Uy lực hệ thống tên lửa phòng không Spyder hiện đại của Việt Nam

Spyder là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân. Hệ thống phòng không này gây ấn tượng với việc bảo vệ khu vực mục tiêu diện tích lớn, độ chính xác cao.

Ngoài những cái tên quen thuộc như tên lửa phòng không, pháo phòng không hay đài radar chống máy bay tàng hình, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần hai tiếp tục giới thiệu đến khách tham quan loại tên lửa Spyder – một trong số hệ thống phòng không hiện đại của Việt Nam.

Spyder (Surface-to-air PYthon-5 and DERby Air Defense System) là một hệ thống tên lửa phòng không đất đối không, phản ứng nhanh, cơ động, phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trên không với tầm ngắn như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, thiết bị bay không người lái...

Uy luc he thong ten lua phong khong Spyder hien dai cua Viet Nam
Uy luc he thong ten lua phong khong Spyder hien dai cua Viet Nam-Hinh-2
Uy luc he thong ten lua phong khong Spyder hien dai cua Viet Nam-Hinh-3
Uy luc he thong ten lua phong khong Spyder hien dai cua Viet Nam-Hinh-4

Hệ thống này bảo vệ khu vực có đường kính 120km và có thể tiêu diệt mục tiêu có vận tốc nhỏ hơn 800m/s.

Hệ thống phòng không này từng được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất và Hội nghị Quân chính toàn quân.

Trong triển lãm lần này Quân chủng Phòng không - Không quân trưng bày một tổ hợp gồm xe chỉ huy (CCU), xe chiến đấu tầm ngắn Spyder-SR, xe chiến đấu tầm trung Spyder-MR, cùng đạn tập.

Xe Spyder-SR mang theo 4 tên lửa đất đối không tầm ngắn, có thể đánh chặn các mục tiêu trên không từ khoảng cách 20km ở độ cao 9.000m.

Xe Spyder-MR mang theo 8 đạn tên lửa đất đối không tầm trung, có tầm bắn tối đa lên đến 50km ở độ cao 16.000m.

Uy luc he thong ten lua phong khong Spyder hien dai cua Viet Nam-Hinh-5
Uy luc he thong ten lua phong khong Spyder hien dai cua Viet Nam-Hinh-6

Đạn tên lửa của hệ thống tên lửa phòng không Spyder được thiết kế để có thể miễn nhiễm với nhiễu điện tử, với các đạn có đầu tự dẫn ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng và đạn có đầu tự dẫn radar chủ động.

Ngoài ra còn có radar cảnh giới 3D cho các xe phóng, bao gồm ELM-2016 cho Spyder-SR và ELM-2084 cho Spyder-MR. Cuối cùng, xe chỉ huy và điều khiển (CCU) – trung tâm tác chiến của toàn hệ thống, có nhiệm vụ kết nối các xe phóng di động và radar.

Tuy nhiên, các xe tiếp đạn, xe phục vụ chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không Spyder chưa được đưa ra trưng bày tại triển lãm lần này.

Thời gian triển khai tác chiến của hệ thống phòng thủ tên lửa Spyder chỉ khoảng 15 phút với 4 binh sĩ cho mỗi xe phóng.

Hệ thống tên lửa phòng không Spyder đang có trong biên chế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tăng M1A1 Abrams của Mỹ “vô dụng” ở chiến trường Ukraine?

Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ thừa nhận, xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams mà họ hỗ trợ Ukraine đã không hoạt động hiệu quả như mong muốn.

Tang M1A1 Abrams cua My “vo dung” o chien truong Ukraine?

Trong số rất nhiều loại vũ khí được Mỹ cung cấp cho Ukraine, xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams từng được quảng bá là có tác động lớn đến tình hình chiến tranh và được người Ukraine hy vọng là “vũ khí thay đổi chiến trường”. Nhưng thực tế, chiến trường đã trả lời tất cả.

Tàu ngầm lớp Yasen-B của Nga: Cơn ác mộng với Mỹ

Được trang bị vũ khí hiện đại và khả năng tàng hình vượt trội, tàu ngầm lớp Yasen-B đang giúp Nga chiếm ưu thế trong cuộc chiến dưới lòng đại dương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới