Ukraine ráo riết sửa siêu pháo Pion, điều tới miền đông

(Kiến Thức) - Xuất hiện hình ảnh cho thấy nhà máy quốc phòng Ukraine đang thực hiện việc sửa chữa, hồi phục các khẩu siêu pháo tự hành 2S7 Pion.

Trên trang mạng Militaryphotos mới đây đăng tải một hình ảnh bên trong nhà máy quốc phòng của Ukraine đang thực hiện việc sửa chữa hồi phục các xe pháo tự hành hạng nặng 2S7 Pion.
2S7 Pion (NATO định danh là M-1975) được xem là một trong những loại pháo truyền thông có cỡ nòng lớn nhất hiện nay, lên tới 203mm. Nó được phát triển từ những năm 1970 ở Liên Xô và trang bị chủ yếu cho Hồng quân. Sau năm 1991, 2S7 Pion được chia cho các nước thành viên Liên Xô (cũ), Ukraine hiện được xem là sở hữu số lượng 2S7 lớn nhất, lên tới 99 khẩu.
Xe pháo tự hành 2S7 đang được sửa chữa tại nhà máy.
 Xe pháo tự hành 2S7 đang được sửa chữa tại nhà máy.
Tuy nhiên, lâu nay Ukraine chủ yếu cất kho 2S7, hiếm khi sử dụng nó để huấn luyện hay trực chiến. Dẫu vậy, sau thất bại lớn, ở mức thê thảm tại miền đông đã khiến cho giới lãnh đạo Ukraine có lẽ quyết định muốn dùng tới khẩu siêu pháo này để tìm kiếm ưu thế trước phe ly khai.
Ngoài sức công phá khủng khiếp của khẩu pháo pháo 2A44 cỡ 203mm đạt tầm bắn xa đến 37.500m với đạn thông thường hoặc 55,5km với đạn có trợ lực rocket. Bên cạnh đó, âm thanh mà nó tạo ra khi khai hỏa cũng có thể khiến kẻ địch khiếp sợ.
2S7 Pion được thiết kế đặt trên khung gầm xe tăng T-80 nhưng đã cải tiến nhiều về phần thân xe. Nó nặng tới 46,5 tấn, dài 10,5m, rộng 3,38m, cao 3m, kíp chiến đấu 7 người.
Trước đó, đã có thông tin cho biết Ukraine sẽ triển khai siêu pháo 2S7 Pion tới miền đông để phục vụ cho cái gọi là "chiến dịch chống khủng bố". Ngoài 2S7, Ukraine đã đưa tới miền đông pháo tự hành hạng nặng 152mm 2S5 Giatsint-S, pháo phản lực phóng loạt hạng nặng 220m BM-27 Uragan.

“Phận thảm” của tàu chiến Nhật Bản sau nghỉ hưu

(Kiến Thức) - Sau khi loại biên chế năm 2012, chiếc tàu khu trục JS Hamayuki bị kéo ra biển làm bia tập bắn thay vì được nghỉ hưu trong bảo tàng.

Thông thường, sau khi tàu chiến loại khỏi trang bị có thể được đem ra phá dỡ hoặc bán lấy sắt vụn, “may mắn” hơn là được dùng làm bảo tàng nổi. Hoặc “thê thảm hơn”, tàu chiến cũ sẽ được dùng làm bia bắn phục vụ cho cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển. Và trường hợp của chiếc tàu JS Hamayuki (DD-126) của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) là một ví dụ điển hình.
Thông thường, sau khi tàu chiến loại khỏi trang bị có thể được đem ra phá dỡ hoặc bán lấy sắt vụn, “may mắn” hơn là được dùng làm bảo tàng nổi. Hoặc “thê thảm hơn”, tàu chiến cũ sẽ được dùng làm bia bắn phục vụ cho cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển. Và trường hợp của chiếc tàu JS Hamayuki (DD-126) của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) là một ví dụ điển hình.

Hãi hùng "hoa mẫu đơn" 2S7 của pháo binh Liên Xô

(Kiến Thức) - Dù có biệt danh gợi tới cái đẹp - "hoa mẫu đơn" nhưng pháo tự hành 2S7 là thứ vũ khí tấn công cực kỳ khủng khiếp khiến kẻ thù run sợ.

2S7 Pion (hoa mẫu đơn) là loại pháo tự hành cỡ 203mm, gia nhập biên chế Hồng quân Liên Xô từ những năm 1970. Hiện nay, 2S7 vẫn xuất hiện trong biên chế quân đội nhiều nước như Nga, Belarus, Gruzia và Ukraine... Với số lượng sản xuất hơn 1.000 khẩu, đây là hệ thống pháo thông thường mạnh mẽ nhất thế giới được sản xuất qui mô lớn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới