Văn bản “trên trời” - phải xử lý thủ trưởng!

(Kiến Thức) - "Dân bây giờ có nhiều khoản phải đóng góp lắm. Thu nhập thấp, trong khi lại phải nuôi các ông ấy để đề ra những chính sách "trên trời" thì thật là vô tích sự và chỉ thiệt thòi cho dân mà thôi".

Văn bản “trên trời” - phải xử lý thủ trưởng!
Ông Đỗ Văn Ân, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ bày tỏ quan điểm như vậy về những chính sách "trên trời" được dự thảo hoặc đã ban hành thời gian quan. 
Đồng cảm với nỗi lo của ông Viện trưởng
Ông biết chuyện Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đang "ông nói gà, bà nói vịt" về dự thảo thông tư liên tịch quy định "ngực lép" không được lái xe chứ?
Tôi có biết qua báo chí.
Ông nghĩ sao với quy định ấy?
Ai cũng biết lái xe không đủ tiêu chuẩn mới gây tai nạn. Nhưng người ta mới chỉ nhìn thấy ở cái việc đơn giản là vòng ngực to hay bé để suy luận sức khoẻ của người lái xe mà không nghĩ được xa hơn, tổng quát hơn. Rõ ràng, những người ra quyết định đó mang tư duy thiên về sách vở.
Đây không phải là lần đầu tiên ở ta có một quy định được cho là "tư duy sách vở", thiếu thực tiễn như thế!
Đúng vậy. Thời gian qua, chúng ta có nhiều quy định buồn cười quá! Từ việc cấm bán thịt lợn quá 8 tiếng kể từ khi mổ, cộng điểm cho Mẹ Việt Nam Anh hùng, gần đây lại xới lên chuyện đã đề cập từ 2008 là vòng ngực nhỏ không được lái xe... Toàn những quy định thiếu căn cứ khoa học, chẳng điều tra gì cả.
Vì thế mà trong cuộc trò chuyện cùng phóng viên cách đây chưa lâu, PGS.TS Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật đã phải thốt lên: "Cứ đà này có khi người ta quy định mỗi tuần người chồng được ngủ với vợ mấy lần". 
(Cười lớn) Ông Viện trưởng nói một cách trào phúng, châm biếm thế thôi. Nhưng đúng là, với tình hình hiện nay thì tôi e rằng, nhiều người cũng sẽ đồng cảm với nỗi lo ấy. 
Ông Đỗ Văn Ân, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ nói về việc có những chính sách "trên trời".
Ông Đỗ Văn Ân, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ nói về việc có những chính sách "trên trời". 
Cái đầu trong phòng máy lạnh!
Thử lý giải nguyên nhân của những quy định "trên trời", theo ông là do đâu?
Tôi cho rằng, những người này cần phải được tập huấn lại. Họ cần phải đi thực tế để biết được hơi thở cuộc sống. Họ mới chỉ mang hơi thở trong phòng lạnh thôi. Một phần nữa là do năng lực, do cái đầu của họ cũng chỉ được đến thế.
Ông nói thế nào chứ có phải ai cũng được ngồi trong những cái ghế đó đâu?
Đúng. Tôi thừa nhận là ở ta, quy chế tuyển dụng cán bộ rất rõ ràng, chặt chẽ. Thế nhưng, nếu tổ chức thực hiện được quy chế ấy thì đã chẳng có những dư luận kiểu phải mất một - hai trăm triệu để vào làm trong cơ quan này, cơ quan nọ.
Ở góc độ là một người dân có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, ông cảm thấy thế nào khi tiền đó để trả lương cho những cán bộ mang "hơi thở máy lạnh" như thế?
Đương nhiên là tôi không thoải mái. Tôi cho rằng, chính những quy định thiếu thực tế càng làm cho người dân thêm bức xúc. Dân bây giờ có nhiều khoản phải đóng góp lắm. Thu nhập thấp, trong khi lại phải nuôi các ông ấy để đề ra những chính sách "trên trời" thì thật là vô tích sự và chỉ thiệt thòi cho dân mà thôi. 
Nếu là vô tích sự thì hẳn những người này không đáng được ngồi trên những cái ghế đó nữa?
Đúng thế.
Nhưng thực tế thì họ vẫn ngồi?
Đó là kết quả của bộ máy hành chính quan liêu. Cơ quan nào bây giờ cũng có tham mưu về pháp luật, ở các bộ thì có các phòng pháp chế. Nói chung, mâm bát đầy đủ cả nhưng rồi cũng chẳng làm được gì bởi còn đang ngồi trong phòng máy lạnh.
Tôi tưởng, để đưa ra được những quy định cho sát thực tế thì cái đầu mới là quan trọng chứ đâu phải phòng có máy lạnh hay không?
