Văn phòng Quốc hội chưa nhận được văn bản đề xuất gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ

(Vietnamdaily) - Văn phòng Quốc hội khẳng định thông tin Quốc hội sẽ thảo luận về đề xuất gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng là thông tin không chính thống.
 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải thông tin về Chương trình khôi phục kinh tế, trong đó có đề xuất gói phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 với quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng và cho rằng dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận nội dung này tại Kỳ họp thứ 2.

Trong cuộc trao đổi để làm rõ thông tin này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết: "Văn phòng Quốc hội khẳng định: Đây là thông tin không chính thống. Việc đề xuất nội dung vào chương trình nghị sự của Quốc hội cần bảo đảm quy trình của Luật định. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm việc, thống nhất với Chính phủ về việc dự kiến những nội dung có hay không đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp. Vì vậy, liên quan đến quy mô gói phục hồi kinh tế sau đại dịch, tới thời điểm hiện nay, Văn phòng Quốc hội chưa nhận được văn bản đề xuất từ Chính phủ. Do đó, những thông tin của cá nhân, tổ chức đăng tải cho rằng tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội sẽ thảo luận về chương trình phục hồi kinh tế là không có căn cứ và không đáng tin cậy".

Van phong Quoc hoi chua nhan duoc van ban de xuat goi phuc hoi kinh te 800.000 ty
 Văn phòng Quốc hội chưa nhận được văn bản đề xuất gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng - Ảnh 1. 

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn thông tin thêm: "Theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đang chủ động, tích cực nghiên cứu đề xuất gói kích thích kinh tế theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 4 là xem xét, điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng linh hoạt và quy mô phù hợp để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội".

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kể từ cuối năm 2019, sau khi xuất hiện đại dịch COVID-19 nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, năm 2021, sự lây lan và bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ tư do biến chủng Delta, với các đợt giãn cách liên tiếp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp bị đình trệ, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã kiên trì, linh hoạt thực hiện mục tiêu kép với nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; đồng thời, quan tâm công tác an sinh xã hội, quyết liệt nhanh chóng ban hành nhiều chính sách, giải pháp linh hoạt trong việc khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Để tránh tình trạng thông tin không chính xác ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, trong đó có hoạt động của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết: "Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ quan có liên quan trong quá trình chuẩn bị văn bản chỉ khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thì mới cung cấp thông tin nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, cần phát huy tính dân chủ, nhất là tổ chức việc lấy ý kiến của nhân dân, tránh việc thông tin lệch lạc, phát ngôn không đúng thẩm quyền sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường, ổn định xã hội và các quyết sách của các cơ quan có thẩm quyền.

"Vì vậy, theo tôi, các cơ quan thông tin cần nêu cao trách nhiệm trong việc thẩm định thông tin, bảo đảm đưa tin chính xác, khách quan, nhất là những thông tin, tài liệu còn đang trong quá trình xây dựng, thảo luận thì vẫn cân nhắc để tránh ảnh hưởng, tác động đến tâm lý người dân và ổn định xã hội" - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.

Sự trở lại đầy ngoạn mục của cổ phiếu 'vua'

(Vietnamdaily) - Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh và trở thành trụ đỡ mạnh để thị trường không rơi sâu trong phiên giao dịch đầy cảm xúc 3/11.

Cổ phiếu "vua" kết phiên hứng khởi trong phiên giao dịch 3/11 như OCB (+6,9%), LPB (+6,8%) tăng trần, HDB (+6,2%), MSB (+6,2%), STB (+4,7%), TCB (+4,1%), VIB (+3,3%).

Hai mã ngân hàng OCB và LPB gây chú ý nhất khi tăng kịch trần lên lần lượt mức 28.800 đồng/cp và 22.850 đồng/cp. Cổ phiếu OCB vẫn tăng giá tích cực trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 31,2 tỷ đồng trong phiên. Đồng thời thanh khoản của cổ phiếu này cũng tăng lên mức kỷ lục hơn 18,3 triệu đơn vị.

Ô tô nào được miễn, giảm phí khi vào nội thành Hà Nội?

Có 3 nhóm ôtô sẽ được miễn, giảm phí khi vào nội thành Hà Nội là xe ưu tiên, xe ưu tiên có điều kiện và xe khách công cộng.

Video: Xung quanh đề án thu phí phương tiện vào nội đô (Nguồn: ANTV).
Đơn vị tư vấn vừa xây dựng và trình Sở Giao thông vận tải Hà Nội địa điểm sẽ lập 87 trạm thu phí phương tiện (ôtô) vào nội đô. Về lộ trình thực hiện, đơn vị tư vấn đưa ra lộ trình triển khai từ nay đến năm 2024, thu phí xe ôtô vào nội đô từ năm 2025. Ranh giới để xác định khu vực thu phí được giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 - Cầu Thanh trì - Pháp vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Tây Hồ Tây - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Hoàng Sa - Trường Sa - Lý Sơn - Nguyễn Văn Linh - Vành đai 3.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.