Vị Ni chăm sóc sức khỏe cho người vùng cao Tây Tạng

Phóng viên đã có cuộc gặp mặt với một nữ tu Phật giáo tại chân núi Qomolangma, người đang nỗ lực hết mình để điều trị cho người dân Tây Tạng.

Vị Ni chăm sóc sức khỏe cho người vùng cao Tây Tạng
Trong 14 năm qua, cô là một vị cứu tinh cho người dân ở đây.
"Thật tuyệt khi có một thầy thuốc ở đây. Bất cứ khi nào tôi bị bệnh, tôi gọi và cô đến", Ngawang Choezom, một người dân sống trong làng nói.
Sau khi nhận thấy nhiệt độ và huyết áp bình thường, Tshangjor trấn an bệnh nhân và quay trở về ngôi thất khiêm tốn của mình.
Cô Tshangjor - vị Ni theo truyền thống PG Tây Tạng đã cứu rất nhiều người nhờ y thuật của mình. Ảnh chụp lại từ phim tài liệu của đài CCTV (Trung Quốc).
 Cô Tshangjor - vị Ni theo truyền thống PG Tây Tạng đã cứu rất nhiều người nhờ y thuật của mình. Ảnh chụp lại từ phim tài liệu của đài CCTV (Trung Quốc). 
Vị nữ tu Phật giáo này đã nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc tại Lhasa được 5 năm vào thập niên 1990. Cô bắt đầu chữa trị cho bệnh nhân từ năm 1999.
Cuối cùng cô đã tự mình lên đến tu viện Rongbuk, ngôi chùa cao nhất thế giới và định cư ở đây.
Những ghi chép đã cho biết những loại thuốc mà Tshangjor đã dùng trong những năm qua cho bệnh nhân của mình. Đó là một kho thuốc chủ yếu là những loại thuốc trị tiêu chảy và cảm lạnh, những bệnh thông thường của người dân sống ở độ cao.
"Tu viện đã giúp tôi mua lô thuốc đầu tiên. Tôi thu một số tiền nhỏ trong điều trị và sử dụng tiền đó để bổ sung kho thuốc. Đối với người nghèo, việc chăm sóc hoàn toàn miễn phí", Tshangjor nói.
Tshangjor cũng là một Pandeba, tiếng Tây Tạng gọi "người lao động được hưởng lợi làng". Chương trình bắt đầu vào năm 1994, và đã mở rộng để bao gồm nâng cao nhận thức môi trường và chăm sóc sức khỏe.
"Chương trình này nhằm giúp đỡ người khác. Tôi đã thu được những lợi ích từ chương trình đào tạo của nó và tự hào là một thành viên", Tshangjor nói.
Ngoài dịch vụ y tế, Tshangjor dành phần thời gian còn lại của của mình để cầu nguyện. Sự hiểu biết về kinh điển cho phép cô tiếp tục trợ giúp cho những người cần sự giúp đỡ.

Hiểu hòa thượng, ni cô, cư sĩ thế nào mới đúng

Hiểu hòa thượng, ni cô, cư sĩ thế nào mới đúng

“Phật sống” chết bí ẩn trong đại cung Tây Tạng

4 đời Đạt Lai Lạt Ma từ vị thứ 9 đến vị thứ 12, tất cả đều qua đời trong những hoàn cảnh hết sức khó hiểu.

“Phật sống” chết bí ẩn trong đại cung Tây Tạng
Đại cung Potala cho đến ngày nay vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ông được cho là sự hóa thân của một vị lãnh tụ tôn giáo sống vào cuối thế kỉ 14. Vào nửa đầu thế kỷ 19, Potala là nơi chứng kiến những trận chiến giành quyền ảnh hưởng giữa các hòa thượng, tầng lớp quý tộc Tây Tạng và các nhà lãnh đạo người Trung Quốc.

Trồng cây “ăn thịt” có phạm giới sát sanh?

Không chỉ không trực tiếp sát hại chúng sanh, người con Phật còn tránh xa những việc liên quan đến giết hại...

Trồng cây “ăn thịt” có phạm giới sát sanh?
HỎI:

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.