vị lớn của Trung Quốc đã được đưa tới khu vực biên giới Trung-Triều để đề phòng bất trắc”.
Các nhà phân tích của NK News cũng cho rằng với việc đem xe tăng, trọng pháo đến sát biên giới Trung-Triều, Bắc Kinh muốn để gửi một thông điệp đến Bình Nhưỡng rằng “chớ có làm điều gì quá đáng”.
Đáng chú ý là  các bức ảnh Trung Quốc dồn quân đến sát biên giới Trung-Triều được tung lên các  phương tiện truyền thông và mạng xã hội đúng vào lúc đàm phán cấp cao liên Triều đang diễn ra.  Có ý kiến cho rằng đây chính là sức ép mà Trung Quốc tạo ra để đàm phán cấp cao liên Triều đi đến kết quả mong muốn.
Nếu quả thực việc Trung Quốc đem quân đến biên giới để đe dọa Bình Nhưỡng vào lúc đàm phán liên Triều, thì tiếng gầm rú của xe tăng xem ra lại khá êm tai đối với Hàn Quốc.
Mới đây, Seoul đã thông báo rằng Tổng thống Park Geun-hye sẽ đến Bắc Kinh tham dự  lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, bất chấp có tin nói Mỹ đã thúc ép bà hủy bỏ chuyến đi này. Có lẽ, bà Park Geun-hye hy vọng  Bắc Kinh sẽ đáp lại “tấm thịnh tình” bằng cách hối thúc Triều Tiên giảm quy mô căng thẳng. Thông báo về chuyến đi Bắc Kinh của Tổng thống Park Geun-hye  được đưa ra vào ngày 20/8, ngay sau khi xảy ra vụ đọ pháo qua biên giới Hàn-Triều.
Ngày hôm sau (21/8), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng về căng thẳng trênBán đảo Triều Tiên và  nói rằng Bắc Kinh  "quan ngại sâu sắc về những gì đã xảy ra gần đây” trên Bán đảo Triều Tiên và "phản đối mọi hành động có thể leo thang căng thẳng. Bà Hoa Xuân Oánh thúc giục" các bên liên quan giữ bình tĩnh và tự kiềm chế”.

Quan hệ Trung-Triều: Ngày càng phai nhạt?

Quan hệ Trung-Triều: Ngày càng phai nhạt?
Quan hệ Trung-Triều bắt đầu phai nhạt dưới thời Kim Jong-un.
 Quan hệ Trung-Triều bắt đầu phai nhạt dưới thời Kim Jong-un.

Một phái đoàn quan chức cấp cao Trung Quốc do ông Lý Kiến Quốc (Li Jianguo) - Ủy viên Bộ Chính trị, dẫn đầu đã đến thăm Tháp Hữu nghị ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên hồi tháng 11 năm ngoái. Trong chuyến thăm này, ông Lý Kiến Quốc đã mang theo một bức thư của nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc là tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi ông Kim Jong-un. Bức thư chứa đựng một thông điệp đơn giản: Đừng phóng tên lửa đạn đạo.

Quan hệ Trung-Triều đang “xuống cấp”

Quan hệ Trung-Triều đang “xuống cấp”
Quan hệ Trung-Triều đang xuống cấp một phần vì vụ bắt tàu cá, đòi tiền chuộc.
 Quan hệ Trung-Triều đang xuống cấp một phần vì vụ bắt tàu cá, đòi tiền chuộc.

Một trong những biểu hiện cho thấy sự xuống cấp của quan hệ Trung-Triều là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đòi siết chặt các biện trừng phạt Triều Tiên.

Hiểm họa IS đã hiển hiện ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Các quan chức tình báo nói rằng hiểm họa IS hiển hiện rõ ràng ở Đông Nam Á và còn nguy hiểm gấp bội tổ chức khủng bố Jemaah Islamiah (JI).

Hiểm họa IS đã hiển hiện ở  Đông Nam Á
Tuy chưa thể xác định tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) có dính líu đến vụ nổ bom ở Bangkok hay không, nhưng có một điều rõ ràng là hiểm họa IS đã hiển hiện ở Đông Nam Á.
Hiem hoa IS da hien hien o  Dong Nam A
Một trại huấn luyện chiến binh nhí của phiến quân IS ở Đông Nam Á.
Các thành viên của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS có xuất xứ từ nhiều giai tầng xã hội khác nhau và khó bị phát hiện, không giống như các thành viên của tổ chức khủng bố Jemaah Islamiah (JI) có liên hệ với al-Qaeda.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.