Vaccine Sputnik Light khác gì Sputnik V… được nhập về Việt Nam?
Vaccine Sputnik-Light đơn liều đã được cấp phép sử dụng tại Nga. Tuy nhiên, vaccine Sputnik V hai liều vẫn tiếp tục là công cụ tiêm chủng chính tại nước này. Việt Nam vừa đàm phán thành công mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021.
Thu Hà (TH)
Phiên bản rẻ hơn của Sputnik V
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo nước này đã cho phép sử dụng vaccine một liều ngừa COVID-19 có tên Sputnik Light, một động thái có thể giúp tăng nguồn cung cấp vaccine ở các nước có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Sputnik Light là vaccine đơn liều
Sputnik Light là phiên bản chi phí rẻ hơn của vaccine Sputnik V với một liều duy nhất, được phát triển dựa trên công nghệ vector adenovirus với việc sử dụng loại vector (rAd26) - một trong hai thành phần chính của Sputnik V. Vaccine này đã chính thức được cấp phép sử dụng ở Nga ngày 6/5.
Sputnik Light sẽ được đưa vào tiêm đại trà từ tháng 1/2022 và có thể được sử dụng cho đối tượng từ 18-60 tuổi và những người có lượng kháng thể thấp.
Dựa trên dữ liệu được phân tích 28 ngày sau khi tiêm - trong chương trình tiêm chủng hàng loạt của Nga từ ngày 5/12/2020 - 15/4/2021, vaccine một liều đã được chứng minh là có hiệu quả 79,4%. Mức hiệu quả gần 80% cao hơn so với nhiều loại vaccine hai liều trên thế giới, làm nổi bật hiệu quả đã được chứng minh của thuốc đối với tất cả các biến thể COVID-19 mới.
Các thử nghiệm cũng cho thấy, trong cùng khoảng thời gian 28 ngày, có 91,67% người phát triển kháng thể trung hòa virus, và 100% có phản ứng miễn dịch tế bào chống lại SARS CoV-2 protein S vào ngày thứ 10.
Ngoài ra không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận sau khi tiêm vaccine Sputnik Light; thuốc tuân thủ các yêu cầu về bảo quản vaccine và hậu cần tiêu chuẩn.
Vaccine một liều cho phép nhiều người hơn được chủng ngừa trong thời gian ngắn hơn, có hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch trong giai đoạn phát triển cấp tính.
Tuy nhiên, RDIF nhắc lại rằng, vaccine Sputnik V hai liều mà nước này phát triển trước đó vẫn tiếp tục là công cụ tiêm chủng chính của Nga.
Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Từ 11/8/2020, Bộ Y tế Nga đã cho triển khai tiêm quy mô toàn quốc vaccine Sputnik V. Đến nay vaccine Sputnik V được hơn 50 quốc gia phê chuẩn sử dụng.
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet, vaccine Sputnik V hiệu quả lên tới 91,6 %, riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98 % tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virút SARS CoV-2..
Sputnik V đến Việt Nam
Chiều 2/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc cùng đại diện Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (đơn vị đầu tư nghiên cứu và sản xuất vaccine Sputnik V). Kết quả, Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021. Trước đó, Liên bang Nga đã tặng Việt Nam 1.000 liều vaccine Sputnik V từ đầu năm nay.
Việt Nam mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021
Được biết ngày 23/3, Việt Nam cũng đã phê duyệt khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Đây là vaccine COVID-19 thứ hai được Bộ Y tế cấp phép, sau AstraZeneca.
Đặc biệt, một tin vui nữa, chiều 8/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã điện đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko. Trong cuộc điện đàm, Chủ tịch Valentina Matvienko cho biết, Liên bang Nga đang xem xét việc chuyển giao công nghệ để sản xuất vaccine Sputnik V trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo VOV, một thông tin liên quan đến vaccien Sputnik V khác, là Công ty Vabiotech đã được Nga chấp thuận đảm nhiệm một phần trong dây chuyền sản xuất vaccine Sputnik V, công suất dự kiến 5 triệu liều/tháng.
Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech cho biết, Công ty JSC Generium của Nga đang thẩm định dây chuyền sản xuất của công ty tại Hà Nội. Dự kiến, quá trình này hoàn tất trong tháng 6. Từ tháng 7, công ty sẽ bắt đầu phụ trách gia công, đóng ống, đóng gói bao bì vaccine Sputnik V.
Dự kiến, mỗi tháng, Công ty Vabiotech sẽ gia công 5 triệu liều vaccine Sputnik V. Tuy nhiên, vaccine thành phẩm sẽ do Nga quyết định việc phân phối.
Cũng theo ông Đạt, Vabiotech chỉ đảm trách phần gia công nên toàn bộ số vaccine thành phẩm sẽ do phía Nga quyết định xem có được giữ lại Việt Nam một phần hay chuyển toàn bộ về quốc gia này để họ phân phối. Hiện hai bên vẫn chưa có thỏa thuận chính thức.
*** “Bài tuyên truyền thực hiện Nghị định 84/NQ-Cp ngày 29/5/2020 của Chính phủ”.
Mời độc giả xem Hà Nội: Phương án chính thức thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Nguồn: HANOITV.
Vaccine chống COVID-19 “Made in Việt Nam” sắp được thử nghiệm trên cơ thể người
(Kiến Thức) - Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.
Kể từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến ngày hôm nay, 9 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm bệnh, hơn 500.000 người đã thiệt mạng, Covid-19 đã có mặt tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mọi nỗ lực khống chế sự lây lan "như vũ bão" của virus đang trở nên quá mong manh.
Khoảng 35 công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tập hợp lại và chạy đua với thời gian để tạo ra một loại Vaccine ngừa Covid-19, ít nhất 4 trong số đó đã có kết quả và đã thử nghiệm thành công trên động vật. Sản phẩm đầu tiên thuộc quyền sở hữu của Công ty công nghệ sinh học Moderna, Mỹ đã chính thức có kế hoạch thử nghiệm trên người. Không nằm ngoài cuộc đua nghiên cứu chế tạo Vaccine phòng ngừa Covid-19, Việt Nam cũng đã sớm tập trung nhân lực từ những ngày đầu tiên để có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp về loại Vaccine này.
Mục sở thị nhà máy sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới
(Kiến Thức) - Nơi sản xuất vaccine COVID-19 "Sputnik V" duy nhất ở Nga là nhà máy dược phẩm Binnopharm thuộc Tập đoàn tài chính AFK Sistema, nằm ở thành phố Zelenograd, ngoại ô Moscow.
Theo Viện nghiên cứu Gamaleya, địa điểm sản xuất vaccine duy nhất ở Nga là nhà máy dược phẩm Binnopharm thuộc Tập đoàn tài chính AFK Sistema, nằm ở thành phố Zelenograd, ngoại ô Matxcơva.
Là một trong những phát minh quan trọng nhất lịch sử nhân loại, thuốc súng của Trung Hoa cổ không chỉ thay đổi cách thức chiến tranh mà còn tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.
Là một trong những phát minh quan trọng nhất lịch sử nhân loại, thuốc súng của Trung Hoa cổ không chỉ thay đổi cách thức chiến tranh mà còn tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.
Nhiều trường hợp phải phẫu thuật ghép gan do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị virus viêm gan B. Vì vậy, cần biết cách phòng tránh tổn thương gan.
Sau khi sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý, người đàn ông bị tổn thương gan nghiêm trọng và phải ghép gan cấp cứu mới cải thiện được chức năng sống.
Công an TP Hà Nội đã đề nghị truy tố các đối tượng trong đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Hà Lan về Việt Nam, được cất giấu ngụy trang trong túi TPCN.
Thị trường có nhiều biến thể thuốc lá điện tử, phong phú mẫu mã, được nhập lậu và "nguỵ trang" dưới hình thù đồ chơi ngộ nghĩnh, bày bán tại nhiều cửa hàng, xe hàng rong cạnh cổng trường học.
Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.
Việc tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, đặc biệt là phương pháp đắp lá thuốc, không chỉ có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng mà còn dẫn đến những hậu quả khó lường.
Những lỗi sai mà nhiều người dùng tủ lạnh để cất trữ thực phẩm, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán hoàn toàn có thể mắc phải sẽ gây nên nguy cơ biến đồ ăn thành độc tính gây hại cho sức khỏe
Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025.
Lệnh cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025 khiến nhiều chủ cửa hàng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều người đang loay hoay tìm hướng đi mới, trong khi số khác tạm thời thất nghiệp.
Biết là thuốc diệt chuột có độc, nhưng người phụ nữ vẫn ngậm để “dọa” gia đình, rồi nhổ bỏ ngay. Sau đó thuốc đã ngấm vào cơ thể, gây nên những biểu hiện bất thường với sức khỏe.
Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú, đủ để chăm sóc sức khỏe người dân. Nhưng điều đáng lo ngại là nếu không được đào tạo, những người biết về cây thuốc sẽ ít dần.