Vi khuẩn mặt cười và thế giới qua lăng kính hiển vi

Vi khuẩn mặt cười và thế giới qua lăng kính hiển vi

(Kiến Thức) - Đây là tập hợp những hình ảnh trong cuộc thi ảnh khoa học ấn tượng nhất năm 2015 được chụp qua lăng kính hiển vi Royal Society (RMS) ở Anh.

Vi khuẩn mặt cười "Happy Cyanobacteria" được tìm thấy trong các mẫu màng sinh học từ Hầm mộ St Domitila ở Rome, Italy. Ảnh qua  lăng kính hiển vi của nhiếp ảnh gia Mariona Hernandez.
Vi khuẩn mặt cười "Happy Cyanobacteria" được tìm thấy trong các mẫu màng sinh học từ Hầm mộ St Domitila ở Rome, Italy. Ảnh qua lăng kính hiển vi của nhiếp ảnh gia Mariona Hernandez.
"In Love", một tế bào hồng cầu có hình dạng trái tim đỏ cực dễ thương, biểu tượng của tình yêu được tìm thấy bên trong mao quản. Ảnh chụp của Elisabeth Schraner, Đại học Zurich.
"In Love", một tế bào hồng cầu có hình dạng trái tim đỏ cực dễ thương, biểu tượng của tình yêu được tìm thấy bên trong mao quản. Ảnh chụp của Elisabeth Schraner, Đại học Zurich.
Bọ ve, dưới ống kính hiển vi hiện lên đáng sợ với những chiếc lông tua tủa và màu sắc nổi bật, ảnh được chụp bởi Steve Gschmeissner.
Bọ ve, dưới ống kính hiển vi hiện lên đáng sợ với những chiếc lông tua tủa và màu sắc nổi bật, ảnh được chụp bởi Steve Gschmeissner.
"Jaws", hình ảnh sai màu dưới kính hiển vi của một con trùng amip với lớp vỏ được hình thành bằng các tấm silic tự tiết ra và gai. Ảnh dự thi của Maxence Delaine, Đại học Franche-Comté.
"Jaws", hình ảnh sai màu dưới kính hiển vi của một con trùng amip với lớp vỏ được hình thành bằng các tấm silic tự tiết ra và gai. Ảnh dự thi của Maxence Delaine, Đại học Franche-Comté.
Hình ảnh ấu trùng muỗi có tên là "Phantom Midge Larva" được chiếu sáng bằng ánh sáng phân cực và được hoàn thiện qua 54 công đoạn trên phần mềm máy tính. Ảnh của David Linstead.
Hình ảnh ấu trùng muỗi có tên là "Phantom Midge Larva" được chiếu sáng bằng ánh sáng phân cực và được hoàn thiện qua 54 công đoạn trên phần mềm máy tính. Ảnh của David Linstead.
Phấn hoa Forsythia dưới kính hiển vi. Ảnh của Peter Bond, đại học Plymouth.
Phấn hoa Forsythia dưới kính hiển vi. Ảnh của Peter Bond, đại học Plymouth.
Dạng tinh thể canxi cacbonat. Dưới kính hiển vi, tinh thể này hiện lên cấu trúc đa lớp của hình lục giác có hình dạng của hoa hồng tuyệt đẹp. Ảnh của Paul Gunning Smith & Trung tâm nghiên cứu Nephew.
Dạng tinh thể canxi cacbonat. Dưới kính hiển vi, tinh thể này hiện lên cấu trúc đa lớp của hình lục giác có hình dạng của hoa hồng tuyệt đẹp. Ảnh của Paul Gunning Smith & Trung tâm nghiên cứu Nephew.
Tác phẩm "Collagen" là sợi collagen được chiết xuất từ ​​da người và chụp lại bằng cách sử dụng kính hiển vi quét đầu dò. Ảnh dự thi của Wojciech Chrzanowski & Dipesh Khanal, đại học Sydney.
Tác phẩm "Collagen" là sợi collagen được chiết xuất từ ​​da người và chụp lại bằng cách sử dụng kính hiển vi quét đầu dò. Ảnh dự thi của Wojciech Chrzanowski & Dipesh Khanal, đại học Sydney.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của các tinh thể canxi cacbonat, cho thấy sự hình thành của các khối liên kết nội bộ. Ảnh của Christine Kimpton, đại học Cranfield.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của các tinh thể canxi cacbonat, cho thấy sự hình thành của các khối liên kết nội bộ. Ảnh của Christine Kimpton, đại học Cranfield.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của một bao phấn. Ảnh của Martin Ciprian Tescan.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của một bao phấn. Ảnh của Martin Ciprian Tescan.
Lưỡi mèo dưới kính hiển vi. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lưỡi của một con mèo rất thô? Hình ảnh này sẽ cho bạn biết tại sao. Ảnh của Steve Lowr.
Lưỡi mèo dưới kính hiển vi. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lưỡi của một con mèo rất thô? Hình ảnh này sẽ cho bạn biết tại sao. Ảnh của Steve Lowr.
Ảnh chụp một tinh thể đơn sulfide bạc, còn được gọi là acanthite, trong tiếng Hy Lạp "akantha" có nghĩa là cái gai hay mũi tên. Hình ảnh của Andre Botha, đại học Pretoria.
Ảnh chụp một tinh thể đơn sulfide bạc, còn được gọi là acanthite, trong tiếng Hy Lạp "akantha" có nghĩa là cái gai hay mũi tên. Hình ảnh của Andre Botha, đại học Pretoria.
Vi khuẩn biển, Simiduia agarivorans SA1T, trông như chúng đang cố gắng để giao tiếp với các nhà khoa học tại Đài Loan. Ảnh của Yuan Chang Chih-Silk và Yu Lin, Học viện Sinica.
Vi khuẩn biển, Simiduia agarivorans SA1T, trông như chúng đang cố gắng để giao tiếp với các nhà khoa học tại Đài Loan. Ảnh của Yuan Chang Chih-Silk và Yu Lin, Học viện Sinica.
Ảnh đơn bào Coccolithophores, đây là một loài thực vật biển đơn bào có số lượng lớn, sống ở tầng trên của đại dương. Ảnh của Steve Gschmeissner.
Ảnh đơn bào Coccolithophores, đây là một loài thực vật biển đơn bào có số lượng lớn, sống ở tầng trên của đại dương. Ảnh của Steve Gschmeissner.
Tác phẩm "Sugar Drop" chụp lại sự kết tinh một giọt của một loại thức uống có cồn nổi tiếng của người Ý. Ảnh của Bernardo Cesare, đại học Padova.
Tác phẩm "Sugar Drop" chụp lại sự kết tinh một giọt của một loại thức uống có cồn nổi tiếng của người Ý. Ảnh của Bernardo Cesare, đại học Padova.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.