VĐV thi nhau gặm huy chương Olympic, có phải vì ngon?

Huy chương Olympic rõ ràng không phải một miếng chocolate bọc giấy vàng mà làm từ kim loại. Vậy vì sao các vận động viên lại thi nhau gặm vào huy chương sau khi giành được nó?

VĐV thi nhau gặm huy chương Olympic, có phải vì ngon?
Huy chương Olympic rõ ràng không phải một miếng chocolate bọc giấy vàng mà làm từ kim loại. Vậy vì sao các vận động viên lại thi nhau gặm vào huy chương sau khi giành được nó?
Có vài lý do để giải thích cho hiện tượng trên, nhưng chủ yếu là bởi cách tạo dáng này được các phóng viên ảnh yêu thích. “Nó (cắn huy chương) trở thành một nỗi ám ảnh với các nhiếp ảnh gia,” ông David Wallechinsky, chủ tịch Hiệp hội các sử gia Olympic quốc tế, nói với hãng tin CNN hồi năm 2012. “Hành động này có thể mang tới cho cánh phóng viên các bức ảnh biểu tượng, thứ mà họ có thể bán được. Còn bình thường, tôi không nghĩ các vận động viên sẽ có nhu cầu đó (cắn huy chương.)”
Cắn vào một miếng kim loại là điều mà người ta từng làm trong thời kỳ sốt vàng ở Mỹ, để thử xem cục kim loại nhỏ vàng chóe mà họ vừa đãi được có phải là vàng xịn không. Răng người cứng hơn vàng thật, nhưng mềm hơn pyrit sắt cũng có màu vàng sáng – một thứ vô giá trị với dân đãi vàng. Một cú cắn vào vàng xịn có thể để lại vết răng, trong khi cắn mạnh vào pyrit sắt có thể khiến người ta mẻ răng.
Dựa vào đây, cũng có thể lý giải hành động cắn vào huy chương vàng của vận động viên có ý nghĩa rằng họ đang rất vui sướng và không tin nổi mình đã chiến thắng.
Nhưng nếu các vận động viên cắn huy chương để thử xem nó có làm từ vàng khối không thì có lẽ họ sẽ phải thất vọng. Vàng chỉ chiếm có 1,34% tỷ lệ trong một chiếc huy chương vàng Olympic thực ra chỉ có tỷ lệ vàng chiếm 1,34%. Thành phần còn lại của huy chương được làm từ bạc. Và trong Olympic Rio lần này thì bạc đều là loại được tái chế, theo tinh thần nêu cao vấn đề bảo vệ môi trường.
VDV thi nhau gam huy chuong Olympic, co phai vi ngon?
 Vận động viên Mỹ Simone Biles cắn vào chiếc huy chương vàng của cô tại Olympic Rio. (Nguồn: Washington Post)
VDV thi nhau gam huy chuong Olympic, co phai vi ngon?-Hinh-2
 Từ trái qua là Conor Dwyer, Ryan Lochte, Townley Haas và Michael Phelps đang cắn vào huy chương vàng của họ. (Nguồn: Washington Post)
Anthony DeMarco từ tạp chí Forbes cho biết vật liệu tạo ra một chiếc huy chương vàng Olympic có giá trị tương đương 564 USD. Ngoài chiếc huy chương vàng, họ còn được nhận 25.000 USD tiền thưởng./.

Khám phá thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại

(Kiến Thức) - Thư viện của Celsus ở Ephesus, Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ là thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại, lưu giữ 12.000 - 15.000 cuốn sách quý hiếm.

Khám phá thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại
Thư viện của Celsus là tòa nhà La Mã cổ đại nằm ở Ephesus, Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nơi đây lưu giữ 12.000 - 15.000 cuốn sách quý giá. Kiến trúc sư La Mã Vitruoya đã thiết kế công trình này theo lệnh của Gaius Iulius Aquila. Ông cho người xây dựng công trình này vào năm 110 và hoàn thành vào năm 135. Aquila xây thư viện này để dành tặng cho cha mình là tổng trưởng Tiberius Iulius Celsus Polemaeanus.
Thư viện của Celsus là tòa nhà La Mã cổ đại nằm ở Ephesus, Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nơi đây lưu giữ 12.000 - 15.000 cuốn sách quý giá. Kiến trúc sư La Mã Vitruoya đã thiết kế công trình này theo lệnh của Gaius Iulius Aquila. Ông cho người xây dựng công trình này vào năm 110 và hoàn thành vào năm 135. Aquila xây thư viện này để dành tặng cho cha mình là tổng trưởng Tiberius Iulius Celsus Polemaeanus.

Top 10 thư viện nổi tiếng thế giới

(Kiến Thức) - Những thư viện nổi tiếng thế giới như thư viện Quốc hội (Mỹ) gây ấn tượng bởi vẻ đẹp hiện đại, lộng lẫy cùng kho tàng sách hiếm có.

Top 10 thư viện nổi tiếng thế giới
Top 10 thu vien noi tieng the gioi
 Thư viện Quốc hội (Library of Congress) ở Washington DC, Mỹ được thành lập vào năm 1800. Thư viện nổi tiếng thế giới này có hơn 160 triệu đầu sách được sắp xếp trên các giá sách trải dài trên diện tích 1.249 km. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới