Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine?

(Kiến Thức) - Từ sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, dư luận khá quan tâm tới những vấn đề “nhạy cảm” mà phương Tây thường né tránh trả lời.

Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine?
1. Tại sao phe đối lập lật đổ Tổng thống Yanukovych sau khi ông thực hiện theo yêu cầu của họ?
Vào ngày 21/2, ông Yanukovych và ba nhà lãnh đạo phe đối lập đã ký kết thỏa thuận ngừng chiến trước sự chứng kiến của các Ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan trong vai trò là những người bảo lãnh. Thỏa thuận này yêu cầu cải cách hiến pháp, thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, tổ chức bầu cử sớm và giải tán các nhóm người biểu tình chống chính phủ.
Ông Yanukovych ký thỏa thuận bàn giao quyền hạn cho Quốc hội Ukraine hôm 21/2, ngày ông bỏ trốn khỏi Kiev.
 Ông Yanukovych ký thỏa thuận bàn giao quyền hạn cho Quốc hội Ukraine hôm 21/2, ngày ông bỏ trốn khỏi Kiev.
Tuy nhiên, nhiều giờ sau khi bản thỏa thuận được ký kết, những thành viên cực đoan của phong trào Right Sector – những thành viên chính trong cuộc biểu tình ở Kiev – đã ra tối hậu thư cho Tổng thống Yanukovych. Trái với lời khuyên từ người đồng cấp Nga Putin, ông Yanukovych đã bỏ trốn.
Sau đó, ông Putin đã thể hiện quan điểm của mình về việc bỏ trốn của Tổng thống Yanukovych trong một buổi họp báo như sau: “Ông ấy (Yanukovych) thực tế đã từ bỏ quyền lực của mình. Như những gì tôi đã nói, ông không còn cơ hội tái đắc cử. Mục đích của những hành động bất hợp pháp và vi hiến là gì? Tại sao họ phải gây nên sự hỗn loạn như vậy? Các chiến binh vũ trang đeo mặt nạ vẫn hiện hữu ở các con phố Kiev. Đó là một câu hỏi mà không có lời đáp”.
2. Tại sao chính quyền mới ở Ukraine (được lập ra nhằm loại bỏ những đầu sỏ chính trị có quan hệ với Yanukovych) lại bổ nhiệm những ông trùm đầu sỏ làm quan chức?
Thực tế, một trong những lý do khiến những người biểu tình chống chính phủ nổi dậy đó là tình trạng tham nhũng, lạm quyền, trộm cắp và những tập đoàn doanh nghiệp bắt tay với các trùm chính trị để tư lợi riêng. Họ (những người biểu tình chống chính phủ) đã đứng lên đấu tranh nhằm loại bỏ mối liên kết giữa trùm chính trị và doanh nghiệp.
Ông SergeyTaruta (trái) và Igor Kolomoysky nắm quyền lãnh đạo 2 thành phố công nghiệp lớn của Ukraine.
Ông SergeyTaruta (trái) và Igor Kolomoysky nắm quyền lãnh đạo 2 thành phố công nghiệp lớn của Ukraine.
Tuy nhiên, chính phủ lâm thời của nước này lại có những quyết định bổ nhiệm khá mâu thuẫn với tôn chỉ trước đây của họ. Điển hình, họ đã bổ nhiệm hai tỷ phủ là Igor Kolomoysky và Sergey Taruta lần lượt làm thị trưởng hai thành phố công nghiệp Dnepropetrovsk và Donetsk ở miền đông Ukraine. Động thái này đã khiến ông Putin phải thốt lên rằng: “Ông Kolomoisky được bổ nhiệm làm thị trưởng Dnepropetrovsk. Sự bổ nhiệm này quả thực có chút hài hước. Thậm chí, ông ta còn từng cố lừa cả nhà tài phiệt Roman Abramovich của chúng ta từ hai, ba năm trước”.
3. Tại sao Ukraine thời kì hậu lật đổ Yanukovych lại đưa ra dự luật nhằm loại tiếng Nga khỏi vai trò ngôn ngữ chính thức trong một số khu vực của nước này?
Sau một vài ngày, Quốc hội (do phe đối lập nắm giữ) của Ukraine liền đưa ra dự luật bãi bỏ tiếng Nga ra khỏi hệ thống ngôn ngữ chính tại một số vùng của nước này.
Những người biểu tình chống chính phủ trên Quảng trường Độc lập hôm 23/2.
Những người biểu tình chống chính phủ trên Quảng trường Độc lập hôm 23/2.
Đồng thời, việc này còn gây nên một sự thù địch vô hình giữa chính quyền trung ương mới với các vùng miền đông và miền nam nước này, nơi những người nói tiếng Nga chiếm đa số.
4. Tại sao chính quyền mới lại nhắm tới Tòa án Hiến pháp?
Sau khi lật đổ chính quyền thân Yanukovych, các thành viên của chính phủ mới đã hướng mục tiêu sang các vị công tố viên của Tòa án Hiến pháp. Theo đó, họ (những công tố viên) đã bị cáo buộc vi phạm lời thề của mình và bị cách chức một cách đột ngột. Một số người trong đó còn bị truy tố. Đây là một động thái được coi là cuộc tấn công dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực.

10 công việc giúp cựu chiến binh Mỹ kiếm bộn tiền

(Kiến Thức) - Sau khi giải ngũ, các cựu chiến binh Mỹ nhờ những kỹ năng đa đạng và tinh thần kỷ luật cao dễ tìm được nhiều công việc lý tưởng, kiếm bộn tiền.

10 công việc giúp cựu chiến binh Mỹ kiếm bộn tiền
1. Quản lý hành chính: Mức lương cơ bản khoảng 81.000 USD (1,7 tỷ VNĐ). Nhờ vào các kỹ năng xây dựng, phát triển và quản lý nhóm, các cựu chiến binh dễ được tuyển dụng cho vị trí quản lý hành chính tại các công ty hoặc tổ chức sau khi giải ngũ.
 1.  Quản lý hành chính: Mức lương cơ bản khoảng 81.000 USD (1,7 tỷ VNĐ). Nhờ vào các kỹ năng xây dựng, phát triển và quản lý nhóm, các cựu chiến binh dễ  được tuyển dụng cho vị trí quản lý hành chính tại các công ty hoặc tổ chức sau khi giải ngũ.
2. Giám đốc dự án xây dựng: Mức lương cơ bản khoảng 82.790 USD (1,76 tỷ VNĐ). Ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng thích tuyển những người từng là công binh (quân nhân được đào tạo để thiết kế và xây dựng trong quân đội) cho vị trí Giám đốc cho các dự án xây dựng vì tin tưởng vào năng lực và những kỹ năng họ từng được đào tạo.

2. Giám đốc dự án xây dựng: Mức lương cơ bản khoảng 82.790 USD (1,76 tỷ VNĐ). Ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng thích tuyển những người từng là công binh (quân nhân được đào tạo để thiết kế và xây dựng trong quân đội) cho vị trí Giám đốc cho các dự án xây dựng vì tin tưởng vào năng lực và những kỹ năng họ từng được đào tạo.

3. Kỹ thuật viên cấp cứu: Mức lương cơ bản khoảng 31.020 USD (660 triệu VNĐ). Những quân nhân (cả nam lẫn nữ) có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, cấp cứu dễ dàng được nhận vào các bệnh viện hoặc trung tâm cấp cứu sau khi giải ngũ nhờ những kỹ năng tuyệt vời họ từng được đào tạo trong quân đội.
3. Kỹ thuật viên cấp cứu: Mức lương cơ bản khoảng 31.020 USD (660 triệu VNĐ). Những quân nhân (cả nam lẫn nữ) có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, cấp cứu dễ dàng được nhận vào các bệnh viện hoặc trung tâm cấp cứu sau khi giải ngũ nhờ những kỹ năng tuyệt vời họ từng được đào tạo trong quân đội.
4. Lái xe tải, xe hạng nặng: Lương cơ bản khoảng 38.200 USD (812 triệu đồng). Ngành công nghiệp vận tải Mỹ dự kiến sẽ tăng hơn 300.000 việc làm trong giai đoạn 2010-2020 và các cựu chiến binh có nhiều ưu tiên khi dự tuyển vào ngành này bởi khả năng chịu đựng áp lực công việc tốt và đã quen với việc di chuyển thường xuyên.
 4. Lái xe tải, xe hạng nặng: Lương cơ bản khoảng 38.200 USD (812 triệu đồng). Ngành công nghiệp vận tải Mỹ dự kiến sẽ tăng hơn 300.000 việc làm trong giai đoạn 2010-2020 và các cựu chiến binh có nhiều ưu tiên khi dự tuyển vào ngành này bởi khả năng chịu đựng áp lực công việc tốt và đã quen với việc di chuyển thường xuyên.
5. Nhà quản lý công nghiệp: Lương cơ bản khoảng 50.890 USD (1,08 tỷ VNĐ). Các công ty năng lượng hàng đầu của Mỹ thích tuyển dụng các cựu chiến binh vì họ có khả năng tiếp xúc với các thiết bị nặng, kỷ luật tốt và làm việc hết mình.

5. Nhà quản lý công nghiệp: Lương cơ bản khoảng 50.890 USD (1,08 tỷ VNĐ). Các công ty năng lượng hàng đầu của Mỹ thích tuyển dụng các cựu chiến binh vì họ có khả năng tiếp xúc với các thiết bị nặng, kỷ luật tốt và làm việc hết mình.

6. Giám đốc sản xuất công nghiệp: Lương cơ bản khoảng 89.910 USD (1,91 tỷ VNĐ). Các công ty sản xuất hàng đầu của Mỹ luôn ưu tiên các cựu chiến binh bởi họ có kỷ luật tốt, cẩn thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.
 6. Giám đốc sản xuất công nghiệp: Lương cơ bản khoảng 89.910 USD (1,91 tỷ VNĐ). Các công ty sản xuất hàng đầu của Mỹ luôn ưu tiên các cựu chiến binh bởi họ có kỷ luật tốt, cẩn thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.
7. Tư vấn pháp lý: Lương cơ bản khoảng 46.990 USD (999 triệu VNĐ).
 7. Tư vấn pháp lý: Lương cơ bản khoảng 46.990 USD (999 triệu VNĐ).
8. Kỹ sư phần mềm: Lương cơ bản khoảng 85.430 USD (1,81 tỷ VNĐ). Các công ty công nghệ, phầm mềm có cơ chế ưu tiên các cựu binh có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  8. Kỹ sư phần mềm: Lương cơ bản khoảng 85.430 USD (1,81 tỷ VNĐ). Các công ty công nghệ, phầm mềm có cơ chế ưu tiên các cựu binh có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
9. Cài đặt và sửa chữa các thiết bị viễn thông: Lương cơ bản khoảng 54.530 USD (1,16 tỷ VNĐ). Các cựu binh từng là kỹ thuật viên cài đặt các thiết bị viễn thông được quân đội đào tạo rất bài bản luôn được các công ty trong lĩnh vực này ưu ái tuyển dụng.

9. Cài đặt và sửa chữa các thiết bị viễn thông: Lương cơ bản khoảng 54.530 USD (1,16 tỷ VNĐ). Các cựu binh từng là kỹ thuật viên cài đặt các thiết bị viễn thông được quân đội đào tạo rất bài bản luôn được các công ty trong lĩnh vực này ưu ái tuyển dụng.

10. Quản lý phát triển và đào tạo. Những cựu binh được đào tạo và từng có kỹ năng giải quyết và quản lý khủng hoảng luôn là nguồn nhân lực được các công ty Mỹ săn đón.
 10. Quản lý phát triển và đào tạo. Những cựu binh được đào tạo và từng có kỹ năng giải quyết và quản lý khủng hoảng luôn là nguồn nhân lực được các công ty Mỹ săn đón.

Tòa nhà chính quyền Ukraine ở Crimea bị đánh chiếm

(Kiến Thức) - Nhóm nam giới có vũ trang hôm nay chiếm đóng tòa nhà chính quyền và trụ sở quốc hội ở Simferopol, thủ phủ nước Cộng hòa tự trị Cremia, Ukraine.

Tòa nhà chính quyền Ukraine ở Crimea bị đánh chiếm
Địa điểm này cũng là nơi diễn ra vụ ẩu đả giữa những phần tử thân Nga và những người ủng hộ chính quyền mới hôm 25/2 vừa rồi.
Hãng tin Interfax dẫn lại thông báo của lãnh đạo nhóm Tatar (nhóm phản đối Nga) là Refat Chubarov trên Facebook như sau: “Tôi được cho biết rằng, tòa nhà quốc hội cùng trụ sở làm việc của các bộ trưởng đã bị một nhóm vũ trang chiếm giữ. Đến thời điểm này, chúng vẫn chưa đưa ra bất kỳ yêu sách nào”.

Cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych nói gì sau khi tái xuất?

(Kiến Thức) - Hãng tin Interfax hôm nay tiết lộ thông tin mới nhất của cựu Tổng thống vừa bị lật đổ của Ukraine, Viktor Yanukovych.

Cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych nói gì sau khi tái xuất?
Theo đó, cựu lãnh đạo Yanukovych khẳng định, mình vẫn là tổng thống được bầu hợp pháp của Ukraine. “Tôi, Viktor Fedorovych Yanukovych, xin được phát biểu đôi lời với toàn thể người dân đất nước Ukraine. Cho tới thời điểm này, tôi vẫn là nguyên thủ hợp pháp của nhà nước Ukraine do người dân bầu chọn”, hãng tin Interfax trích dẫn phát biểu của ông Yanukovych.
Cùng với đó, ông Yanukovych còn bày tỏ sự phản đối của mình đối với Quốc hội hiện thời ở Ukraine. “Thật đáng tiếc, những quyết định của Quốc hội thời điểm này đều không hợp hiến. Các quyết định được đưa ra trong thời điểm này bất chấp sự vắng mặt của nhiều thành viên nghị sĩ thuộc Đảng Khu vực và các đảng phái khác. Họ lo sợ sẽ trở thành mục tiêu trả thù của những người biểu tình”, ông Yanukovych nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.