Vén màn bí ẩn sau chương trình tra tấn của CIA

Tiết lộ mới đây về chương trình tra tấn của CIA đã khiến nó phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử của mình.

Vén màn bí ẩn sau chương trình tra tấn của CIA
Nhưng tại sao CIA lại dấn thân vào một hoạt động được cho là đi ngược lại chính Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Mỹ và quy mô của chương trình tra tấn kể trên rộng lớn đến đâu?
Sự thất bại của ngành tình báo
 
Nhìn lại bối cảnh nước Mỹ sau vụ 11/9, người dân Mỹ hoảng loạn vì cơn ác mộng khủng bố, họ lo sợ vì biết quá ít về những nguy cơ từ mạng lưới Al Qaeda. 
Họ thậm chí còn đặt ra giả thuyết rằng rất có thể Al Qaeda có một chi nhánh đang hoạt động tại Mỹ và bất kỳ lúc nào cũng có thể triển khai các vụ tấn công khủng bố tiếp theo và không loại trừ tấn công bằng vũ khí hạt nhân. 
Giới chức Washington không biết nhiều về Al Qaeda, cũng như năng lực và ý đồ của chúng. Chính sự thiếu hiểu biết này khiến người ta thường nghĩ tới những kịch bản tồi tệ nhất. 
Vì vậy, thu thập thông tin tình báo một cách nhanh chóng nhất trở thành một ưu tiên tối thượng cho an ninh quốc gia Mỹ thời điểm đó. Người dân Mỹ đang ngóng chờ bộ máy an ninh đồ sộ và chuyên nghiệp bậc nhất hành động đáp trả chủ nghĩa khủng bố. 
Điều này đã dẫn tới sự cho phép tiến hành việc tra tấn tù nhân vì đây là biện pháp giúp thu được thông tin một cách nhanh chóng, hay ít nhất đó là cách để kéo dài thời gian trong khi tìm kiếm những phương pháp khác. Nói đúng hơn, tra tấn tù nhân thể hiện sự bế tắc của hệ thống tình báo Mỹ sau khi đã không ngăn chặn thành công âm mưu khủng bố của Al Qaeda. 
Giới chức Nhà Trắng có thể không chắc việc tra tấn tù nhân có thể phát huy hiệu quả, nhưng họ cũng cảm thấy rằng không có quyền bỏ qua lựa chọn này. 
Trong khi đó, giới chức an ninh Mỹ lựa chọn phương pháp tra tấn vì họ đã hứng chịu một thất bại to lớn về mặt tình báo. Sử dụng công cụ tra tấn, do vậy, không phải là một phần của nỗ lực tình báo, mà là sự phản ứng trước sự thất bại của tình báo. 
Sự thất bại này bắt nguồn từ một loạt các tính toán sai lầm của CIA trong suốt thời gian dài. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người ta tin rằng Mỹ không cần phải có nhiều nỗ lực thu thập nhiều thông tin tình báo, trong khi những chuyên gia về Trung Đông của Mỹ đã không hiểu rằng Al Qaeda đã cơ bản trở thành lực lượng khác hẳn thời điểm mà Mỹ hợp tác để đối phó với Liên Xô
Quy mô lớn và chuyên nghiệp
Trong số rất nhiều những phát hiện của cuộc điều tra do Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ tiến hành về việc CIA sử dụng tra tấn như một công cụ, có một chi tiết rất quan trọng, đó là: CIA đã ủy nhiệm hoạt động “thẩm vấn tăng cường” của mình cho các đơn vị nước ngoài. 
Nói cách khác, CIA đã chuyên nghiệp hóa hoạt động tra tấn bằng cách hình thành nên một mạng lưới các trung tâm thẩm vấn ở nhiều nơi trên thế giới. 
Chương trình tra tấn của CIA thậm chí còn quy mô hơn những gì vừa được Ủy ban Tình báo Thượng viện công bố. CIA vận hành một danh sách đen các cơ sở giam giữ mật và các nhà tù tra tấn rộng lớn trên khắp thế giới. CIA còn sử dụng một mạng lưới các quốc gia giúp tổ chức tình báo này bắt giữ, vận chuyển và tra tấn tù nhân. 
Mạng lưới này nằm trong chương trình truy bắt nghi can khủng bố quy mô lớn với sự tham gia của 54 quốc gia, trong đó có: Australia, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước Bắc Phi, Trung Đông, vùng Vịnh, Đông Nam Á… Tuy nhiên, không phải tất cả các nước này đều tham gia trực tiếp vào chương trình tra tấn của CIA.
Những nơi CIA đặt các trung tâm thẩm vấn trên thế giới.
Những nơi CIA đặt các trung tâm thẩm vấn trên thế giới. 
Trong đó, Ba Lan được nhắc tới như là một trong những mắt xích quan trọng của mạng lưới trên toàn thế giới của CIA, nơi các nghi can của Al Qaeda bị giam giữ, thẩm vấn bằng các kỹ thuật mà những nhóm nhân quyền coi là sự tra tấn. Tài liệu của Tòa án Nhân quyền châu Âu tiết lộ CIA đã điều hành một cơ sở mật gần làng Stare Kiejkuty, đông bắc Ba Lan. 
Giới thạo tin cho hay Ba Lan dường như đã buộc phải chấp nhận sự tồn tại của nhà tù này để giữ mối quan hệ với Washington, mặc dù họ biết điều đó có thể dẫn tới những cáo buộc về pháp lý.
Sau khi Thượng viện Mỹ công bố báo cáo về chương trình tra tấn của CIA, cựu Tổng thống Ba Lan Kwasniewski đã lên tiếng thừa nhận có một nhà tù của CIA tồn tại ở quốc gia này, nhưng không quên nhấn mạnh dưới áp lực của Vacsava chiến dịch mật đã bị đình chỉ. Nhà tù này được cho là đã hoạt động từ tháng 12/2002 tới mùa thu năm 2003. 
Để làm căn cứ hợp tác với Mỹ, Ba Lan đã đề nghị ký một biên bản ghi nhớ về vai trò và trách nhiệm của CIA đối với cơ sở này, song cơ quan tình báo Mỹ đã từ chối. 
Một lần, chính phủ Ba Lan từ chối chấp nhận chuyển những tù nhân mới, trong đó có Khalid Sheikh Mohammed (người đã bị CIA tra tấn tới 183 lần), nhưng sau đó đã phải thay đổi quyết định khi đại sứ Mỹ tại nước này can thiệp. Vài tháng sau CIA đã chuyển cho Ba Lan nhiều triệu USD. 
Ngoài Ba Lan, để thực hiện được chương trình tra tấn bí mật, CIA đã thu hút một số quốc gia tham gia vào các hoạt động bí mật này. Trong danh sách đen của CIA còn có các trung tâm tại Vịnh Guantanamo, Cuba, Afghanistan (4 cơ sở), ở châu Âu có Romania, Lithuania và châu Á có Thái Lan.
Tuy nhiên, đó chỉ là số ít những thông tin tiết lộ về chương trình quy mô và mờ ám của CIA mà nhiều người tin rằng điều này chưa phản ánh hết về quy mô và mức độ khủng khiếp trên thực tế của chương trình mờ ám trên, bởi chắc chắn công luận không bao giờ có thể biết hết được về hoạt động ngầm của CIA.

10 kỹ thuật tra tấn tù nhân rùng rợn của CIA

(Kiến Thức) - Đe dọa sẽ làm tổn thương gia đình phạm nhân hay không cho ngủ trong nhiều ngày liền... là những kỹ thuật tra tấn khủng khiếp của CIA.

10 kỹ thuật tra tấn tù nhân rùng rợn của CIA
CIA đã thiết kế những bức tường tạo ra những tiếng động lớn. Khi tù nhân bị ném vào tường, tiếng động tạo ra do cú va chạm đó lớn tới nỗi sẽ khiến phạm nhân cho rằng bản thân đã bị thương khi tra tấn.
 
CIA đã thiết kế những bức tường tạo ra những tiếng động lớn. Khi tù nhân bị ném vào tường, tiếng động tạo ra do cú va chạm đó lớn tới nỗi sẽ khiến phạm nhân cho rằng bản thân đã bị thương khi tra tấn.

Tát vào mặt hay đánh vào bụng là một trong những kỹ thuật tra tấn tàn nhẫn của CIA. Theo đó, những điều tra viên sẽ liên tục tát vào mặt (khu vực giữa cằm và tai) hay đấm vào bụng của phạm nhân trong quá trình thẩm vấn.
Tát vào mặt hay đánh vào bụng là một trong những kỹ thuật tra tấn tàn nhẫn của CIA. Theo đó, những điều tra viên sẽ liên tục tát vào mặt (khu vực giữa cằm và tai) hay đấm vào bụng của phạm nhân trong quá trình thẩm vấn.

Ném vào tường là kỹ thuật tra tấn khủng khiếp khác. Tù nhân không những bị đánh đập bằng khăn mặt cuộn tròn mà còn bị ném vào tường, khiến họ đau đớn về mặt thể xác.
 Ném vào tường là kỹ thuật tra tấn khủng khiếp khác. Tù nhân không những bị đánh đập bằng khăn mặt cuộn tròn mà còn bị ném vào tường, khiến họ đau đớn về mặt thể xác.

Nhốt nghi can vào không gian chật hẹp, tối tăm. CIA thường giam tù nhân trong các căn phòng chật chội trong khoảng thời gian dưới 2 giờ. Đối với những không gian lớn hơn, tù nhân sẽ bị giam cầm trong khoảng 18 giờ.
Nhốt nghi can vào không gian chật hẹp, tối tăm. CIA thường giam tù nhân trong các căn phòng chật chội trong khoảng thời gian dưới 2 giờ. Đối với những không gian lớn hơn, tù nhân sẽ bị giam cầm trong khoảng 18 giờ.

Không cho tù nhân ngủ nhằm khiến tù nhân suy sụp, khó chịu và phải hợp tác điều tra. Thỉnh thoảng, CIA thực hiện kỹ thuật tra tấn này trong 11 ngày liên tiếp.
Không cho tù nhân ngủ nhằm khiến tù nhân suy sụp, khó chịu và phải hợp tác điều tra. Thỉnh thoảng, CIA thực hiện kỹ thuật tra tấn này trong 11 ngày liên tiếp.  

Kỹ thuật tra tấn kinh hoàng khác của CIA áp dụng đối với tù nhân đó là sử dụng côn trùng. Theo đó, tù nhân sẽ bị nhốt trong một chiếc hộp chứa đầy côn trùng nhằm khiến họ sợ hãi. Các điều tra viên nói với tù nhân những sinh vật đó vô cùng đáng sợ nhưng thực ra chúng vô hại.
 Kỹ thuật tra tấn kinh hoàng khác của CIA áp dụng đối với tù nhân đó là sử dụng côn trùng. Theo đó, tù nhân sẽ bị nhốt trong một chiếc hộp chứa đầy côn trùng nhằm khiến họ sợ hãi. Các điều tra viên nói với tù nhân những sinh vật đó vô cùng đáng sợ nhưng thực ra chúng vô hại.

Biệt giam: tù nhân sẽ bị nhốt riêng trong các căn phòng hoặc hộp nhỏ hẹp trong nhiều ngày.
Biệt giam: tù nhân sẽ bị nhốt riêng trong các căn phòng hoặc hộp nhỏ hẹp trong nhiều ngày. 

Lột sạch quần áo của tù nhân là phương pháp tra tấn đơn giản nhưng vẫn tỏ ra hiệu quả. Theo đó, phạm nhân bị giam cầm trong tình trạng không mảnh vải che thân, bị còng tay. Chính vì vậy, một số tù nhân đã chết vì hạ thân nhiệt trong quá trình tra tấn.
Lột sạch quần áo của tù nhân là phương pháp tra tấn đơn giản nhưng vẫn tỏ ra hiệu quả. Theo đó, phạm nhân bị giam cầm trong tình trạng không mảnh vải che thân, bị còng tay. Chính vì vậy, một số tù nhân đã chết vì hạ thân nhiệt trong quá trình tra tấn.

Chết đuối trên cạn hay còn gọi là trấn nước. Theo đó, các tù nhân sẽ bị trói chặt lên một bàn hoặc đặt nằm xuống sàn nhà trong tư thế đầu dốc ngược xuống. Sau đó các điều tra viên sẽ đặt một tấm vải lên mặt tù nhân rồi dội nước vào mũi, miệng họ khiến nạn nhân khó có thể thở được giống như khi bị đuối nước.
Chết đuối trên cạn hay còn gọi là trấn nước. Theo đó, các tù nhân sẽ bị trói chặt lên một bàn hoặc đặt nằm xuống sàn nhà trong tư thế đầu dốc ngược xuống. Sau đó các điều tra viên sẽ đặt một tấm vải lên mặt tù nhân rồi dội nước vào mũi, miệng họ khiến nạn nhân khó có thể thở được giống như khi bị đuối nước. 

Đe dọa tâm lý sẽ làm tổn hại gia đình tù nhân là phương pháp CIA sử dụng nhằm bắt phạm nhân khai nhận tội. Theo đó, CIA đe dọa sẽ làm tổn thương gia đình tù nhân và ngay cả trẻ em cũng không bỏ qua.
Đe dọa tâm lý sẽ làm tổn hại gia đình tù nhân là phương pháp CIA sử dụng nhằm bắt phạm nhân khai nhận tội. Theo đó, CIA đe dọa sẽ làm tổn thương gia đình tù nhân và ngay cả trẻ em cũng không bỏ qua.  

Chiến dịch Phượng Hoàng – vết nhơ của CIA ở VN

(Kiến Thức) - Trong thời gian tiến hành chương trình Phượng Hoàng, CIA bị tố cáo là đã sử dụng các hình thức tra tấn một cách có hệ thống.

Chiến dịch Phượng Hoàng – vết nhơ của CIA ở VN
Từ nửa cuối thập niên 1960, tại miền Nam Việt Nam, mạng lưới chính quyền cách mạng bí mật phát triển mạnh, có ảnh hưởng rộng rãi đối với quần chúng nhân dân. Nhằm đương đầu với mạng lưới này, chính quyền Sài Gòn đã phối hợp của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) thực hiện chương trình Phượng Hoàng, hay chiến dịch Phượng Hoàng (Phoenix Program).

Tận mục ngọn nến cháy nửa thế kỷ chưa hết ở VN

(Kiến Thức) - Ước tính bình quân mỗi cây nến khổng lồ này cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm mới hết.

Tận mục ngọn nến cháy nửa thế kỷ chưa hết ở VN
Không chỉ được biết đến với hàng nghìn tác phẩm đất sét độc nhất vô nhị, chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự) ở TP Sóc Trăng còn nổi tiếng với cặp nến khổng lồ đã cháy trong nửa thế kỷ.
 Không chỉ được biết đến với hàng nghìn tác phẩm đất sét độc nhất vô nhị, chùa Đất Sét (Bửu Sơn Tự) ở TP Sóc Trăng còn nổi tiếng với cặp nến khổng lồ đã cháy trong nửa thế kỷ.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới