Văn Phú chuyển nhượng 100% vốn tại Công ty Dược Trường Minh

(Vietnamdaily) - Văn Phú sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn tại một công ty nông nghiệp.

HĐQT CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (VPI) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ tại Công ty TNHH Dược Trường Minh thuộc sở hữu của Văn Phú - Invest.

Theo Báo cáo tài chính quý 3, tại ngày 30/9, Trường Minh là công ty con do Văn Phú - Invest sở hữu 100% vốn. Trường Minh được thành lập vào tháng 12/2018 với vốn điều lệ 35,5 tỷ đồng, chuyên về lĩnh vực nhân giống và chăm sóc cây giống.

Tổng Giám đốc của công ty là ông Ngô Đức Long, thành viên HĐQT của Văn Phú - Invest.

Van Phu chuyen nhuong 100% von tai Cong ty Duoc Truong Minh
 

Ngoài ra, VPI cũng đã thông qua chủ trương bảo lãnh cho công ty con là CTCP Đầu tư Văn Phú số 2 liên quan đến các nghĩa vụ đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ năm 2020.

Trong 9 tháng 2020, VPI ghi nhận 925 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 96 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 127% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch, Công ty thực hiện được 46% chỉ tiêu doanh thu và 32% kế hoạch lợi nhuận.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của VPI đang ở mức 9.819 tỷ đồng, tập trung vào khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, chiếm tổng 62% cơ cấu tổng tài sản. VPI đang có 6.827 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó 3.659 tỷ đồng là nợ đi vay.

Văn Phú Invest tiếp tục bị truy thu và phạt hành chính về thuế

(Vietnamdaily) - Mới đây, Tổng Cục thuế vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (VPI).

Theo quyết định xử phạt, Văn Phú đã có các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai không dẫn đến thiếu số thiế phải nộp theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Về hình thức xử phạt, Văn Phú bị phạt tiền gần 26,5 triệu đồng do 2 hành vi vi phạm trên. Song song đó, Công ty bị truy thu 165,5 triệu đồng với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu.

Doanh nghiệp bất động sản và con dao 2 lưỡi đòn bẩy tài chính

(Vietnamdaily) - Trong lúc dịch bệnh COVID-19 làm thị trường bất động sản “đóng băng”, nhiều doanh nghiệp chưa thu hồi được vốn để đầu tư, theo đó vay nợ tài chính là một hình thức được ưu tiên hơn cả.

Báo cáo triển vọng ngành bất động sản của Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), cấu trúc huy động vốn dự án từ khách hàng chiếm khoảng 30-40%, giúp tỷ lệ sử dụng đòn bẩy ở mức tương đối an toàn. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu toàn ngành, theo số liệu từ FinPro, giảm nhẹ từ mức 65,3% năm 2016 về mức 62,2% năm 2019.

Tính trong 9 tháng đầu năm 2020, còn khá nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguồn vốn chính từ đi vay với tỷ suất nợ vay/tổng nguồn vốn trên 30% như CII, DPG, HDG, VPI, NVL, VIC, CEO…

Tin mới