Vì sao 4 thuyền viên Việt nhảy xuống kênh đào Panama?

Giữa lúc vụ việc liên quan đến việc 4 thuyền viên nghi bị đối xử tồi tệ trên tàu đánh cá Đài Loan chưa dứt, cơ quan quản lý kênh đào Panama lại vừa cứu được 4 thuyền viên Việt Nam nhảy xuống biển.

Bí thư thứ 3 Đại sứ quán Việt Nam tại Panama Hoàng Kim Anh cho biết, Cơ quan Dịch vụ hải quân quốc gia Panama đã thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam về việc cứu được 4 thuyền viên Việt nhảy khỏi tàu xuống kênh đào Panama. Các thuyền viên đều quê Nghệ An, gồm: Lê Đức Chính (22 tuổi), Đào Ngọc Trung (27 tuổi), Trần Văn Dương (21 tuổi), Hồ Thanh Tùng (30 tuổi).

Theo bà Anh, trong 4 thuyền viên, Cty Servico Hà Nội đã xác nhận Trần Văn Dương và Đào Ngọc Trung là do đơn vị đưa đi. Hiện, Đại sứ quán đang xác minh thêm 2 thuyền viên còn lại. Qua tiếp xúc, các thuyền viên cho biết cuộc sống trên tàu vất vả và phải đi biển quá lâu. Trong đó có người lênh đênh trên biển suốt 14 tháng nên muốn về Việt Nam.

Kênh đào Panama nơi 4 thuyền viên Việt đã nhảy xuống. Ảnh: portstrategy
Kênh đào Panama nơi 4 thuyền viên Việt đã nhảy xuống. Ảnh: portstrategy 

Khi tàu đang từ Đại Tây Dương băng qua kênh đào Panama, 4 thuyền viên Việt Nam đã ôm phao nhảy khỏi tàu rồi bơi đến cột phao hoa tiêu cho tới sáng 15/8. Khi thấy ca nô của hải quân Panama đi tuần, các thuyền viên đã chủ động gọi và được cứu lên bờ. Hiện, chủ sử dụng lao động là Cty Cheng Cheng Shipping Services SA, có trụ sở tại Panama đã mua vé máy bay cho 4 thuyền viên về nước.

Bà Anh cũng cho biết, các thuyền viên được cứu trong tình trạng sức khỏe tốt, được Cục Xuất nhập cảnh Panama bố trí ăn ở chu đáo. Đại sứ quán sẽ cùng đại diện Cheng Cheng Shipping Services SA đưa 4 thuyền viên ra sân bay rời Panama lúc 19 giờ 10 ngày 17/8 (giờ Panama), tức khoảng 7 giờ sáng ngày 18/8 giờ Việt Nam. Cả 4 thuyền viên sẽ về đến sân bay Nội Bài vào lúc 13 giờ 45 ngày 19/8.

Chiều 18/8, trao đổi với PV, một lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết đang xác minh thông tin xem 4 thuyền viên do công ty nào đưa đi. Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm xuất khẩu lao động (thuộc Cty Servico) cho biết, còn mấy tháng nữa, các thuyền viên mới hết hạn hợp đồng.

Trước đó, vào tháng 3/2007, tại kênh đào Panama, cũng đã xảy ra vụ 6 thuyền viên Việt Nam trên một tàu nước ngoài nhảy xuống biển vì bị ngược đãi.

Đứt lìa đầu vì tông vào xe rác

Hai thanh niên điều khiển xe máy chạy trong đêm tối, do bị hạn chế tầm quan sát nên đã tông vào xe chở rác và tử vong tại chỗ.

Khoảng 2h30 ngày 15/8, trên Tỉnh lộ 44A (thuộc thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), anh Đoàn Thành Long điều khiển xe máy chở anh Nguyễn Tuấn Anh Quân (cùng SN 1991, ngụ TP Bà Rịa) lưu thông hướng huyện Long Điền đi TP Bà Rịa.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tàu nước ngoài “xâm nhập” trái phép biển Quy Nhơn

Tàu YONG LI 2 thuộc chủ tàu Zhangjiajie Lijun Shipping (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) đã vào neo đậu tại phao số 0 cảng Quy Nhơn nhưng không thông báo cho Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn.

Ngày 15/8, Cảng vụ Quy Nhơn cho biết sẽ phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định tiến hành các thủ tục xử phạt hành chính tàu YONG LI 2, thuộc chủ tàu Zhangjiajie Lijun Shipping (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nhưng mang quốc tịch Campuchia, về các quy định hàng hải, đồng thời đề nghị chủ tàu phải đền bù những thiệt hại cho ngư dân Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn).

Tàu YONG LI 2 vào neo đậu tại phao số 0 nhưng không báo cáo cơ quan chức năng. (Ảnh: Báo Bình Định)
 Tàu YONG LI 2 vào neo đậu tại phao số 0 nhưng không báo cáo cơ quan chức năng. (Ảnh: Báo Bình Định)

Theo hải trình, ngày 2/8, tàu YONG LI 2, trên tàu có 10 thuyền viên (9 người Việt Nam và 1 người Trung Quốc), do thuyền trưởng người Việt Nam là Đinh Như Phong (thuộc Công ty TNHH Nam Hoang, TP.Hải Phòng) được phía chủ tàu thuê để đưa tàu rời cảng Ningde (Trung Quốc) đến cảng Batam (Indonesia) bàn giao cho chủ tàu mới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới