Hiểm họa IS đã hiển hiện ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Các quan chức tình báo nói rằng hiểm họa IS hiển hiện rõ ràng ở Đông Nam Á và còn nguy hiểm gấp bội tổ chức khủng bố Jemaah Islamiah (JI).

Hiểm họa IS đã hiển hiện ở  Đông Nam Á
Tuy chưa thể xác định tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) có dính líu đến vụ nổ bom ở Bangkok hay không, nhưng có một điều rõ ràng là hiểm họa IS đã hiển hiện ở Đông Nam Á.
Hiem hoa IS da hien hien o  Dong Nam A
Một trại huấn luyện chiến binh nhí của phiến quân IS ở Đông Nam Á.
Các thành viên của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS có xuất xứ từ nhiều giai tầng xã hội khác nhau và khó bị phát hiện, không giống như các thành viên của tổ chức khủng bố Jemaah Islamiah (JI) có liên hệ với al-Qaeda.
Hồi đầu tháng  này, Giám đốc Đơn vị đặc nhiệm  Datuk Seri Akhil nói với báo The Straits Times ở Jakarta:  "Khi  bắt giữ lãnh đạo JI, chúng tôi có thể phân biệt ai là  lãnh đạo và ai là  các thành viên bình thường. Nhưng đối với IS, chúng ta không thể phân biệt giữa lãnh đạo và nhân viên , khi tổ chức này hoạt động theo đơn vị nhỏ lẻ bí mật”.
 Trong khi nhận được giải thưởng dũng cảm vì có công làm tê liệt JI, ông Akhil nói:  "IS nguy hiểm gấp bội JI".
Một quan chức  chống khủng bố khác là Ayub Khan cho biết hầu hết các thành viên JI đến từ các trường tôn giáo và có độ tuổi từ 30 đến 40.   Ông này nói: “Cảnh sát dễ dàng phát hiện các thành viên JI  hơn.  Trong khi đó, các thành viên IS có thành phần rất  đa dạng. Người ta khó có thể xác định các phần tử này. Một trong số thành viên IS là trẻ vị thành niên và có độ tuổi từ  12 đến 17 tuổi.
Việc gia nhập JI  không phải là dễ dàng. Các tân binh được lựa chọn rất cẩn thận và phải thực hiện lời thề trung thành với cấp trên. Trong trường hợp IS, các thành viên chỉ cần cam kết trung thành  thông qua Internet”.
Trong số 10 kẻ bị tình nghi là thành viên IS mà cảnh sát Malaysia bắt giữ ngày 19/8, có một nữ công chức 42 tuổi kết hôn với người chồng là phiến quân IS người Syria, thông qua Skype.
Năm ngoái, một nữ sinh viên 27 tuổi của trường Đại học Limkokwing ở  Selangor cũng kết hôn với một phiến quân IS  thông qua Skype. Cô này đã bị bắt và sau đó được thả  vì  cảnh sát không có đủ bằng chứng để buộc tội.
Cả hai trường hợp nói trên cho thấy  tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo hiện diện trực tuyến liên tục , khi IS cố gắng tuyển người tham gia cuộc chiến ở Iraq và Syria.
Để tránh bị phát hiện, đám tân binh IS tránh đi du lịch trực tiếp từ Malaysia đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) mà đi đường vòng đến Jakarta hoặc  Bali,  sau đó đến Istanbul và cuối cùng vào Syria.
Đến nay, 66 công dân Malaysia đang  ở Syria và  121 người khác đã bị bắt giữ vì nghi ngờ liên quan đến Nhà nước Hồi giáo IS.
Các công dân Indonesia muốn đầu quân cho IS cũng sử dụng chiến thuật tương tự. Họ đi từ Jakarta đến Kuala Lumpur và sau đó mua vé đến Istanbul.
Malaysia và Indonesia đang chia sẻ thông tin tình báo với nhau để ngăn chặn dòng chảy các tân binh IS, nhưng vẫ có nhiều phần tử lọt lưới.
Giáo sư Bilveer Singh của Đại học Quốc gia Singapore  nói rằng  bê bối chính trị hiện nay  ở Malaysia đang amng lịa cho IS một cơ hội tốt để tấn công. Tình trạng này khiến các cơ quan tình báo, quân sự và cảnh sát “bị phân tâm”.

