Ukraine có trở thành nhà nước liên bang?

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định đã nói với người đồng cấp Nga Lavrov về việc liên bang hóa Ukraine. 

Ukraine có trở thành nhà nước liên bang?
Nga – Mỹ bàn về liên bang hóa Ukraine
Theo hãng thông tấn RIA Novosti, trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tiết lộ một số thông tin mà hai bên đã bàn thảo, trong đó có vấn đề liên bang hóa Ukraine – hiện nay theo Hiến pháp là quốc gia tập quyền. Ông Kerry đồng thời nói, tất nhiên mọi quyết định về vấn đề này phải do chính Ukraine đưa ra.
Về phần Ngoại trưởng Nga Lavrov, ông cho biết là chính quyền mới ở Ukraine phải cho tất cả các khu vực của đất nước tham gia vào cải cách Hiến pháp, đồng thời Nga và Mỹ sẽ khuyến khích đối thoại toàn diện, nhưng sẽ không áp đặt bất cứ kế hoạch cụ thể nào lên Kiev.
Ngoại trưởng John Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Lavrov.
 Ngoại trưởng John Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Lavrov.
Trong khi đó Moscow và Washington tin chắc rằng, thành phần quan trọng nhất của cải cách Hiến pháp phải là liên bang hóa Ukraine.
“Chúng tôi sẽ không phải là đưa ra quyết định và thảo thuận về liên bang hóa, dù chúng tôi nói về vấn đề đó. Người Ukraine phải tự mình quyết định tương lai của mình. Chúng tôi đã trao đổi ý kiến về việc giảm leo thang tình hình trong lĩnh vực an ninh và chính trị”, ông Kerry nói.
Ông này nói thêm rằng, ông cũng bày tỏ “sự lo ngại sâu sắc” liên quan đến việc Quân đội Nga hiện diện gần biên giới Ukraine với người đồng cấp Nga.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã nhắc lại, là 4 cuộc thanh tra quốc tế có sự tham gia của đại diện Ukraine, Latvia, Đức, Thụy Sĩ, Phần Lan, Estonia, Bỉ và Pháp được tiến hành trên phần lãnh thổ châu Âu của Nga hồi tháng 3 đã không ghi nhận bất cứ hoạt động quân sự nào ngoài những hoạt động đã được công bố từ trước đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cam đoan với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel rằng, Moscow không định đưa quân vào Ukraine, và đề nghị phía Mỹ không gây tình hình căng thẳng.
Tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ukraine
Ngoại trưởng Kerry cũng tuyên bố, ông nhận được từ người đồng cấp Nga lời cam đoan của Nga tôn trọng quyết định về tương lai đất nước do nhân dân Ukraine đưa ra.
Kerry nói: “Ngài Lavrov cho biết là Nga có ý định tôn trọng quyền của người dân Ukraine đưa ra sự lựa chọn này”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đồng thời Ngoại trưởng Mỹ nói, nước này không đồng ý với việc các cuộc đàm phán sẽ không có chính quyền mới của Ukraine tham gia. Lưu ý rằng, hiện Moscow nghi ngờ tính hợp pháp của chính quyền này.
Kerry nói: “Chúng tôi không chấp nhận việc chính phủ hợp pháp của Ukraine không có mặt trên bàn đàm phán. Nguyên tắc này là rõ ràng. Không thể có bất cứ quyết định nào về Ukraine lại không có Ukraine”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng thông báo, là Mỹ vẫn như trước không có ý định công nhận việc sáp nhập Crimea vào Nga.
“Tôi đã nói là Mỹ vẫn như trước cho rằng các hành động của Nga ở Crimea là vi phạm luật và không hợp pháp”, kênh truyền hình Mỹ dẫn lời ông Kerry.
Ông Ngoại trưởng cho biết là đã không có bất cứ quyết định nào được đưa ra tại cuộc gặp.
Về phần mình Lavrov tuyên bố, rằng ông và Kerry đã bày tỏ sự không thống nhất quan điểm về nguyên nhân cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng có ý định tìm kiếm “các điểm đồng” để giải quyết bằng ngoại giao cuộc khủng hoảng. Theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Nga, cuộc gặp là có tính xây dựng, và hai ông đứng đầu cơ quan Ngoại giao cho rằng sẽ sớm tiếp tục các cuộc thảo luận này.

Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine?

(Kiến Thức) - Từ sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, dư luận khá quan tâm tới những vấn đề “nhạy cảm” mà phương Tây thường né tránh trả lời.

Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine?
1. Tại sao phe đối lập lật đổ Tổng thống Yanukovych sau khi ông thực hiện theo yêu cầu của họ?

Chính sách Mỹ - châu Âu “lộn tùng phèo” vì... Ukraine

(Kiến Thức) - Tầm nhìn quan hệ hợp tác chiến lược giữa Mỹ-châu Âu trong thế kỷ 21 đã bị “một phen khốn đốn” bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chính sách Mỹ - châu Âu “lộn tùng phèo” vì... Ukraine
Trong bài phát biểu phác thảo nội dung của chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỉ 21 ở Paris, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton từng nói: “Những chia rẽ gay gắt của cuộc chiến tranh Lạnh đã được thay thể bởi sự đoàn kết, hợp tác và hòa bình. Nga không còn là đối thủ của chúng tôi. Giờ họ là đối tác mà thôi”. Phát ngôn trên được bà Clinton đưa ra vào năm 2010, một năm sau khi chính quyền Washington tìm cách “tái thiết lập với Nga”.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga-Mỹ đã “sứt mẻ” đi ít nhiều sau khi điện Kremlin chính thức sáp nhập Crimea và tập trung quân đội dọc biên giới với Ukraine. Các chuyên gia phân tích, cựu quan chức hay nhà ngoại giao Mỹ cho hay, sự bất ổn mới của châu Âu này cho thấy điểm yếu lâu dài trong tầm nhìn đối tác của Tổng thống Obama đối với nước Nga.

Ukraine trút giận lên phi hành đoàn Nga, Moscow phẫn nộ

(Kiến Thức) - Moscow lên án Kiev “giận cá chém thớt” bằng cách cấm phi hành đoàn một hãng hàng không thương mại của Nga ra khỏi máy bay khi họ đáp xuống sân bay ở Ukraine.

Ukraine trút giận lên phi hành đoàn Nga, Moscow phẫn nộ
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua (26/3) gay gắt lên án Biên phòng Ukraine đã vô lý buộc các phi hành đoàn của hãng hàng không nhà nước Aeroflot phải ở yên bên trong máy bay của họ thay vì ra ngoài nghỉ ngơi như thông lệ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.