UBND tỉnh được quyền cho DN vốn nước ngoài thuê đất trồng rừng

(Kiến Thức) - Luật Lâm nghiệp vừa được Quốc hội thông qua với tỉ lệ 87,78% qui định UBND cấp tỉnh được quyền cho doanh nghiệp vốn nước ngoài thuê đất để trồng rừng.

UBND tỉnh được quyền cho DN vốn nước ngoài thuê đất trồng rừng
Trong phiên làm việc sáng nay, với 431 Đại biểu bấm nút tán thành, chiếm tỷ lệ 87,78%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lâm nghiệp, thay thế tên Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp gồm 12 Chương và 108 Điều.
Trong Luật lâm nghiệp mới được thông quá, đáng lưu tâm là các mục quy định về cá nhân, tổ chức được quyền sở hữu rừng (chủ rừng). Cụ thể:
Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; Đơn vị vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây viết chung là đơn vị vũ trang); Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Cộng đồng dân cư; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
UBND tinh duoc quyen cho DN von nuoc ngoai thue dat trong rung
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Zing.vn
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân; Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 héc ta; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 héc ta đến dưới 50 héc ta; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 héc ta đến dưới 500 héc ta; rừng sản xuất từ 50 héc ta đến dưới 1.000 héc ta.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 héc ta; rừng sản xuất dưới 50 héc ta; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.

Cuộc sống ly kỳ của những “người rừng” Việt Nam

(Kiến Thức) - Những câu chuyện ly kỳ, tưởng chừng như chỉ có trong phim ảnh về cuộc sống của nhiều người rừng Việt Nam gây ngỡ ngàng và thích thú cho dư luận.

Cuộc sống ly kỳ của những “người rừng” Việt Nam
Những năm gần đây, nhiều câu chuyện có thật về người rừng Việt Nam xuất hiện với các chi tiết ly kỳ gây xôn xao.Vì lý do khác nhau, họ sống tách bạch với thế giới bên ngoài, chọn rừng già làm nơi trú ngụ. Trong hình là "người rừng" Hồ Văn Châu, ông chọn sống lẻ loi giữa rừng sâu lưng chừng núi Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nguồn ảnh: Zing.
Những năm gần đây, nhiều câu chuyện có thật về người rừng Việt Nam xuất hiện với các chi tiết ly kỳ gây xôn xao.Vì lý do khác nhau, họ sống tách bạch với thế giới bên ngoài, chọn rừng già làm nơi trú ngụ. Trong hình là "người rừng" Hồ Văn Châu, ông chọn sống lẻ loi giữa rừng sâu lưng chừng núi Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nguồn ảnh: Zing.  
Người đàn ông này tự trồng lương thực, bẫy thú rừng, uống nước suối, trơ trọi một thân một mình giữa đại ngàn. Nguồn ảnh: Zing.
Người đàn ông này tự trồng lương thực, bẫy thú rừng, uống nước suối, trơ trọi một thân một mình giữa đại ngàn. Nguồn ảnh: Zing.  
Đây không phải lần đầu ở Việt Nam xuất hiện người rừng, ẩn dật ở nơi sơn cùng thủy tận. Tháng 6/2014, người dân thôn Plei Ơi, (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá gần 10 năm. Siu Broang - tên của “người rừng” - khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống. Nguồn ảnh: Lao động.
Đây không phải lần đầu ở Việt Nam xuất hiện người rừng, ẩn dật ở nơi sơn cùng thủy tận. Tháng 6/2014, người dân thôn Plei Ơi, (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá gần 10 năm. Siu Broang - tên của “người rừng” - khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống. Nguồn ảnh: Lao động.

Bắt giam GĐ và cán bộ để mất 2.000 ha rừng ở Đắk Nông

Giám đốc và cán bộ ở Đắk Nông bị bắt giam do thiếu trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ, để người dân hủy hoại và xâm lấn hơn 2.000 ha rừng tự nhiên.

Bắt giam GĐ và cán bộ để mất 2.000 ha rừng ở Đắk Nông
Hôm nay (30/3), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam và khám xét nơi ở đối với Giám đốc và cán bộ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức vì thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để người dân hủy hoại và xâm lấn hơn 2.000 ha rừng ở Đắk Nông.

Hiện trường vụ cháy rừng lớn nhất từ trước tới nay ở Hà Nội

Khoảng 50ha rừng phòng hộ ở xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, trong đó chủ yếu là các cây keo, thông bị thiêu rụi sau vụ cháy rừng nhiều giờ chiều 5/6.

Hiện trường vụ cháy rừng lớn nhất từ trước tới nay ở Hà Nội
Hien truong vu chay rung lon nhat tu truoc toi nay o Ha Noi
 Hiện trường vụ cháy rừng thuộc các ngọn núi Đá Cao, núi Đền, núi Vành. Dưới chân núi có 8 hộ dân sinh sống.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.