Phiến quân IS lại thảm sát ở thị trấn Kobane

(Kiến Thức) - Theo lời kể của những người sống sót, phiến quân IS lại thảm sát nhiều gia đình khi bất ngờ tấn công thị trấn Kobane và các làng mạc xung quanh.

 Phiến quân IS lại thảm sát ở thị trấn Kobane
Những người Kurd  tị nạn ở thị trấn Suruc và người Kurd Thổ  Nhĩ  Kỳ lo lắng về những vụ phiến quân IS lại thảm sát nhiều gia đình ở thị trấn Kobane, tương tự như mùa thu năm ngoái trong những ngày đầu IS bao vây thị trấn này.
Có đến 100 người chết và hàng trăm người bị thương trong cuộc tấn công của phiến quân IS vào thị trân Kobane.
Có đến 100 người chết và hàng trăm người bị thương trong cuộc tấn công của phiến quân IS vào thị trân Kobane.
Cuộc tấn công thị trấn Kobane ngày 25/6  và một cuộc tấn công khác của phiến quân IS ở mạn đông bắc Syria  vài giờ trước đó là nhằm “đảo ngược thế cờ” trước đà chiến thắng liên tiếp của dân quân người Kurd ở khu vực này.  Các chiến binh người Kurd đã đánh chiếm thị trấn chiến lược Tel Abyad, nơi  Nhà nước Hồi giáo dùng để đón nhận các  chiến binh thánh chiến nước ngoài và để vận chuyển các nguồn cung  về “thủ đô” Raqqa.

Phương Tây-Nga: "Ngao cò mổ nhau, IS đắc lợi"

(Kiến Thức) - Nhà bình luận địa chính trị John Wight cho rằng tình trạng "ngao cò mổ nhau" giữa phương Tây và Nga đang khiến cho "IS đắc lợi".

 Phương Tây-Nga: "Ngao cò mổ nhau, IS đắc lợi"
Mở đầu bài viết về tình trạng "ngao cò mổ nhau" giữa Nga và phương Tây khiến cho "IS đắc lợi", nhà bình luận địa chính trị John Wight kể lại thất bại quân sự tồi tệ nhất của Anh trước Quân đội Nhật hoàng trong Chiến tranh thế giới thứ II: hơn 100.000 binh sĩ và thủy thủ Anh đã bị bắt làm tù binh sau khi đại bại ở Singapore trong ngày 15/2/1942.
Thủ tướng Winston Churchill gọi thất bại đó là “lần đầu hàng với số lượng người lớn nhất trong lịch sử quân Anh”. Thậm chí nhiều binh sĩ Anh còn chưa từng nổ phát đạn nào trước khi buông súng đầu hàng.

Chiến binh phiến quân IS dạy cô dâu cách “chiều” chồng

Omar Hussain, 28 tuổi, một chiến binh phiến quân IS đến từ Anh vừa đăng đàn khuyên bảo, tư vấn cho các cô dâu thánh chiến về cách chiều chồng.

Chiến binh phiến quân IS dạy cô dâu cách “chiều” chồng
Theo Daily Mail, Omar Hussain đã mở đầu bài viết "dạy dỗ" các cô dâu thánh chiến bằng việc nhấn mạnh lý do tại sao họ không nên làm bất cứ điều gì trái ý chồng, nên giặt quần áo của chồng sạch sẽ, thơm tho, giữ nhà cửa sạch sẽ khi anh ta từ chiến trường trở về cũng như phải biết cảm thông với cuộc đời chính chiến, thường xuyên vắng nhà của chồng...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.