Vạch trần hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo ở Việt Nam

Các "hiện tượng tôn giáo mới", tà đạo như Pháp Luân công, Hội thánh Đức Chúa trời mẹ…đang có xu hướng phát triển gây ảnh hưởng không tốt trong đời sống xã hội.

Vạch trần hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo ở Việt Nam
Tuyên truyền mê tín dị đoan, xúc phạm tín ngưỡng
Mới đây, Bộ Nội vụ có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk về đề nghị ban hành hướng dẫn xác định chủ thể vi phạm trên lĩnh vực tôn giáo quy định về công tác quản lý “hiện tượng tôn giáo mới”, “tà đạo”, các hoạt động tôn giáo giảng dạy, sinh hoạt, truyền đạo trên không gian mạng…”.
Vach tran hien tuong ton giao moi, ta dao o Viet Nam
 
Bộ Nội vụ cho biết, hiện nay, các "hiện tượng tôn giáo mới", "tà đạo" đang có xu hướng phát triển gây ảnh hưởng không tốt trong đời sống xã hội. Đây là những tổ chức sơ khai, không đủ điều kiện để hình thành tổ chức tôn giáo.
Đối với những trường hợp có ảnh hưởng đến xã hội, Bộ Nội vụ chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và đề xuất chủ trương công tác đấu tranh, quản lý như "Pháp Luân công", "Thanh Hải Vô thượng sư", "Nhất Quán đạo", "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ"…
Với các hoạt động tôn giáo giảng dạy, sinh hoạt, truyền đạo trên không gian mạng, Bộ Nội vụ khẳng định đây là các hoạt động tự phát của cá nhân chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo... Các hoạt động này về cơ bản thuần túy mang tính chất truyền, giảng đạo cho tín đồ có nhu cầu, nhưng không có điều kiện đến trực tiếp các buổi giảng đạo tại cơ sở tôn giáo.
Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng lợi dụng phương thức này để gây sự chú ý của cộng đồng mạng vì mục đích vụ lợi tuyên truyền mê tín dị đoan, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo gây bức xúc dư luận.
Các đối tượng đó đã bị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm thông qua các quy định của pháp luật có liên quan như Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 14/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử, Nghị định số 38/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Cảnh giác với các "hiện tượng tôn giáo mới", "tà đạo"
Hiện tượng “tôn giáo mới”, “tà đạo” mà điển hình như Pháp luân công, Hội thánh đức chúa trời mẹ, Năng lượng gốc trống đồng… đang có xu hướng trở lại trong thời gian gần đây.
Theo các cơ quan chức năng, để có thể lôi kéo được hội viên tham gia, những đối tượng chủ chốt của các hội nhóm, hiện tượng tôn giáo mới có nhiều “chiêu trò”, thủ đoạn.
Để tránh sự chú ý của cơ quan chức năng, nhiều hội nhóm, tổ chức tôn giáo đã chuyển sang sinh hoạt với nhiều thủ đoạn mới như rao giảng, nhóm họp trên không gian mạng qua Zoom, Zalo, Facebook, các điểm sinh hoạt tại các nơi công cộng như quán nước, quán cà phê, nhà riêng, nhà trọ…
Điểm chung của “hiện tượng tôn giáo mới”, các hội nhóm, tổ chức tôn giáo này là lợi dụng các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, trình độ dân trí, bế tắc trong cuộc sống... để tuyên truyền. Những nội dung tuyên truyền thường khá cực đoan, phi khoa học, không phù hợp với phong tục tập quán và văn minh nhân loại, lôi kéo, dụ dỗ người tham gia chỉ biết sống riêng bản thân mình, từ bỏ gia đình, từ bỏ dòng họ, tổ tiên. Tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền cũng chủ yếu là tài liệu không có nguồn gốc. Nhiều tài liệu góp nhặt các bài nói, viết, bài giảng do các đối tượng tự đặt ra.
Thủ đoạn của các đối tượng là “câu, nhử” dần. Ban đầu chỉ là lân la làm quen, khéo léo tiếp cận tìm hiểu gia cảnh của từng người, rồi động viên chia sẻ, hướng dẫn những điều cần thiết trong cuộc sống, sau đó sẽ tìm cách thao túng tâm lý, ép người tham gia bằng sự sợ hãi bởi những lời rao giảng lệch chuẩn, gieo vào tín đồ niềm tin ngày tận thế, về những rủi ro, những điều siêu nhiên, về sứ mệnh cao cả của hội viên để cứu rỗi linh hồn, về cuộc sống an nhàn, hạnh phúc khi theo các tổ chức, hội nhóm này.
Ban Tôn giáo Chính phủ mới đây cũng cho biết, gần đây Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ (tên gọi quốc tế và đầy đủ là Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới) đã phục hồi trở lại. Đây là giáo phái mang danh tôn giáo, nhưng hoạt động theo mô hình đa cấp, lợi dụng tín điều về ngày tận thế trong Kinh Thánh để gieo rắc nỗi sợ hãi cho người tin theo, làm cho họ nhận thức người thân là ma quỷ, quay lưng lại với gia đình, bỏ việc làm và học tập, biến mình thành công cụ tuyên truyền và kiếm tiền cho tổ chức.
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, lợi dụng tình hình đại dịch COVID-19, Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ tăng cường hoạt động trên không gian mạng, thông qua các phần mềm ứng dụng (Zoom, Telegram, Skype), sau một khoảng thời gian tạm lắng.
Sự phục hồi của tổ chức này đã được Ban Tôn giáo Chính phủ cảnh báo từ năm 2021 và tham mưu lãnh đạo Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi tuyên truyền, lôi kéo người tin theo, giải tán các tụ điểm nhóm họp trái pháp luật, không chấp thuận hoạt động dưới mọi hình thức, bao gồm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung và các hình thức núp bóng, trá hình như thành lập công ty, văn phòng, cửa hàng, câu lạc bộ, hội nghị, hội thảo…
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, giáo phái này dùng nhiều thủ đoạn và phương thức khác nhau để tiếp cận người mới. Độc ác nhất là việc hướng dẫn người tin theo dụ dỗ, lôi kéo thêm người tham gia, làm tan vỡ các mối quan hệ vốn là nền tảng của sự ổn định, trật tự trong gia đình và xã hội, tạo nên những mất mát niềm tin và nỗi đau cho mọi người xung quanh.
Tổ chức này cũng bất chấp quy định của pháp luật khi tự cho mình là mẫu mực đúng đắn, và cho rằng mọi tín ngưỡng, tôn giáo khác đều là “tà”, đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật gây chia rẽ, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo. Việc trục lợi trên đức tin, mang danh tôn giáo nhưng hoạt động trái với đạo đức tốt đẹp của xã hội, tôn giáo, vi phạm pháp luật đã bị xã hội và nhiều chức sắc, chức việc các tôn giáo lên tiếng phản đối.
Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh: "Người dân Việt Nam vốn rất khoan dung tôn giáo, nhưng cũng rất nghiêm khắc, không dung thứ với các hoạt động đi ngược lại chuẩn mực giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trong đó có đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Pháp luật Việt Nam không cho phép các tổ chức dạng này được hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào".

