Về làng đúc tượng ông Táo cuối cùng của cố đô Huế

Tiếng đục gõ vẫn vang đều ở một số gia đình còn tâm huyết với nghề khiến nhiều người thêm tiếc nuối, nhớ về giai đoạn “hoàng kim” của làng nghề đúc tượng ông Táo nức tiếng cố đô một thời.

Về làng đúc tượng ông Táo cuối cùng của cố đô Huế
Làng “sinh” ông Táo
Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân – vị thần trong coi bếp núc lại cưỡi cá chép bay về trời để báo lại mọi việc xảy ra trong trong năm qua. Để bày tỏ lòng thành, các gia đình sẽ làm một mâm cơm đạm bạc tiễn ông Táo về trời. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy. Trải qua hàng trăm năm, tục lệ ấy vẫn được người Việt gìn giữ. Trước nhu cầu tín ngưỡng của các gia đình, ở nhiều địa phương nghề đúc tượng ông Táo theo đó mà hình thành.
Ve lang duc tuong ong Tao cuoi cung cua co do Hue
Gia đình anh Nam tất bật với việc đúc tượng ông Táo dịp cuối năm. Vẽ màu và rắc kim tuyến là công đoạn cuối cùng để hoàn thành một bức tượng ông Táo (ảnh nhỏ). Ảnh: T.G 
Ở Cố đô Huế cũng có một ngôi làng xưa nay nổi danh với nghề đúc tượng ông Táo, đó là làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông Trương Văn Lợi, trưởng thôn Địa Linh cho biết: “Nói đến Địa Linh là nói đến nghề nung đất, trong số này có nghề sản xuất gạch và nghề đúc tượng ông Táo. Ở Huế trước đây có hai làng Địa Linh và Làng Sình làm nghề đúc tượng ông Táo. Tuy nhiên sau này làng Sình đã chuyển sang làm áo ông Táo, chỉ còn Địa Linh là nơi cuối cùng còn giữ được nghề độc đáo này đến bây giờ”.
Ít ai biết rằng, để làm nên những bức tượng ông Công, ông Táo đẹp mắt đặt lên gian bếp mỗi gia đình vào dịp 23 tháng Chạp, người làm nghề đúc tượng phải đổ không ít mồ hôi công sức. Công việc này vừa công phu lại mất khá nhiều thời gian. Theo người dân làng Địa Linh, đất sét dùng để đúc tượng ông Táo là đất sét vàng có ít tạp chất được chọn từ cánh đồng màu mỡ ngay phía sau làng. Dù đến tháng 10 âm lịch mới vào “vụ” nhưng công việc chọn đất đã được nhiều gia đình chuẩn bị từ trước đó nhiều tháng.
Khuôn gỗ để tạo hình tượng cũng là một phần không thể thiếu. Để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh chọn nguyên liệu làm khuôn từ loại gỗ lim. Khuôn được đục lõm chạm hình tượng hai ông, một bà Táo đứng cạnh nhau. Cứ hai năm, khuôn lại được người thợ thay một lần. Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng khỏi khuôn cũng đòi hỏi phải thật khéo. Sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi khoảng một buổi rồi mới cho vào lò nung.
“Xếp tượng vào lò nung rất quan trọng, hơn 1.000 tượng phải sắp xếp thành từng hàng, nhiều lớp trên dưới xen kẽ, giữa các lối cần có khoảng cách để lửa cháy đều, tránh việc nổ hoặc vỡ nát trong 3 ngày nung. Nếu tượng bị lệch phải chêm miếng đất vào dưới tượng để tránh bị sụp”, anh Võ Văn Đức (thợ đúc tượng lâu năm tại làng Địa Linh) chia sẻ kinh nghiệm.
Sau khi nung, những bức tượng ông Táo được người dân vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn. Công đoạn này phải đến gần ngày 23 tháng chạp mới bắt đầu được thực hiện để tượng luôn được mới và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Gian nan giữ nghề
Ve lang duc tuong ong Tao cuoi cung cua co do Hue-Hinh-2
Những bức tượng ông Táo được đúc ở làng Địa Linh. Ảnh: L.C 
Cứ đến mùa này, các gia đình tại làng Địa Linh cho ra lò khoảng 70.000 tượng ông Táo. Các tượng ông Táo không chỉ cung ứng cho thị trường Thừa Thiên - Huế mà còn vào cả Sài Gòn, Bình Phước… Tượng ông Táo thành phẩm sẽ được xếp vào những hộp mì tôm để đem bán. Mỗi hộp có khoảng 120 tượng ông Táo và được bán buôn với giá 40.000 – 50.000/hộp. Nếu mỗi bức tượng ông Táo được thương lái bán cho người dân với giá 4.000 - 5.000 đồng, có khi lên tới 7.000 đồng thì những người làm nghề đúc tượng cũng chỉ thu được 500 – 2.000 đồng/ bức. Làm chăm chỉ cả ngày tiền công cũng chỉ ở mức 100.000 đồng. Vì vất vả nhiều nhưng thu nhập chẳng được bao, dân làng Địa Linh vẫn đùa nhau nghề đúc tượng ông Táo là nghề “làm giàu cho người”.
Trước đây, từng có thời gian nghề đúc tượng ông Táo là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở làng Địa Linh, thế nhưng vì nhiều lý do mà đến nay không còn nhiều người gắn bó với nghề. Nhiều người tâm huyết muốn giữ lại nghề lại gặp nhiều khó khăn bởi công việc tuy vất vả nhưng thu nhập rất thấp. Chị Đặng Thị Hoa (tiểu thương đến mua tượng “ông Táo”) cho hay, nguyên nhân các hộ khác bỏ nghề là do nghề thu nhập thấp hoặc gia đình họ con cái toàn đi làm ăn xa nên cũng không đủ người để làm nên đa phần nhiều hộ dân họ chuyển nghề hoặc đi buôn bán cho có thu nhập cao hơn.
Ngày nay về làng Địa Linh, hỏi về gia đình còn tâm huyết và gắn bó được với nghề đúc tượng ông Táo có lẽ chỉ còn sót lại gia đình ba anh em Võ Văn Đức, Võ Văn Nam và Võ Văn Hay. Gặp chúng tôi khi vẫn đang tất bật với công việc đúc tượng để kịp chuẩn bị nguồn hàng cho dịp cuối năm, anh Võ Văn Nam cho hay nghề làm tượng ông Táo đã được gia đình anh gìn giữ nhiều năm qua, thế nhưng để bám trụ được với nghề đến hôm nay cũng lắm gian nan vất vả.
“Hiện nay nghề làm tượng ông Táo càng ngày càng có ít người theo. Công việc thức khuya dậy sớm, chỉ làm được dịp cuối năm, công mà thu nhập chẳng đáng bao nhiêu nên giờ số gia đình làm tượng ông Táo chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Anh em tôi nối nghiệp cha, muốn giữ nghề truyền thống của địa phương và cha ông nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nếu bám trụ thì khó sống được bằng nghề”, anh Nam trăn trở.

Nhà nghiên cứu văn hoá Huế - Trần Đại Vinh cho rằng, phong tục tập quán lâu đời của người Huế là ngoài coi trọng bàn thờ tổ tiên và cửa ngõ thì giá trị phong thủy của bếp núc cũng rất quan trọng. Cả ba yếu tố tổng hợp lại sẽ cấu thành sự hưng thịnh, may mắn cho gia đình. Ông Táo thờ hết một năm cần phải mua ông mới nên nghề làm tượng ông Táo vẫn chưa bị thất truyền, dù để gắn bó với nghề thì vô cùng khó khăn. Nhiều gia đình còn đang bám trụ với nghề cũng bởi muốn lưu giữ lại nét văn hoá truyền thống ông cha bao đời trước để lại.

Cháy lớn tại Cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà

(Kiến Thức) - Vụ cháy tại Cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà đã thiêu rụi nhiều nhà xưởng, diện tích bị cháy ước tính 1.000m2.

Cháy lớn tại Cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà
Sự việc trên xảy ra vào khoảng 13 giờ trưa nay, 16/7 tại Cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Một số nhân chứng trực tiếp cho hay, vào khoảng thời gian trên, một ngọn lửa lớn đã bốc lên trên khu vực một xưởng gỗ tại xã Liên Hà. Rất nhanh chóng sau đó, hỏa hoạn lan rộng và nhanh chóng bao phủ 2 nhà xưởng khác gần đó. Diện tích bị cháy ước tính khoảng 1.000m2.

Ảnh: Làng dệt cổ lỗ sĩ ở Sài Gòn thấp thỏm tan rã

Dù đã sử dụng máy móc hiện đại cho năng suất cao nhưng làng dệt Bảy Hiền nức tiếng Sài Gòn lại đang thấp thỏm trước nguy cơ tan rã.

Ảnh: Làng dệt cổ lỗ sĩ ở Sài Gòn thấp thỏm tan rã
Làng dệt Bảy Hiền nức tiếng một thời ở TP.HCM nằm tập trung trên một số tuyến đường như Võ Thành Trang, Năm Châu, Nguyễn Bá Tòng... bên góc ngã tư Bảy Hiền, thuộc địa bàn phường 11 (quận Tân Bình). Ảnh: Google Maps.
Làng dệt Bảy Hiền nức tiếng một thời ở TP.HCM nằm tập trung trên một số tuyến đường như Võ Thành Trang, Năm Châu, Nguyễn Bá Tòng... bên góc ngã tư Bảy Hiền, thuộc địa bàn phường 11 (quận Tân Bình). Ảnh: Google Maps. 

Làng nghề may comple - veston nổi danh 100 năm nay ở HN

Từ đầu thế kỷ XX, ở Hà Nội đã có tiệm may comple - veston cho giới thượng lưu. Nhưng ít người biết, họ đến từ làng nghề may Từ Thuận (huyện Phú Xuyên, HN) ngày nay.

Làng nghề may comple - veston nổi danh 100 năm nay ở HN
Những cá nhân làm nên thương hiệu làng nghề may

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.