Ukraine tuyên bố phá hủy pháo tự hành Triều Tiên ở Donbass

Ukraine tuyên bố phá hủy pháo tự hành Triều Tiên ở Donbass

Chỉ vài tuần sau khi được đưa vào chiến đấu, pháo tự hành do Triều Tiên cung cấp cho Quân đội Nga đã bị lực lượng Ukraine phá huỷ.

Trong một thông báo mới nhất của quân đội Ukraine ở miền đông Ukraine (Donbass), lực lượng này cho biết đã lần đầu tiên phá hủy một  pháo tự hành M-1989 Koksan do Triều Tiên chế tạo, chỉ vài tuần sau khi vũ khí này được đưa ra tuyền tuyến vào đầu tháng 1/2025. Ảnh Reddit
Trong một thông báo mới nhất của quân đội Ukraine ở miền đông Ukraine (Donbass), lực lượng này cho biết đã lần đầu tiên phá hủy một pháo tự hành M-1989 Koksan do Triều Tiên chế tạo, chỉ vài tuần sau khi vũ khí này được đưa ra tuyền tuyến vào đầu tháng 1/2025. Ảnh Reddit
Đoạn phim cho thấy chiếc máy bay không người lái ném quả đạn vào hệ thống pháo binh của Nga, với một số dấu hiệu cho phép xác định mục tiêu là pháo Koksan của Triều Tiên. Do video được quay bằng camera nhiệt, nhiệm vụ này có khả năng được thực hiện vào ban đêm, tại vùng Luhansk phía đông của Ukraine. Ảnh X
Đoạn phim cho thấy chiếc máy bay không người lái ném quả đạn vào hệ thống pháo binh của Nga, với một số dấu hiệu cho phép xác định mục tiêu là pháo Koksan của Triều Tiên. Do video được quay bằng camera nhiệt, nhiệm vụ này có khả năng được thực hiện vào ban đêm, tại vùng Luhansk phía đông của Ukraine. Ảnh X
"Tại khu vực Luhansk, các thiết bị chiến đấu của Tiểu đoàn thiết bị bay không người lái Nemesis số 412, đã bắn trúng một khẩu pháo tự hành M-1989 rất hiếm của Triều Tiên với cỡ nòng pháo 170mm", tuyên bố đăng tải trên Telegram. Ngoài ra, bài đăng còn kèm theo một video cho thấy vũ khí này bị phá hủy. Ảnh Wikipedia
"Tại khu vực Luhansk, các thiết bị chiến đấu của Tiểu đoàn thiết bị bay không người lái Nemesis số 412, đã bắn trúng một khẩu pháo tự hành M-1989 rất hiếm của Triều Tiên với cỡ nòng pháo 170mm", tuyên bố đăng tải trên Telegram. Ngoài ra, bài đăng còn kèm theo một video cho thấy vũ khí này bị phá hủy. Ảnh Wikipedia
М-1989 Koksan là một trong những vũ khí uy lực nhất được sản xuất ở Triều Tiên. Có rất ít thông tin về loại pháo này được biết đến do tính chất bí mật của chính quyền Triều Tiên. Khẩu pháo này được lắp trên khung gầm của xe tăng bánh xích như T-54, T-62 hoặc Type 59, điểu này đã làm hạn chế khả năng cơ động của pháo. Ảnh Wikipedia
М-1989 Koksan là một trong những vũ khí uy lực nhất được sản xuất ở Triều Tiên. Có rất ít thông tin về loại pháo này được biết đến do tính chất bí mật của chính quyền Triều Tiên. Khẩu pháo này được lắp trên khung gầm của xe tăng bánh xích như T-54, T-62 hoặc Type 59, điểu này đã làm hạn chế khả năng cơ động của pháo. Ảnh Wikipedia
M-1989 là phiên bản sửa đổi có thể mang theo 12 viên đạn, vũ khí này lần đầu tiên được trình diễn công khai tại cuộc duyệt binh năm 1985; tốc độ bắn của pháo là 1-2 phát/5 phút, là một trong những lựu pháo có tầm bắn xa nhất thế giới lên tới 40km với đạn thông thường và 60km với đạn phản lực chủ động. Ảnh Wikipedia
M-1989 là phiên bản sửa đổi có thể mang theo 12 viên đạn, vũ khí này lần đầu tiên được trình diễn công khai tại cuộc duyệt binh năm 1985; tốc độ bắn của pháo là 1-2 phát/5 phút, là một trong những lựu pháo có tầm bắn xa nhất thế giới lên tới 40km với đạn thông thường và 60km với đạn phản lực chủ động. Ảnh Wikipedia
Cách lực lượng Ukraine tìm thấy và tấn công khẩu pháo này không có gì đáng ngạc nhiên, một máy bay không người lái thuộc Tiểu đoàn Nemesis số 412 đã phát hiện ra dấu hiệu nhiệt đặc trưng của khẩu pháo trên nền trời đêm lạnh giá ở Ukraine và sau đó họ đã thả một quả bom vào mục tiêu.
Cách lực lượng Ukraine tìm thấy và tấn công khẩu pháo này không có gì đáng ngạc nhiên, một máy bay không người lái thuộc Tiểu đoàn Nemesis số 412 đã phát hiện ra dấu hiệu nhiệt đặc trưng của khẩu pháo trên nền trời đêm lạnh giá ở Ukraine và sau đó họ đã thả một quả bom vào mục tiêu.
Tuy nhiên, nơi lực lượng Ukraine tìm thấy và bắn trúng khẩu pháo này lại là điều đáng ngạc nhiên. Tiểu đoàn 412 đang tuần tra một khu vực tiền tuyến xung quanh Kupyansk, một thành phố trọng điểm, nằm trên các tuyến đường tiếp tế quan trọng dọc theo biên giới giữa Kharkiv và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Tuy nhiên, nơi lực lượng Ukraine tìm thấy và bắn trúng khẩu pháo này lại là điều đáng ngạc nhiên. Tiểu đoàn 412 đang tuần tra một khu vực tiền tuyến xung quanh Kupyansk, một thành phố trọng điểm, nằm trên các tuyến đường tiếp tế quan trọng dọc theo biên giới giữa Kharkiv và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Bên cạnh đó, đoạn video này cũng tiết lộ một số nhược điểm của lựu pháo M-1989. Một nhược điểm rõ ràng của Koksan là hệ thống pháo không có vỏ bọc thép, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho máy bay không người lái, vì nó có nhiều lỗ hổng nên lớp giáp lồng truyền thống của Nga không thể che phủ.
Bên cạnh đó, đoạn video này cũng tiết lộ một số nhược điểm của lựu pháo M-1989. Một nhược điểm rõ ràng của Koksan là hệ thống pháo không có vỏ bọc thép, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho máy bay không người lái, vì nó có nhiều lỗ hổng nên lớp giáp lồng truyền thống của Nga không thể che phủ.
Theo một số thông tin đăng tải trước đó, M-1989 Koksan lần đầu tiên được nhìn thấy ở Nga là vào tháng 10/2024, chúng được vận chuyển bằng đường sắt. Trước đó, Quân đội Nga đang diễn tập tại các căn cứ pháo binh của Triều Tiên, chứng tỏ sự hợp tác quân sự sâu hơn nữa giữa Nga và Triều Tiên.
Theo một số thông tin đăng tải trước đó, M-1989 Koksan lần đầu tiên được nhìn thấy ở Nga là vào tháng 10/2024, chúng được vận chuyển bằng đường sắt. Trước đó, Quân đội Nga đang diễn tập tại các căn cứ pháo binh của Triều Tiên, chứng tỏ sự hợp tác quân sự sâu hơn nữa giữa Nga và Triều Tiên.
Việc một khẩu pháo của Triều Tiên có mặt tại khu vực Kupyansk, dường như xác nhận những cam kết hỗ trợ vũ khí hạng nặng mà Bình Nhưỡng đã cam kết với Moscow. Cụ thể, khẩu pháo này đang hỗ trợ hoả lực cho Quân đoàn xe tăng cận vệ số 1 của Nga, nhằm siết chặt quân đồn trú của Ukraine ở Kupyansk.
Việc một khẩu pháo của Triều Tiên có mặt tại khu vực Kupyansk, dường như xác nhận những cam kết hỗ trợ vũ khí hạng nặng mà Bình Nhưỡng đã cam kết với Moscow. Cụ thể, khẩu pháo này đang hỗ trợ hoả lực cho Quân đoàn xe tăng cận vệ số 1 của Nga, nhằm siết chặt quân đồn trú của Ukraine ở Kupyansk.
Các chuyên gia quân sự Ukraine và phương Tây cho hay, có tới 12.000 binh lính Triều Tiên đã được triển khai ở khu vực Kursk cùng với các lực lượng Nga, đồng thời ghi nhận việc sử dụng thiết bị quân sự từ Bình Nhưỡng trên chiến trường.
Các chuyên gia quân sự Ukraine và phương Tây cho hay, có tới 12.000 binh lính Triều Tiên đã được triển khai ở khu vực Kursk cùng với các lực lượng Nga, đồng thời ghi nhận việc sử dụng thiết bị quân sự từ Bình Nhưỡng trên chiến trường.
Ngoài ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước cho biết, Nga có thể sẽ điều động thêm 3.000 quân Triều Tiên đến khu vực Kursk, nơi mà các lực lượng của Ukraine đang kiểm soát một phần lãnh thổ trong hơn 6 tháng, sau khi tiến hành một cuộc đột kích xuyên biên giới.
Ngoài ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước cho biết, Nga có thể sẽ điều động thêm 3.000 quân Triều Tiên đến khu vực Kursk, nơi mà các lực lượng của Ukraine đang kiểm soát một phần lãnh thổ trong hơn 6 tháng, sau khi tiến hành một cuộc đột kích xuyên biên giới.

GALLERY MỚI NHẤT