Ứng xử của người Phật tử đi chùa trong ca dao

Đối với chư Tăng, tục ngữ nhắc người Phật tử về tâm niệm: "Kính Phật phải trọng Tăng".

Ứng xử của người Phật tử đi chùa trong ca dao
Hơn 20 thế kỷ đồng hành cùng văn hóa Việt Nam, Phật giáo đã thẩm thấu vào nguồn mạch văn học dân gian để sản sinh ra những câu ca dao - tục ngữ mang đậm dấu ấn triết lý nhà Phật, trong đó có những câu đề cập đến văn hóa ứng xử của người Phật tử khi đi chùa.
Thông qua khảo sát tư liệu ca dao - tục ngữ, tuy không thể đầy đủ tất cả các lễ thức oai nghi của người Phật tử trong chốn tu hành nhưng cũng có thể nói lên những nét chính yếu để giữ gìn vẻ nghiêm tịnh cho môi trường tu tập.
Khi đã bước chân vào cửa chùa, những hơn thua về địa vị, tài sản, quyền lực v.v... đều phải xả bỏ bên ngoài chỉ còn giữ lại một tâm thức thành kính, trong sạch đến chốn thiền môn. Ảnh minh họa.
 Khi đã bước chân vào cửa chùa, những hơn thua về địa vị, tài sản, quyền lực v.v... đều phải xả bỏ bên ngoài chỉ còn giữ lại một tâm thức thành kính, trong sạch đến chốn thiền môn. Ảnh minh họa.
Đối với chư Tăng, tục ngữ nhắc người Phật tử về tâm niệm: “Kính Phật phải trọng Tăng” vì đó là những người có đạo hạnh đáng kính, người trao truyền và giảng giải Phật pháp cho chúng sinh, là nhịp cầu nối đưa đạo đến với đời. Lễ nghi đầu tiên khi bước vào chùa là: “Tiên bái trụ trì, hậu bái Thích Ca”. Lên chánh điện lạy Phật phải từ tốn khoan thai giữ gìn oai nghi người Phật tử. Nếu có gặp những bậc tu hành thì cũng phải tỏ lòng thành kính:
Im như Bụt mọc trên chùa,
Con vào chánh điện đừng đùa với Sư.
Cúi lạy con phải từ từ,
Đừng có vội vã mà hư thân mình.
Đối với tài sản của Tam bảo, người đi chùa được khuyên không nên khởi phát lòng tham để tránh những quả báo xấu về sau: “Của già-lam chớ tham mang tội”.
Khi đã bước chân vào cửa chùa, những hơn thua về địa vị, tài sản, quyền lực v.v... đều phải xả bỏ bên ngoài chỉ còn giữ lại một tâm thức thành kính, trong sạch đến chốn thiền môn. Tự tính của chúng sinh là bình đẳng nên mỗi người cần giữ cho mình thái độ khiêm cung và hòa đồng với những bạn đồng tu, những thiện nam tín nữ đi chùa khác:
Mỗi người một nước, một non,
Tới cửa nhà Phật như con một nhà.
Phật tử đến chùa chỉ nên tập trung tu hành hoặc vấn đạo đối với chư Tăng, không nên có thái độ hơn thua và ganh ghét nhau:
Ở đây có cảnh có chùa,
Sớm hôm nghe pháp hơn thua làm gì.
Ai nhất thì tôi lại nhì,
Ai tu hơn nữa tôi thì thứ ba.
Việc tu hành cốt ở tâm chứ không phải hình thức bên ngoài mong người kính nể ngợi khen. Người tu chân chính không bao giờ tranh với đời, bản thân chịu thiệt một chút cũng không sao. Tự mình biết mình là được, nhường nhịn ai được thì cứ nhường để giữ gìn hòa khí trong chốn thiền môn nghiêm tịnh.
Đến chùa cùng tu tập là một thuận duyên vì “ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Nếu tu một mình hay bị cám dỗ bởi thói lười biếng tự thân thì ở chùa trong một tập thể cùng tu sẽ cảm thấy có động lực. Nhà Phật có câu “sức chúng như đại hải” vì có thể tùy duyên giúp chúng sinh nhiếp tâm tinh tấn tu hành. Trong môi trường như vậy chỉ nên tập trung tu, bỏ qua tất cả những chuyện phàm trần khác để hướng đến mục đích giải thoát cao cả của đời người:
Ở đây gần bạn gần thầy,
Công phu sớm tối có ngày Tây phương.
Bên cạnh việc dựa vào sức đại chúng, người tu còn phải biết tự nương tựa vào sức lực và trí tuệ của chính mình. Tuy nhiên không vì thế mà trở nên ngã mạn với bản lĩnh tự thân, luôn phải biết khiêm nhường trong đối nhân xử thế. Ý này được chuyển vào thơ ca dân gian:
Ai lên Hương Tích cảnh thiền,
Dừng chân chiêm bái tôi khuyên đôi lời.
Hãy tin tiềm lực con người,
Đừng trông đừng đợi trên đời ngoài ta.
Cũng đừng học thói kiêu sa,
Khiêm cung cẩn trọng mới là chính tâm.
Tin vào thực lực “đừng trông đừng đợi trên đời ngoài ta” nhưng cũng biết “khiêm cung cẩn trọng mới là chính tâm”, đây mới là con đường trung đạo của nhà Phật. Người không để rơi vào cực đoan nhị biên thì việc tu hành mới tiến bộ và đi đúng hướng.
Nguyện cầu mỗi tín đồ Phật giáo nói riêng và mỗi người dân nói chung khi đến chùa đều có thể giữ đúng oai nghi, tu tập đúng pháp. Ảnh minh họa.
Nguyện cầu mỗi tín đồ Phật giáo nói riêng và mỗi người dân nói chung khi đến chùa đều có thể giữ đúng oai nghi, tu tập đúng pháp. Ảnh minh họa. 

Bước chân vào cửa thiền, mỗi Phật tử cần thấm nhuần bài học đạo đức Phật giáo về việc trừ tam độc tham sân si. Chung quy những giới luật nhà Phật đều có thể tóm gọn trong 3 việc: đừng si mê, đừng tham ái và đừng sân hận. Bài học này được đưa vào ca dao một cách nhẹ nhàng, có vần điệu, dễ thẩm thấu đối với người tiếp nhận:

• Những ai bước tới cửa thiền,
Nhớ lời Phật dạy trong miền nhân gian.
Chừa dâm, chừa độc, chừa tham.
Trừ ba nết ấy mới làm ăn nên.
• Sân si nghiệp chướng không chừa,
Bo bo giữ lấy tương dưa làm gì.

Bỏ những tính xấu ấy thì sự tu tập hay làm bất cứ việc gì trên đời mới hiệu quả và thành tựu được. Đạo Phật quan trọng sự chuyển hóa nội tâm của mỗi con người chứ không chấp vào hình thức tu tập bề ngoài. Dù chăm chỉ đi chùa hay cố gắng trường chay “bo bo giữ lấy tương dưa” thì cũng chỉ là phí công vô ích nếu trong tâm không thật sự “chừa dâm, chừa độc, chừa tham” và “sân si nghiệp chướng không chừa”.

Những cách thức tu hành và đối nhân xử thế của người Phật tử khi đi chùa được đưa vào ca dao - tục ngữ một cách rõ ràng, dễ hiểu. Vần điệu du dương cùng ngôn từ trong sáng của thơ ca dân gian khiến bài học về văn hóa ứng xử trở nên dễ tiếp nhận đối với đại đa số người dân, từ đó cũng dễ ứng dụng vào cuộc sống đời thường. Nhân mùa an cư kiết hạ, tác giả xin tặng bài viết này cho tất cả những ai đã, đang và sẽ có duyên lành với Phật pháp. Nguyện cầu mỗi tín đồ Phật giáo nói riêng và mỗi người dân nói chung khi đến chùa đều có thể giữ đúng oai nghi, tu tập đúng pháp và ra về trong niềm an lạc vô biên, công đức trọn lành.

Vũ Thị Hạnh Trang

_________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lệ Như Thích Trung Hậu, Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam, Nxb.TP.HCM, 2002.

2. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) – Nguyễn Thúy Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng ca dao người Việt – tập 1 và tập 2, Nxb.Văn Hóa Thông Tin, HN, 2012.

3. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) – Nguyễn Thúy Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt – tập 1 và tập 2, Nxb.Văn Hóa Thông Tin, HN, 2012.

Phật tử yêu và sống như thế nào?

Mỗi người sinh ra trên đời đều đã có những số phận khác nhau do nghiệp quả chiêu cảm trong vòng luân hồi. 

Phật tử yêu và sống như thế nào?
Nhưng mỗi số phận đều có chung một điểm tựa tinh thần, đó là đời sống tu tập nội tâm.
Đối với những người có nhân duyên với cửa Phật thanh tịnh, họ thọ Tam Quy y dưới sự chứng minh của Tam bảo và hành trì Ngũ giới, họ rất nên khẳng định với mọi người và với cuộc sống rằng, họ là phật tử; những người con của Phật có thể khẳng định cho được đạo lý của mình đang sống và đang tôn thờ, tổ chức của chúng ta đang tham gia, lý tưởng của chúng ta đang phục vụ.

Ai là đệ tử của A TU LA?

Buổi chia sẻ Pháp thoại từ thầy Thích Thiên Ân có chủ đề “Ta cần có nhau” đã kết nối những trái tim nhích lại gần nhau hơn.

Ai là đệ tử của A TU LA?
Đó chính là tinh thần đồng sự của đạo Phật, bởi con người không thể tồn tại như một cá nhân đơn lẻ, mà ngược lại con người sống cần có cộng đồng xã hội:
19h30 ngày 25/6/2014, ĐĐ.Thích Thiên Ân trụ trì chùa Quýt (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã quang lâm đạo tràng Phúc Tuệ Song Tu, thầy ban thời Pháp trân quý, không những vậy, thầy khai mở suối nguồn an lạc cho đại chúng bằng thiền ca, và ban thư pháp cho từng phật tử.

Làm sao để chia sẻ buồn vui với mọi người?

Khi chia sẻ buồn vui với mọi người, bạn cần trang bị thêm cho mình tâm xả.

Làm sao để chia sẻ buồn vui với mọi người?
HỎI: Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại. Vì vậy, tôi luôn sống tốt với mọi người, mong mọi người xung quanh mình có hạnh phúc, an vui để mình có nhiều cơ hội hơn được an vui, hạnh phúc.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.