Ukraine nhận tên lửa mới, đe dọa vũ khí chủ lực của Nga?

Ukraine nhận tên lửa mới, đe dọa vũ khí chủ lực của Nga?

Ukraine nhận tên lửa phòng không mới IRIS-T của Đức, trực tiếp đe dọa những vũ khí tấn công chủ lực của Nga là trực thăng vũ trang Ka-52 và UAV tự sát Lancet. Tuy nhiên vũ khí này liệu có khả thi?

Kể từ khi bắt đầu cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào đầu tháng trước, những chiếc  trực thăng tấn công Ka-52 của Nga thực sự là một cơn ác mộng. Xe tăng Leopard, xe chiến đấu bộ binh Bradley, xe tăng AMX-10 của Pháp và nhiều loại khác đã trở thành nạn nhân của Ka-52. Ảnh: Tele.
Kể từ khi bắt đầu cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào đầu tháng trước, những chiếc trực thăng tấn công Ka-52 của Nga thực sự là một cơn ác mộng. Xe tăng Leopard, xe chiến đấu bộ binh Bradley, xe tăng AMX-10 của Pháp và nhiều loại khác đã trở thành nạn nhân của Ka-52. Ảnh: Tele.
Theo Bộ quốc phòng Nga, ngoài trực thăng Ka-52, thì UAV tự sát Lancet cũng là cơn ác mộng đối với người Ukraine. UAV Lancet là một loại máy bay không người lái nhỏ hơn, nhưng khả năng hủy diệt của nó đã được chứng minh trong cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh: BM.
Theo Bộ quốc phòng Nga, ngoài trực thăng Ka-52, thì UAV tự sát Lancet cũng là cơn ác mộng đối với người Ukraine. UAV Lancet là một loại máy bay không người lái nhỏ hơn, nhưng khả năng hủy diệt của nó đã được chứng minh trong cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh: BM.
Đó là lý do tại sao hai vũ khí trên lại gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên một tên lửa bổ sung, mà quân đội Ukraine sẽ nhận được, để sử dụng trên các hệ thống phòng không IRIS-T được Đức viện trợ. Đây là tên lửa phòng không dẫn đường bằng laser, trang bị trên hệ thống phòng không IRIS-T SLM. Ảnh: Flickr.
Đó là lý do tại sao hai vũ khí trên lại gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên một tên lửa bổ sung, mà quân đội Ukraine sẽ nhận được, để sử dụng trên các hệ thống phòng không IRIS-T được Đức viện trợ. Đây là tên lửa phòng không dẫn đường bằng laser, trang bị trên hệ thống phòng không IRIS-T SLM. Ảnh: Flickr.
Các bản nâng cấp gần đây cho hệ thống phòng không IRIS-T SLM, vốn sử dụng tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại, đã đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tiêu diệt mục tiêu; khi các máy bay của Nga đều có phương pháp chống tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại một cách hiệu quả. Ảnh: CNN.
Các bản nâng cấp gần đây cho hệ thống phòng không IRIS-T SLM, vốn sử dụng tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại, đã đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tiêu diệt mục tiêu; khi các máy bay của Nga đều có phương pháp chống tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại một cách hiệu quả. Ảnh: CNN.
Hệ thống phòng không IRIS-T SLM của Ukraine đã nhận được các tên lửa mới của Đức trong gói viện trợ quân sự mới nhất, sử dụng phương pháp ngắm mục tiêu bằng laser. Trên thực tế, tên lửa mới này không chỉ dẫn đường bằng laser, mà nó còn sử dụng kết hợp các phương pháp khác để khóa mục tiêu. Ảnh: Gain.
Hệ thống phòng không IRIS-T SLM của Ukraine đã nhận được các tên lửa mới của Đức trong gói viện trợ quân sự mới nhất, sử dụng phương pháp ngắm mục tiêu bằng laser. Trên thực tế, tên lửa mới này không chỉ dẫn đường bằng laser, mà nó còn sử dụng kết hợp các phương pháp khác để khóa mục tiêu. Ảnh: Gain.
Tên lửa IRIS-T SL mới của Đức trang bị cho Ukraine sử dụng công nghệ dẫn đường tiên tiến, bao gồm tín hiệu vệ tinh GPS và dẫn đường quán tính (INS) để dẫn đường tự động. Tên lửa cũng sử dụng liên kết dữ liệu tần số vô tuyến (RF) để cập nhật dữ liệu mục tiêu theo thời gian thực từ hệ thống radar bên ngoài. Ảnh: Forces.
Tên lửa IRIS-T SL mới của Đức trang bị cho Ukraine sử dụng công nghệ dẫn đường tiên tiến, bao gồm tín hiệu vệ tinh GPS và dẫn đường quán tính (INS) để dẫn đường tự động. Tên lửa cũng sử dụng liên kết dữ liệu tần số vô tuyến (RF) để cập nhật dữ liệu mục tiêu theo thời gian thực từ hệ thống radar bên ngoài. Ảnh: Forces.
Ngoài ra, tên lửa IRIS-T SL còn sử dụng đầu dò hồng ngoại thụ động có độ nhạy cao, để phát hiện và theo dõi chính xác mục tiêu, giúp nâng cao độ chính xác và khả năng chống nhiễu trước các biện pháp đối phó điện tử của đối phương. Ảnh: Military Today.
Ngoài ra, tên lửa IRIS-T SL còn sử dụng đầu dò hồng ngoại thụ động có độ nhạy cao, để phát hiện và theo dõi chính xác mục tiêu, giúp nâng cao độ chính xác và khả năng chống nhiễu trước các biện pháp đối phó điện tử của đối phương. Ảnh: Military Today.
Thông thường, hệ thống IRIS-T SLM không có khí tài trinh sát phát hiện mục tiêu bằng quang học, dùng cho thiết bị ngắm bắn laser. Tuy nhiên tên lửa IRIS-T SLM có thể nhắm mục tiêu ở khoảng cách lên tới 40 km, thì việc nhận dạng mục tiêu bằng tia laze hiệu quả ở cự ly như vậy, là một thách thức lớn. Ảnh: Military Today.
Thông thường, hệ thống IRIS-T SLM không có khí tài trinh sát phát hiện mục tiêu bằng quang học, dùng cho thiết bị ngắm bắn laser. Tuy nhiên tên lửa IRIS-T SLM có thể nhắm mục tiêu ở khoảng cách lên tới 40 km, thì việc nhận dạng mục tiêu bằng tia laze hiệu quả ở cự ly như vậy, là một thách thức lớn. Ảnh: Military Today.
Theo các chuyên gia quân sự độc lập, rất có thể trực thăng Ka-52 và UAV tự sát Lancet sẽ là mục tiêu chủ yếu của tên lửa IRIS-T SL. Việc làm sáng tỏ, những lý do đằng sau việc người Đức tích hợp các hệ thống dẫn đường bằng laser vào hệ thống phòng không IRIS-T SLM, có thể là một câu đố khá khó hiểu. Ảnh: Forces.
Theo các chuyên gia quân sự độc lập, rất có thể trực thăng Ka-52 và UAV tự sát Lancet sẽ là mục tiêu chủ yếu của tên lửa IRIS-T SL. Việc làm sáng tỏ, những lý do đằng sau việc người Đức tích hợp các hệ thống dẫn đường bằng laser vào hệ thống phòng không IRIS-T SLM, có thể là một câu đố khá khó hiểu. Ảnh: Forces.
Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng, việc bổ sung tên lửa dẫn đường bằng laser bán chủ động là một động thái chiến lược, nhằm tăng cường độ tin cậy của hệ thống IRIS-T SLM. Ví dụ hệ thống ngắm mục tiêu APKWS, sử dụng chiếu sáng laze để theo dõi mục tiêu trên không chính xác. Ảnh: Military Today.
Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng, việc bổ sung tên lửa dẫn đường bằng laser bán chủ động là một động thái chiến lược, nhằm tăng cường độ tin cậy của hệ thống IRIS-T SLM. Ví dụ hệ thống ngắm mục tiêu APKWS, sử dụng chiếu sáng laze để theo dõi mục tiêu trên không chính xác. Ảnh: Military Today.
Về mặt lý thuyết, việc bổ sung hệ thống phòng không bằng các bệ phóng APKWS có thể tăng đáng kể hiệu quả của nó. Nó có thể cung cấp một giải pháp kinh tế để đánh chặn các mối đe dọa như UAV hoặc trực thăng vũ trang, do đó giúp tăng cường bổ sung thêm một lớp bảo vệ. Ảnh: Tele.
Về mặt lý thuyết, việc bổ sung hệ thống phòng không bằng các bệ phóng APKWS có thể tăng đáng kể hiệu quả của nó. Nó có thể cung cấp một giải pháp kinh tế để đánh chặn các mối đe dọa như UAV hoặc trực thăng vũ trang, do đó giúp tăng cường bổ sung thêm một lớp bảo vệ. Ảnh: Tele.
Tên lửa dẫn đường bằng laser có thể đánh chặn nhiều loại mục tiêu trên không, giúp tên lửa bay theo chùm tia laser hướng vào mục tiêu, mang lại độ chính xác cao trong việc khóa và tiêu diệt mục tiêu. Điều này làm cho tên lửa dẫn đường bằng laser đặc biệt hiệu quả đối với các mục tiêu di chuyển nhanh, nhưng khó theo dõi bằng các loại hệ thống dẫn đường khác. Ảnh: USF.
Tên lửa dẫn đường bằng laser có thể đánh chặn nhiều loại mục tiêu trên không, giúp tên lửa bay theo chùm tia laser hướng vào mục tiêu, mang lại độ chính xác cao trong việc khóa và tiêu diệt mục tiêu. Điều này làm cho tên lửa dẫn đường bằng laser đặc biệt hiệu quả đối với các mục tiêu di chuyển nhanh, nhưng khó theo dõi bằng các loại hệ thống dẫn đường khác. Ảnh: USF.
Với những tên lửa phòng không dẫn đường bằng laser, những chiếc trực thăng có cơ hội tốt hơn để thoát khỏi việc tên lửa khóa và truy đuổi. Ví dụ, hệ thống điện tử hàng không của trực thăng Ka-52 bao gồm máy thu cảnh báo laser, có thể phát hiện sự hiện diện của chùm tia laser đang chiếu vào trực thăng. Khi máy thu cảnh báo laze phát hiện tia laze, nó sẽ cảnh báo cho phi công và kích hoạt hệ thống đối phó của trực thăng. Ảnh: Military Today.
Với những tên lửa phòng không dẫn đường bằng laser, những chiếc trực thăng có cơ hội tốt hơn để thoát khỏi việc tên lửa khóa và truy đuổi. Ví dụ, hệ thống điện tử hàng không của trực thăng Ka-52 bao gồm máy thu cảnh báo laser, có thể phát hiện sự hiện diện của chùm tia laser đang chiếu vào trực thăng. Khi máy thu cảnh báo laze phát hiện tia laze, nó sẽ cảnh báo cho phi công và kích hoạt hệ thống đối phó của trực thăng. Ảnh: Military Today.
Hệ thống đối phó của trực thăng Ka-52 bao gồm pháo sáng được phóng ra để đánh lừa hệ thống dẫn đường của tên lửa dẫn đường bằng laser. Pháo sáng và khói bụi tạo ra mục tiêu giả, khiến tên lửa có thể bị đánh lừa, thay vì bay theo mục tiêu thật là trực thăng. Ảnh: MT.
Hệ thống đối phó của trực thăng Ka-52 bao gồm pháo sáng được phóng ra để đánh lừa hệ thống dẫn đường của tên lửa dẫn đường bằng laser. Pháo sáng và khói bụi tạo ra mục tiêu giả, khiến tên lửa có thể bị đánh lừa, thay vì bay theo mục tiêu thật là trực thăng. Ảnh: MT.
Ngoài ra, trực thăng Ka-52 được trang bị thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, có thể gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng laser của tên lửa. Tuy nhiên, khả năng phòng không Ukraine có thể bắn hạ trực thăng Ka-52 bằng loại tên lửa như vậy là rất cao. Các biện pháp đối phó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Ảnh: Flickr.
Ngoài ra, trực thăng Ka-52 được trang bị thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, có thể gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng laser của tên lửa. Tuy nhiên, khả năng phòng không Ukraine có thể bắn hạ trực thăng Ka-52 bằng loại tên lửa như vậy là rất cao. Các biện pháp đối phó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, với những loại như UAV tự sát như Lancet hoặc Geran-2 thì khả năng tiêu diệt của tên lửa là gần như 100%, vì những UAV này có tốc độ bay chậm, lại không có thiết bị phòng vệ như của trực thăng. Ảnh: BM.
Tuy nhiên, với những loại như UAV tự sát như Lancet hoặc Geran-2 thì khả năng tiêu diệt của tên lửa là gần như 100%, vì những UAV này có tốc độ bay chậm, lại không có thiết bị phòng vệ như của trực thăng. Ảnh: BM.
Điều khó khăn là giá thành tên lửa IRIS-T SL không hề rẻ, khi có giá là 500.000 USD một quả; để đảm bảo tiêu diệt mục tiêu, thì một mục tiêu thường phóng hai tên lửa. Trong khi đó, giá một UAV Lancet khoảng 30.000 USD, còn Geran-2 giá khoảng 20.000 USD; do vậy Ukraine không thể đủ tên lửa IRIS-T SL để bắn hạn những UAV giá rẻ này của Nga. Ảnh: BM.
Điều khó khăn là giá thành tên lửa IRIS-T SL không hề rẻ, khi có giá là 500.000 USD một quả; để đảm bảo tiêu diệt mục tiêu, thì một mục tiêu thường phóng hai tên lửa. Trong khi đó, giá một UAV Lancet khoảng 30.000 USD, còn Geran-2 giá khoảng 20.000 USD; do vậy Ukraine không thể đủ tên lửa IRIS-T SL để bắn hạn những UAV giá rẻ này của Nga. Ảnh: BM.
Video giới thiệu về hệ thống phòng không IRIS-T của Đức. Nguồn Bulgarianmilitary

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.