Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã được phóng lên vũ trụ

Vệ tinh Việt Nam MicroDragon và 6 vệ tinh Nhật Bản rời bệ phóng bay vào không gian bằng tên lửa đẩy Epsilon, vào khoảng 7h50 (giờ VN) ngày 18/1.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã được phóng lên vũ trụ
Tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh trong đó có vệ tinh MicroDragon được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Theo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các vệ tinh đều đã lần lượt tách khỏi tên lửa Epsilon.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru
 Hình ảnh tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh rời bệ phóng. Ảnh: JAXA
Sáu vệ tinh của Nhật Bản bao gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg. Theo JAXA, kinh phí cho vụ phóng lần này là vào khoảng 5,5 tỷ yên (50,5 triệu USD).
Sau khi phóng lên vũ trụ, MicroDragon sẽ tách khỏi tên lửa đẩy Epsilon và hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ. Sau thời gian này, MicroDragon sẽ đi vào vận hành ổn định.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru-Hinh-2
MicroDragon được các kỹ sư JAXA lắp đặt thử nghiệm vệ tinh vào bộ gá đặt trong tên lửa. Ảnh: JAXA 
Vệ tinh này được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ JAXA và các giáo sư của Viện Kỹ thuật Công nghệ Kyushu, KyuTech.
Các học viên này đã theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản gồm: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu từ năm 2013 - 2017.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru-Hinh-3
 Mô phỏng hành trình của tên lửa và vệ tinh MicroDragon
Sau khi phóng lên vũ trụ, MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Micro Dragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm-1.020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước ảnh khoảng 36×48km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500km.
Ve tinh MicroDragon cua Viet Nam da duoc phong len vu tru-Hinh-4
 Tên lửa Epsilon mang theo 7 vệ tinh. Ảnh: JAXA.
Ảnh vệ tinh MicroDragon sẽ là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới, từ đó tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Trước đó, các kỹ sư VNSC cũng chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1kg) và được phóng lên quỹ đạo vào tháng 11/2013.

Việt Nam triển lãm vũ khí hiện đại sản xuất trong nước

Trong khuôn khổ Hội nghị quân chính toàn quân vừa diễn ra, Bộ Quốc phòng đã cho trưng bày nhiều vũ khí hiện đại do Việt Nam tự sản xuất trong nước.

Việt Nam triển lãm vũ khí hiện đại sản xuất trong nước
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Hội nghị quân chính triển khai nhiệm vụ năm mới và tổng kết năm cũ diễn ra thì nhiều loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại lại được tập kết trong khuôn viên Bộ Quốc phòng để triển lãm trước các đại biểu.

Ngạc nhiên tầm bắn tổ hợp phòng không tự hành "Made in Vietnam"

Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa trưng bày nhiều vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại tự sản xuất, trong đó có hệ thống phòng không tự hành.

Ngạc nhiên tầm bắn tổ hợp phòng không tự hành "Made in Vietnam"
Sự kiện trưng bày vũ khí mới diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị quân chính toàn quân vừa diễn ra. Vũ khí gây chú ý đầu tiên chính là xe tăng T-54M do Việt Nam tự nâng cấp theo công nghệ của Israel chuyển giao.

Vì sao xe tăng T-90S của Việt Nam "bán chạy như tôm tươi"?

(Kiến Thức) - Chi phí thấp, mạnh mẽ và hiệu quả đó là những gì tạp chí National Interest của Mỹ mô tả về những chiếc T-90S của Việt Nam, giữa một rừng xe tăng đắt đỏ và “vô dụng”.

Vì sao xe tăng T-90S của Việt Nam "bán chạy như tôm tươi"?
Vi sao xe tang T-90S cua Viet Nam
 Theo National Interest trong một thế giới mà xe tăng luôn là thứ vũ khí đắt đỏ và liên tục được nâng cấp, thì T-90S của Nga lại chọn một con đường đi hoàn toàn khác so với “đồng loại” của mình. Chi phí thấp, mạnh mẽ và hiệu quả đó là những gì suy nghĩ của cây bút Mark Episkopos của National Interest nói về T-90S – dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.