Dĩ nhiên, cái đầu là quan trọng. Nhưng cái đầu mà chỉ đặt trong phòng máy lạnh thì hỏng! Thực tế đã chứng minh đấy. Chưa kể, có những cái đầu dù có đi thực tế thì cũng chẳng khá hơn vì nó chỉ được đến thế!
Theo ông thì điều gì khiến các ông ấy chỉ ngồi phòng máy lạnh mà ra văn bản?
Do tổ chức quản lý lỏng lẻo chứ còn gì nữa!
Chứ không phải họ ngại khó ngại khổ, ngại đi mưa nắng?
Không. Tôi không cho rằng như thế. Vì có những quy định được ban hành xuất phát từ cái tâm của cán bộ, muốn lo cho dân như việc quy định không được bán thịt lợn quá 8 tiếng. Nhưng ai sẽ kiểm soát được? Đấy là tính thiếu thực tế.
Mà cũng chẳng loại trừ việc bây giờ, có khi anh cứ ngồi phòng lạnh thao thao bất tuyệt thì lại được lòng thủ trưởng, còn anh mà đi thực tế rồi biết tình hình, cãi lại thủ trưởng thì bị cho ra rìa ngay.
Ý ông là chính những người thủ trưởng ấy cũng mang tư duy máy lạnh?
Tôi tin là vậy.
Bộ Tư pháp không thể vô can
Liệu việc đề ra những quy định "buồn cười" như thế có khiến niềm tin của ông vào cơ quan công quyền bị ảnh hưởng?
Chẳng riêng gì tôi đâu mà niềm tin trong dân dù vẫn có nhưng nó đã bị suy giảm rồi. Do đó, rất cần những tiếng chuông cảnh tỉnh về vấn đề này, để họ đừng tái diễn, làm sự mất niềm tin càng lớn nữa.
Hồi tháng 5, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Tư pháp cho biết đã phát hiện hơn 10.000 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có gần 6.300 văn bản quy phạm pháp luật. Ấy thế mà sau đó vẫn có những quy định "trên trời", không sát thực tế đấy, thưa ông?
Chúng ta có Bộ Tư pháp cầm cân nảy mực về mặt pháp luật mà để sơ hở như thế thì quả là ngoài sức tưởng tượng. Lọt thì lọt ít thôi chứ làm gì mà để lọt nhiều thế!
Để lọt những văn bản trái pháp luật như thế, theo ông thì cần quy trách nhiệm cho ai?
Phải là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đó chứ! Nếu người đứng đầu không tư duy máy lạnh thì làm sao có chuyện đó được. Nhưng cũng phải xem xét lại cả tổ chức hoạt động của Bộ Tư pháp nữa. Họ không thể vô can.
Nhưng có vẻ, nói thì dễ mà chẳng mấy thực hiện được, khi mà đến bây giờ, nhiều văn bản cứ thò thụt, nay ban hành, mai hủy bỏ vì thiếu thực tế, nhưng rồi chẳng ai có quyền kiện.
Đấy, chết là ở chỗ đấy. Làm sai thì cũng chẳng bị xử lý. Thậm chí, làm đúng không những không được khen thưởng mà lại còn bị cô lập. Vậy thì làm sao mà có tính răn đe, làm gương được.
Phải "triệt tiêu" những cái đầu "có hạn"
Theo ông, có cách nào để làm triệt tiêu những văn bản "trên trời"?
Có chứ. Muốn vậy phải thực hiện đúng quy chế tuyển dụng cán bộ, phải thi thố đàng hoàng và thực chất, nói chung là phải "triệt tiêu" những cái đầu suy nghĩ giản đơn do trình độ có hạn. Nhưng khó đấy, chưa thể làm ngay được đâu, nên sẽ vẫn có những văn bản buồn cười thôi.
Vậy để hạn chế nó thì phải làm gì?
Với những cán bộ đề ra quy định thiếu thực tế do năng lực thì cần điều chuyển họ đi làm việc khác. Họ bị sai lầm một lần rồi mà lại tiếp tục ngồi đó thì không ai khẳng định rằng họ không tiếp tục sai lầm đâu. Cán bộ làm công tác tham mưu thì phải xuống dân, gần dân thì có khi mới trưởng thành được. Thứ hai là thủ trưởng cũng phải rất tinh tường. Và nếu có những văn bản "trên trời" thì thủ trưởng phải là người bị xử lý đầu tiên, theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4. Phải làm đến nơi đến chốn mới được!
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
"Cũng có thể, những người phát minh ra văn bản "trên trời" là vì họ muốn chứng tỏ rằng tôi có sản phẩm đấy, đừng có nghĩ tôi "ăn không ngồi rồi". Có điều, chất lượng của văn bản đó bị chi phối bởi tầm nhìn và cái đầu của họ nên mới thế. Nếu có lòng tự trọng thì cán bộ đã chẳng ngồi máy lạnh mà ra văn bản đâu".

“Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT”: Tùy tiện về mặt luật pháp

(Kiến Thức) - Công văn 1042/C67-P3, chỉ là văn bản chỉ đạo nội bộ và không phải là văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy nó không có hiệu lực đối với toàn dân nói chung và nhà báo nói riêng.

“Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT”: Tùy tiện về mặt luật pháp

Với việc cấm người dân quay phim và chụp ảnh CSGT khi làm nhiệm vụ, Công văn 1042/C67-P3, ngày 26/4/2013, của Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67), gửi CSGT các địa phương, đang gây ra nhiều tranh cãi gay gắt và bức xúc trong công luận nước nhà.

Pháp luật không cấm việc quay phim chụp ảnh CSGT “hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm”. (Ảnh: Tiền Phong)
 Pháp luật không cấm việc quay phim chụp ảnh CSGT “hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm”. (Ảnh: Tiền Phong)

Hai bộ đùn đẩy vụ “ngực lép không được lái xe“

Nhiều quy định bất hợp lý từng bị phản đối như “ngực lép” không được lái xe lại tiếp tục được đưa ra trong một dự thảo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ GTVT ghi ngày 7/8/2013.

Hai bộ đùn đẩy vụ “ngực lép không được lái xe“
Ngực to, bụng béo mới được lái xe !
 Ngực to, bụng béo mới được lái xe !

Dự thảo thông tư liên tịch ghi rõ “Quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe”, trong đó tiếp tục bê nguyên nhiều quy định đã được đưa ra trong Quyết định 33 do Bộ Y tế ban hành năm 2008 từng gây phản ứng trong dư luận, khiến Bộ này sau đó phải rút lại. 

Bàng hoàng nhìn thương tích bé gái bị cha đánh đập

(Kiến Thức) - Được cơ quan chức năng giải cứu đưa về UBND phường, khi thấy người cha "hung thần” đến đón về, cháu bé đã hoảng loạn chui xuống gầm bàn lẩn trốn, kêu cứu.

Bàng hoàng nhìn thương tích bé gái bị cha đánh đập

Đó là cháu Nguyễn Thùy Dương (5 tuổi), bị cha ruột đánh đập tàn nhẫn mang thương tích nặng nề vừa được các ban ngành phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức, TP.HCM) giải thoát đưa về nuôi dưỡng tại Làng thiếu niên Thủ Đức-TP.HCM.

Tin mới