Vẫn còn 4 tỷ người chưa thể kết nối Internet

 Bốn rào cản ngăn cách người dùng ở các nước thứ ba với thế giới số bao gồm: độ phủ sóng, giá cả, ngôn ngữ và nhận thức.

Vẫn còn 4 tỷ người chưa thể kết nối Internet

Đã hơn 46 năm kể từ ngày khách hàng đầu tiên tiếp cận dịch vụ online, 23 năm kể từ ngày trình duyệt NCSA Mosaic gây bùng nổ hệ thống World-Wide Web, nhưng vẫn hơn phân nửa dân số thế giới - khoảng 4,1 tỷ người - không được tiếp cận với Internet, theo báo cáo State of Conectivity 2015 dài đến 56 trang của Facebook.

Báo cáo viết: “Hơn 10 năm qua, mỗi năm có khoảng 200-300 triệu người dùng  mới tiếp cận Internet”. Ở tốc độ đó, thế giới sẽ cần 15-20 năm hoặc hơn để kết nối tất cả mọi người. 

Độ phủ sóng là vấn đề lớn đầu tiên. Phần lớn người dùng mới sẽ tiếp cận Internet thông qua điện thoại 3G hoặc 4G. Tuy vậy, vẫn có đến 1,6 tỷ người sống ở những khu vực thiếu những kết nối này. Hơn 90% trong số đó từ các nước thế giới thứ ba: Đông Nam Á, khu vực châu Phi hạ Sahara.

Vấn đề này đến từ các nhà cung cấp kết nối, khi chi phí vận hành ở các vùng này tiêu tốn gấp 2-3 lần, nhưng mật độ người dùng lại ở mức thấp nhất. Tệ hơn, họ không đủ khả năng chi trả.

Van con 4 ty nguoi chua the ket noi Internet

Khi mà thậm chí vài vùng hẻo lánh của Vương quốc Anh, Mỹ và các nước phát triển còn không được phủ sóng, chẳng có nhiều cơ hội cho các vùng hoang sơ rộng lớn ở nông thôn Ấn Độ hoặc châu Phi. Google và Facebook rất nỗ lực khắc phục vấn đề này thông qua các trạm phát sóng bằng khinh khí cầu hoặc drones, Microsoft cũng thử nghiệp mạng Wi-Fi miễn phí từ các trạm năng lượng mặt trời.

Giá cước cũng là vấn đề lớn. Báo cáo cho thấy gần 30% dân số ở các nước đang phát triển vẫn đang sống dưới mức nghèo, và 2 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho 500MB dữ liệu Internet mỗi tháng.

Theo nhà phân tích Mason, cư dân Vương quốc Anh trung bình chỉ phải chi 1% thu nhập hàng tháng cho dữ liệu di động, con số ở Bắc Mỹ là 2%, Ấn Độ là 4% và Nigeria là 7%. Trung bình, cư dân các nước đang phát triển phải dành ra số tiền gấp đôi cho chi phí Internet. Nếu tính cả chi phí mua và tiền điện sạc thiết bị, cùng với các chi phí nhắn tin bổ sung, con số này có thể tăng gấp 3. Chi phí cho pin ở các nước đang phát triển rất cao, người dùng không được tiếp cận với điện phải trả từ 2-8 USD để sạc pin thiết bị.

Van con 4 ty nguoi chua the ket noi Internet-Hinh-2

Thu nhập tăng và giá thiết bị ngày càng rẻ đang giải quyết ít nhiều vấn đề này, khi “trong năm 2014, các gói cước 500MB đã có thêm hơn 500 triệu người dùng tại các khu vực đang phát triển”. Nhưng nhiều người vẫn phải dùng chung gói cước - dường như nhiều gia đình vẫn chỉ đủ tiền cho 1 thiết bị, trong khi các khu vực nghèo nhất hầu như không có smartphone.

Ngôn ngữ là vấn đề thứ ba, và là một trong những vấn đề nan giải nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thế giới có khoảng 7.000 ngôn ngữ, nhưng 56% các trang web đang dùng tiếng Anh, và 89% số website chỉ dùng khoảng 10 ngôn ngữ phổ thông nhất. Kết quả, hơn 1 tỷ người không thể tìm được các nội dung liên quan bằng tiếng mẹ đẻ của họ.

Van con 4 ty nguoi chua the ket noi Internet-Hinh-3

Cũng theo báo cáo, Google Android chỉ hỗ trợ 76 ngôn ngữ, và Facebook là 139. Nghĩa là Facebook chỉ có thể tiếp cận đến 83% người dùng biết 2 ngôn ngữ, và họ cần đến 800 ngôn ngữ để tiếp cận 98% người dùng.

Nhận thức là vấn đề thứ tư, và là vấn đề khó nhận biết nhất. Các vấn đề nhận thức được nêu ra bao gồm kỹ năng (sử dụng thiết bị số), hiểu biết về lợi ích của việc online và vấn đề “văn hóa hoặc được sự đồng thuận của cộng đồng”. Chưa có một nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này, nhưng người dùng nữ đang chịu nhiều thiệt thòi vì nó.

Báo cáo cho rằng “hơn ⅔ cư dân các vùng hẻo lánh không hiểu Internet là gì”, và 75% dân cư các vùng chưa có kết nối ở Nigeria còn chưa từng nghe đến từ Internet.

Van con 4 ty nguoi chua the ket noi Internet-Hinh-4

Đây là vấn đề chỉ có thể giải quyết dài hạn bằng cách nâng cao giáo dục, cung cấp Internet ở trường học, và bằng các dự án “xóa mù công nghệ” cho các bé gái, vốn chịu nhiều thiệt thòi ở các nước đang phát triển.

Cũng cần những dự án thử nghiệm để xem smartphone có tác dụng như thế nào trong việc nâng cao khả năng online. Ví dụ, tại Papua New Guinea, khi hơn 35% cư dân vẫn mù chữ, dự án SMS Story gửi các câu chuyện thông qua tin nhắn đã giảm tỷ lệ này ở trẻ em.

Tóm lại, báo cáo cho rằng “kết nối 4 tỷ người còn lại sẽ ngày càng khó khăn, bởi nhiều trong số họ đang sống trong cảnh nghèo đói, thiếu các kỹ năng giáo dục cơ bản và không quen thuộc với công nghệ số như thiết bị di động”.

Smartphone đã mang hàng tỷ người online, nhưng đa phần trong số đó đến từ các thành phố, đã có học vấn nhất định cùng nguồn thu nhập ổn định.  Đa số họ đều có nguồn điện, giá cước ở thành phố cũng rẻ hơn nhiều.

Do vậy, sẽ khó khăn và tốn kém hơn để cung cấp Internet đến hàng tỷ người ở các khu vực nông thôn nghèo, nơi thiếu mọi lợi thế trên.

Những dự đoán gây sốc về Internet trong tương lai

(Kiến Thức) - Đây là những dự đoán khoa học công nghệ thú vị nhất về những gì Internet có thể nắm giữ trong tương lai.

Những dự đoán gây sốc về Internet trong tương lai
Vào năm 2025, bạn có thể quên đi sự hiện diện của Internet. Internet sẽ phổ biến hơn nhưng thay vì các lắp đặt lằng nhằng như hiện nay, nó sẽ gọn gàng hơn. Chúng ta sẽ không còn khái niệm “lên mạng” hay “tìm kiếm thứ gì đó trên Internet". Lúc đó, Internet có thể trở thành một phần quen thuộc.
Vào năm 2025, bạn có thể quên đi sự hiện diện của Internet. Internet sẽ phổ biến hơn nhưng thay vì các lắp đặt lằng nhằng như hiện nay, nó sẽ gọn gàng hơn. Chúng ta sẽ không còn khái niệm “lên mạng” hay “tìm kiếm thứ gì đó trên Internet". Lúc đó, Internet có thể trở thành một phần quen thuộc.

Top sự thật cực thú vị về điện thoại di động

90% điện thoại tại Nhật Bản chống được nước, iPhone đắt nhất có giá tới hơn 15 triệu USD... là những điều thú vị về điện thoại có thể bạn chưa biết.

Top sự thật cực thú vị về điện thoại di động

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong
Ngày nay, điện thoại được xem như một "người bạn" của chúng ta; và gần như trong túi quần của bất kỳ ai cũng có cho mình ít nhất một chiếc điện thoại di động. Với những người sở hữu smartphone, nó thậm chí còn giống như một thứ "gây nghiện" khiến lúc nào chúng ta cũng chăm chăm dúi mắt vào màn hình để lướt web, xem Facebook... Quan trọng là vậy thế nhưng có những sự thật thú vị về điện thoại mà bạn có lẽ chưa bao giờ biết. Dưới đây là 9 thông tin thú vị như vậy. 
Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-2

Chiếc điện thoại di động đầu tiên: Motorola Dyna TAC 8000X. Motorola Dyna TAC 8000X được xem là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Nó được phát minh năm 1983 bởi Martin Copper, một nhân viên cấp cao của Motorola. Máy chỉ có thể lưu được 30 danh bạ, có trọng lượng khoảng 1,1 kg và cho thời gian đàm thoại chỉ 30 phút. Nếu muốn sở hữu, bạn cũng phải bỏ ra một khoản tiền "khổng lồ" vào thời điểm đó: 3.999 USD.

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-3

Cuộc điện thoại di động đầu tiên. Cuộc điện thoại di động đầu tiên được thực hiện bởi Martin Cooper vào ngày 3/4/1983. Martin Cooper đã gọi điện cho kỹ sư Joel S. Engel lúc này đang làm việc tại hãng Bell Labs, và chiếc điện thoại được dùng để thực hiện cuộc gọi, không phải model nào khác mà chính là chiếc Motorola Dyna TAC do Martin Cooper phát minh ra. 

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-4

Smartphone đầu tiên được sản xuất bởi IBM. Chiếc smartphone đầu tiên đã ra đời cách đây hơn 20 năm, cụ thể là vào ngày 16/8/1994; và IBM chính là công ty đã sản xuất ra nó. Ban đầu có tên mã "Angler", máy về sau được đổi tên thành “Simon Personal Communicator” trước khi được tung ra vào năm 1994. Đây là chiếc điện thoại thương mại đầu tiên có màn hình cảm ứng, có thể dễ dàng hoạt động nhờ sự giúp đỡ của bút cảm ứng stylus hoặc đầu ngón tay. Nó được cài sẵn các tiện ích như lịch, máy tính, danh bạ, ghi chú Note Pad.

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-5

90% điện thoại di động tại Nhật Bản chống được nước. Một điều khá thú vị là gần 90% điện thoại di động  tại Nhật Bản có khả năng chống nước, bởi người dân tại đây rất thích dùng điện thoại ngay cả khi đang ở trong nhà tắm.

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-6

Apple bán 37,04 triệu iPhone năm 2012. Năm 2012, Apple bán được 37,04 triệu chiếc iPhone trong vòng 14 tuần, hay tốc độ bán 262 máy/phút, 4 chiếc iPhone/giây.

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-7

Chiếc điện thoại đắt nhất của Apple có giá 15,3 triệu USD. Nếu là một triệu phú về tiền bạc, hẳn bạn sẽ rất muốn sở hữu chiếc điện thoại iPhone của hãng chế tác Stuart Hughes. Mẫu iPhone 5 này có giá bán lên tới 15,3 triệu USD sau khi được phủ bởi 26 carat kim cương đen.

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-8

Android là hệ điều hành smartphone phổ biến nhất thế giới. Không có gì phải bàn cãi rằng iPhone là chiếc smartphone lớn nhất thế giới, tuy nhiên, do có giá bán cao, nó không phải là mẫu smartphone phổ biến nhất thế giới. Thay vào đó, hệ điều hành Android với nhiều mẫu mã, kích thước, và giá bán khác nhau, hiện đang chiếm tới 82,8% thị trường smartphone. Đây là thị phần theo thống kê của hãng nghiên cứu ComScore.

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-9

Hóa đơn điện thoại di động cao nhất: 201.000 USD. Hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng đều chẳng lấy làm vui vẻ gì khi nhìn thấy số tiền trong tờ hóa đơn thanh toán tăng cao. Chính vì vậy, bạn sẽ hình dung ra cô Celina Aarons sẽ shock như thế nào khi được thông báo một tờ hóa đơn điện thoại lên tới 201.000 USD. Lý do của số tiền khổng lồ này là bởi Celina có 2 người anh trai bị câm điếc. Hai người này liên lạc với cô qua điện thoại, và cước phí vẫn hoàn toàn bình thường trước khi một người anh của cô có một chuyến đi sang Canada. Người anh này đã gửi hơn 2.000 tin nhắn văn bản và tải về hàng loạt video, với chi phí lên tới 2.000 USD/video. 

Top su that cuc thu vi ve dien thoai di dong-Hinh-10

65% người dùng smartphone không tải bất kỳ ứng dụng nào. Mặc dù có tới gần 2,8 tỷ người đang dùng smartphone trên toàn thế giới, thế nhưng theo một thống kê của ComScore, chỉ có 35% người dùng smartphone thực hiện việc tải ứng dụng, 65% còn lại chưa bao giờ làm công việc này. 

Top 10 món quà tặng công nghệ ý nghĩa nhất

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm công nghệ đang được xem là món quà khá lý tưởng để mọi người dành tặng cho nhau trong những dịp lễ, sinh nhật.

Top 10 món quà tặng công nghệ ý nghĩa nhất
Top 10 mon qua tang cong nghe y nghia nhat
1. Smartphone. Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, smartphone là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Điện thoại thông minh không chỉ đóng vai trò là phương tiện liên lạc, mà nó còn giúp chúng ta có thể lướt web, chụp ảnh, quay video, nghe nhạc, xem phim…

Đọc nhiều nhất

Tin mới