Vất vả khởi động xe tăng hạng trung T-44 Liên Xô

(Kiến Thức) - Phải rất vất vả, khó khăn, các kĩ sư Nga mới khởi động được cỗ xe tăng hạng trung T-44 đã có tuổi đời hơn 70 năm.

Vất vả khởi động xe tăng hạng trung T-44 Liên Xô
T-44 là thế hệ xe tăng hạng trung đầu tiên dược sản xuất gần cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, và là sự kế thừa của dòng tăng huyền thoại T-34. Tuy nhiên, chỉ khoảng 2.000 chiếc "hậu bối" T-34 được sản xuất, nhưng nó chính là cơ sở cho sự ra đời của xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 sau này - loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất mọi thời đại.
Vat va khoi dong xe tang hang trung T-44 Lien Xo
 Xe tăng hạng trung T-44 hành tiến trong thế giới hiện đại.
Xe tăng hạng trung T-44 do A.A Morozov thiết kế trong giai đoạn 1943-1944, được nhà máy số 75 Kharkiv sản xuất trong các năm 1944-1947 với số lượng chính xác 1.823 chiếc. Cơ bản thì T-44 sản xuất sử dụng nhiều thành phần từ T-34, nhưng có thân mới, trang bị động cơ diesel cải tiến, hộp số cùng hệ thống treo.
Chiếc xe có trọng lượng tổng thể 32 tấn, dài tổng thể (gồm cả pháo) 7,65m, rộng 3,25m, cao 2,455m, kíp lái 4 người. Bố trí trong xe được đánh giá là tiêu biểu thời kỳ đó, theo đó, khoang lái xe được đặt phía trước, tiếp sau là khoang chiến đấu đặt trung tâm và cuối cùng là khoang động cơ.
Mục đích ban đầu của thiết kế này là giữ tính cơ động cao và tốc độ của T-34, nhưng cung cấp cho T-44 có giáp hạng nặng tốt hơn chống lại pháo diệt tăng cỡ nòng lớn. Điều này đã được thực hiện bằng cách tăng thêm tấm giáp nhưng giảm khối lượng bên trong thân.
Clip khởi động xe tăng T-44:
Động cơ diesel V-44 12 xy lanh có công suất 520 mã lực - biến thể mạnh hơn cải tiến từ động cơ V-2, cải tiến hệ thống làm mát, hệ thống nhiên liệu. Một loạt cải tiến cho tốc độ tối đa 53km/h trên đường bằng phẳng, 20-25km/h trên đường ghồ ghề, tầm hoạt động 350km.
Xe tăng hạng trung T-44 được bọc giáp thép dày 120mm trước tháp pháo trong khi giáp hông là 75mm. Hỏa lực của xe là pháo 85mm ZiS-S-53 cũng như 2 đại liên 7,62mm DTM. Trong đó, pháo 85mm có khả năng xuyên giáp dày 100mm ở cách xa 1.000m, pháo có góc hạ/nâng lần lượt là -5/25 độ, không có bộ ổn định nòng.
Vat va khoi dong xe tang hang trung T-44 Lien Xo-Hinh-2
 Xe tăng T-44 không bao giờ tham chiến.
Các biến thể cải tiến sau này còn trang bị pháo cỡ nòng lớn hơn như T-44-122 (sản xuất năm 1944) trang bị pháo D-25-44T 122mm; T-44-100 (sản xuất 1945) lắp pháo 100mm D-10T hoặc 100mm LB-1. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều không được sản xuất loạt.
Dù có thiết kế khá tốt, nhưng tiếc thay xe tăng hạng trung T-44 tham chiến quá muộn khi mà cục diện chiến trường gần như đã ngã ngũ. Theo một số tài liệu thì thậm chí T-44 không tham chiến do thiếu hậu cần kĩ thuật, thiếu phụ tùng với xe tăng mới. Những cỗ tăng T-44 cũng không được xuất khẩu cho bất kỳ quốc gia nào, khác hẳn với “tiền bối” T-34.

Hé lộ thiết kế xe tăng “cực độc” của Liên Xô

(Kiến Thức) - Xe tăng Object 279 có kiểu dáng "không giống ai" như một chiếc tàu ngầm, dùng tới 4 bánh xích thay vì chỉ 2.

Hé lộ thiết kế xe tăng “cực độc” của Liên Xô

Xót xa hàng trăm xe tăng Liên Xô bị bỏ rơi

(Kiến Thức) - Những chiếc xe tăng T-72, T-80 còn nguyên vẹn nằm phơi mình trong tuyết lạnh tại nhà máy bị bỏ hoang nằm ở Ukraine.

Xót xa hàng trăm xe tăng Liên Xô bị bỏ rơi
Trang mạng English Russia mới đây đăng tải chùm ảnh về “bãi tha ma” hàng trăm xe tăng T-64, T-72, T-80 còn nguyên vẹn phơi mình trong tuyết lạnh. Không khó để nhận ra đây lại là di sản từ thời Liên bang Xô Viết hùng mạnh để lại.
 Trang mạng English Russia mới đây đăng tải chùm ảnh về “bãi tha ma” hàng trăm xe tăng T-64, T-72, T-80 còn nguyên vẹn phơi mình trong tuyết lạnh. Không khó để nhận ra đây lại là di sản từ thời Liên bang Xô Viết hùng mạnh để lại. 

Top 7 xe tăng làm nên tên tuổi tăng-thiết giáp Liên Xô

(Kiến Thức) - Xe tăng hạng nhẹ T-18, BT-7, tăng hạng trung T-34, tăng hạng nặng KV-1…là những mẫu tăng đã làm nên tên tuổi lực lượng tăng-thiết giáp hùng mạnh Liên Xô.

Top 7 xe tăng làm nên tên tuổi tăng-thiết giáp Liên Xô
T-18 (hay còn gọi là MS-1) là mẫu xe tăng hạng nhẹ được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô (tổng cộng 960 chiếc) trong giai đoạn 1928-1931. T-18 chỉ nặng 5,9 tấn, bọc giáp dày 6-16mm, kíp xe 2 người, trang bị pháo 37mm Model 28. T-18 lần đầu tham chiến trong nhiệm vụ bảo vệ đường sắt Viễn Đông chống lại lực lượng Mãn Châu vào năm 1929.
 T-18 (hay còn gọi là MS-1) là mẫu xe tăng hạng nhẹ được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô (tổng cộng 960 chiếc) trong giai đoạn 1928-1931. T-18 chỉ nặng 5,9 tấn, bọc giáp dày 6-16mm, kíp xe 2 người, trang bị pháo 37mm Model 28. T-18 lần đầu tham chiến trong nhiệm vụ bảo vệ đường sắt Viễn Đông chống lại lực lượng Mãn Châu vào năm 1929.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới