Ván cờ Ukraine - Nga: Ý nghĩa chiến thắng đối với mỗi bên là gì?

Khái niệm thắng bại của Nga và Ukraine sẽ tiếp tục thay đổi tùy theo cán cân sức mạnh trên chiến trường Ukraine.

Ván cờ Ukraine - Nga: Ý nghĩa chiến thắng đối với mỗi bên là gì?
Khi các sự kiện ở Ukraine liên tục tiếp diễn, giới hoạch định chính sách ở Kiev và Moscow đang tái đánh giá các thông số dùng để xác định thế nào là một chiến thắng hoặc một thất bại có thể chấp nhận được đối với họ.
CIA và quân đội Mỹ lúc đầu đánh giá sai tình hình
Khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2/2022, dự báo dành cho phía Ukraine là ảm đạm. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) dự báo rằng các lực lượng Nga có thể cắt thủng phòng tuyến Ukraine và đánh chiếm Kiev chỉ trong vài tuần lễ. Tương tự, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley từng được cho là đã dự báo rằng chính phủ Ukraine sẽ không tồn tại quá 72 tiếng đồng hồ.
Van co Ukraine - Nga: Y nghia chien thang doi voi moi ben la gi?
 Xe tăng Nga. Ảnh: RIA.
Trong tháng đầu tiên của chiến sự, phía Ukraine cũng nhìn nhận vậy. Mục tiêu chính của họ là bảo đảm sự sống còn của nhà nước Ukraine, tính đến tình huống chỉ quản lý được một vùng lãnh thổ nhỏ. Do xác suất cao sẽ thất bại về quân sự, giới ngoại giao Ukraine thậm chí còn thu xếp với phương Tây để lập một chính phủ lưu vong. Theo kịch bản đó, chính phủ Ukraine sẽ rời tới một thủ đô châu Âu nào đó để đảm bảo an toàn, trong khi những bộ phận còn lại của quân đội Ukraine sẽ chuyển sang tác chiến bất đối xứng để chống lại lực lượng Nga chiếm đóng.
Tuy nhiên, Ukraine vẫn có những thành công nhất định trong việc kháng cự lại quân Nga. Vào cuối mùa hè, Ukraine đã có thể mở một cuộc phản công, Vào đầu tháng 11, các quan chức quốc phòng cấp cao của Nga buộc phải thừa nhận rằng vị trí của họ ở Kherson là khó giữ và đã công bố việc rút quân qua sông Dnieper để lập phòng tuyến trước mùa đông.
Ukraine đặt mục tiêu tham vọng hơn?
Một số thành công nhất định đó đã khiến Ukraine xem xét lại mục tiêu của mình. Kiev đã nhắm tới việc đẩy quân Nga ra khỏi các lãnh thổ họ vừa chiếm kể từ tháng 2/2022. Một số quan chức Ukraine thậm chí còn thảo luận việc lấy lại bán đảo Crimea (bị Nga sáp nhập vào năm 2014).
Vào tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ không thỏa hiệp trong nỗ lực lấy lại lãnh thổ. Tại hội nghị thường niên Chiến lược châu Âu Yalta 17 (YES), ông tuyên bố: “Chúng ta chỉ có thể nói về một lệnh khôi phục hoàn toàn toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine trong biên giới được quốc tế công nhận vào năm 1991. Điều này có nghĩa rằng Crimea và Donbass thuộc về Ukraine”.
Andriy Yermak - Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, bình luận tương tự: “Sẽ có hòa bình khi chúng tôi đẩy lùi hoàn toàn được quân đội Nga ở Ukraine và đạt được biên giới năm 1991”.
Như vậy có những dấu hiệu cho thấy Kiev đang hướng tới chiến thắng tối đa. Tuy nhiên, vẫn phải xem liệu Ukraine có duy trì được cuộc phản công hay không, đặc biệt là khi mùa đông đến.
Nga điều chỉnh chiến lược và mục tiêu
Trong khi đó, vào đầu xung đột quân sự, Tổng thống Nga Putin dường như hướng tới mục tiêu là một chiến thắng tổng thể. Kế hoạch ban đầu của Nga là nhanh chóng đánh chiếm Kiev và hạ bệ chính phủ Ukraine, trong khi chỉ vấp phải sự phản kháng yếu. Chiến thắng toàn cục đó sẽ đưa Ukraine quay trở về vùng ảnh hưởng của Nga và bảo đảm chính quyền Kiev thân thiện với Nga tương tự như chính quyền Belarus.
Tuy nhiên, với diễn biến thực địa, mục tiêu đó hiện đã trở nên xa vời với Nga. Việc quân Nga không chiếm được sân bay Antonov và tình trạng tắc nghẽn của một lực lượng lớn quân cơ giới trên đường tới Kiev đã buộc Nga phải từ bỏ mục tiêu chiếm thủ đô của Ukraine. Sau đó, Nga tuyên bố giai đoạn 1 của “chiến dịch quân sự đặc biệt” đã kết thúc.
Thực tế trên chiến trường đã kéo theo sự thay đổi trong chiến lược của Nga. Điện Kremlin đã hướng sự chú ý tới khu vực miền Đông và miền Nam Ukraine. Ông Putin lúc này hướng tới một mục tiêu giới hạn hơn trong không gian địa lý thu hẹp này.
Hiện chưa rõ mức độ Moscow thu hẹp điều kiện mà họ cho là cần thiết cho chiến thắng. Tổng thống Putin có thể tính toán rằng nếu tổng động viên lực lượng dự bị, Nga có thể giành thắng lợi toàn cục. Trước mắt, vào tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu công bố động viên một phần lực lượng dự bị (300.000 lính). Hiện Nga vẫn thận trọng với động thái tăng thêm lực lượng dự bị. Nếu Nga nâng mục tiêu cần giành được, họ có thể phải huy động thêm lực lượng dự bị ngoài con số 300.000 nói trên.
Có vẻ Nga đã đặt ra mục tiêu hạn chế hơn ở vùng Nam và Đông Ukraine.
Sau khi Nga chính thức sáp nhập 4 vùng của Ukraine, nếu Nga tiếp tục nắm chắc các vùng này, họ có thể tuyên bố về một chiến thắng dựa trên việc bảo vệ thành công các vùng này.
Triển vọng đàm phán mờ mịt
Lúc này, chưa bên nào trong xung đột Nga - Ukraine tỏ ra sẵn sàng đàm phán thực sự. Lẽ thông thường, các nước ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột vũ trang khi họ ở vị thế quân sự mạnh hơn để ép đối phương phải nhượng bộ hoặc khi họ ở thế yếu, bị đe dọa và cần đến hòa bình.
Hiện tại, Tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định sẽ không có đàm phán chừng nào các lực lượng Nga chưa rút hết khỏi Ukraine.
Trong khi đó, xác suất Nga chấp nhận đàm phán cũng thấp. Nếu đàm phán, Nga sẽ có đòi hỏi tối thiểu là nắm chắc những khu vực họ đã sáp nhập ở miền Đông và Nam Ukraine, cũng như tiếp tục duy trì kiểm soát bán đảo Crimea.
Như vậy, khả năng ngừng bắn không nằm trong tương lai gần. Chiến sự sẽ tiếp tục đến khi một bên đạt được một lợi thế quân sự quyết định để gây sức ép đạt được một kết quả có lợi. Không bên nào chấp nhận thỏa hiệp tại bàn đàm phán cho đến khi thế cân bằng sức mạnh nghiêng đáng kể về bên này hoặc bên kia.
Giai đoạn này, nhịp độ chiến sự có thể trùng xuống do nhiệt độ thời tiết giảm sâu trong các tháng mùa đông. Điều này cho giới hoạch định chính sách của Nga và Ukraine thêm thời gian để suy tính các bước đi tiếp theo và nhìn nhận các mục tiêu của mình.

Quốc gia siêu cường số một về xe tăng vào năm 2030

Sở hữu số lượng xe tăng nhiều hơn so với Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Ý cộng lại vào năm 2030, đây là nước mà bạn ít ngờ tới nhất.

Quốc gia siêu cường số một về xe tăng vào năm 2030

Một trong những kho vũ khí xe tăng hiện đại và lớn nhất thế giới sẽ sớm thuộc về… Ba Lan. Sau khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra, chính phủ Ba Lan đang bắt tay vào việc nâng cấp các lực lượng mặt đất trị giá hàng tỷ đô la.

Quoc gia sieu cuong so mot ve xe tang vao nam 2030

Hai hợp đồng mua bán vũ khí mới giúp quân đội Ba Lan trở thành một trong những lực lượng trên bộ mạnh nhất thế giới. Chính phủ Ba Lan đã ký các thỏa thuận mua gần 1.300 xe tăng hoàn toàn mới từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Xe tăng đắt nhất: Lerlerc giá 8,5 triệu USD chỉ đứng thứ ba

Có cái giá lên tới 8,5 triệu USD, tuy nhiên xe tăng Lerlerc của Pháp chỉ xếp ở vị trí thứ ba trong top xe tăng đắt nhất thế giới và vẫn "khá rẻ" nếu so với top 1.

Xe tăng đắt nhất: Lerlerc giá 8,5 triệu USD chỉ đứng thứ ba
Xe tang dat nhat: Lerlerc gia 8,5 trieu USD chi dung thu ba
Xe tăng Type 90 mới nhất từ Nhật Bản hiện đang là xe tăng đắt nhất thế giới hiện nay, lên tới 9.4 triệu USD. 

Hình ảnh ấn tượng của sứ mệnh trở lại Mặt Trăng

Chuyến bay Artemis I mở đầu hành trình trở lại Mặt Trăng của NASA sau khi sứ mệnh Apollo kết thúc cách đây nửa thế kỷ.

Hình ảnh ấn tượng của sứ mệnh trở lại Mặt Trăng

Hinh anh an tuong cua su menh tro lai Mat Trang

Hệ thống Phóng Không gian (SLS) được phóng thành công vào rạng sáng 16/11 (giờ Mỹ), mang theo tàu vũ trụ Orion cho sứ mệnh Artemis I, kéo dài 25,5 ngày. Đây là chuyến bay không người lái, khởi đầu sứ mệnh trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sau 50 năm. Đợt phóng diễn ra tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida sau nhiều lần trì hoãn.

Hinh anh an tuong cua su menh tro lai Mat Trang-Hinh-2

Hình ảnh được chụp ít lâu sau khi phóng SLS, cho thấy một trong 4 tấm pin Mặt Trời của Orion lúc tàu vũ trụ tách khỏi tên lửa. Theo Gizmodo, những tấm pin được gắn vào European Service Module, bộ phận cung cấp điện, nước, oxy và điều chỉnh nhiệt độ trên khoang tàu.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.