>>> Mời độc giả xem thêm video Vén màn tà đạo "Hội thánh Đức Chúa Trời" khiến bao gia đình ly tán

  

Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ và những chiêu bài bị lật tẩy

Trong thời gian gần đây, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ và lật tẩy các chiêu bài truyền đạo trái phép của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” nhằm lôi kéo người dân tham gia.

Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ và những chiêu bài bị lật tẩy
Trong thời gian gần đây, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ và lật tẩy các chiêu bài truyền đạo trái phép của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” nhằm lôi kéo người dân tham gia khiến nhiều gia đình vợ chồng ly thân, con xa rời bố mẹ và làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.

Tin nóng 10/9: Giết mẹ già 79 tuổi vì bị nhắc nhở chuyện ăn nhậu

Giết mẹ già 79 tuổi vì bị nhắc nhở chuyện ăn nhậu; Hiếp dâm bé gái, trốn truy nã suốt 10 năm; Trộm mô tô của em ruột, cầm cố lấy 4 triệu đồng... là những tin nóng 10/9.

Tin nóng 10/9: Giết mẹ già 79 tuổi vì bị nhắc nhở chuyện ăn nhậu
Tin nong 10/9: Giet me gia 79 tuoi vi bi nhac nho chuyen an nhau

Giết mẹ già 79 tuổi vì bị nhắc nhở chuyện ăn nhậu: Đặng Hoàng Nam (41 tuổi, ngụ huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) bị mẹ ruột là bà Đoàn Thị Thao (79 tuổi, ngụ cùng địa phương) nhắc nhở chuyện ăn nhậu, Nam bất ngờ dùng dao sát hại mẹ mình. Ngày 10/9, Nam bị Công an tỉnh Trà Vinh tạm giữ hình sự. 

Tin nong 10/9: Giet me gia 79 tuoi vi bi nhac nho chuyen an nhau-Hinh-2

Hiếp dâm bé gái, trốn truy nã suốt 10 năm: Sau khi uống rượu xong, Nguyễn Văn Huệ (58 tuổi) hiếp dâm bé gái ở huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) và bỏ trốn lên tỉnh Bình Phước. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 10/9, Công an tỉnh Trà Vinh cho biết đã bắt giữ Huệ sau 10 năm lẩn trốn. 

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.