UAE gửi tàu vũ trụ đến "người bạn thất lạc" của Trái Đất

Tàu vũ trụ MBR Explorer của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) sẽ bay tới 7 địa điểm trong Vành đai tiểu hành tinh (EMA) giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, trong đó có Justitia.

UAE gửi tàu vũ trụ đến "người bạn thất lạc" của Trái Đất

Hôm 28-5, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoumbin Rashid Al Maktoum đã tiết lộ chi tiết nhiệm vụ của MBR Explorer, với một trong 7 mục tiêu viếng thăm sẽ là Justitia, tiểu hành tinh có lai lịch đầy thú vị và có thể mang "khối xây dựng sự sống".

Theo tờ Space, tuyên bố cho biết tàu vũ trụ MBR Explorer dự kiến hạ cánh xuống 1 trong 7 tiểu hành tinh mà nó viếng thăm trong hành trình khởi đầu từ năm 2028, đó là Justitia, dự kiến tiếp cận năm 2034.

UAE gui tau vu tru den

Tàu vũ trụ MBR Explorer - Ảnh: CƠ QUAN VŨ TRỤ UAE

Justitia, được đặt theo tên nữ thần công lý trong tiếng Latin, đã được các nghiên cứu quan sát trước đó dự kiến rằng chứa các chất hữu cơ trên bề mặt, là khối xây dựng của các phân tử phức tạp hơn có thể biến thành sự sống trong hoàn cảnh thích hợp.

Thú vị hơn, Justitia chính là "người bạn thất lạc" của Trái Đất.

Tiểu hành tinh Justitia được cho là đã hình thành gần với hành tinh của chúng ta, có thể mang những điểm tương đồng trong thành phần. Nhưng quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời đã đẩy nó ra xa, gia nhập EMA.

Khám phá nó đem đến một "cửa sổ thời gian" để hiểu thêm về cách thức sự sống hình hành trên Trái Đất.

Ngoài Justitia, tàu vũ trụ MBR Explorer sẽ đến thăm các tiểu hành tinh Westerwald, (623) Chimaera, (13294) Rockox; (88055) 2000 VA28, (23871) 1998 RC76 và (59980) 1999 SG6, đại diện cho "các loại tiểu hành tinh các nhau với thành phần khác nhau", theo Cơ quan Vũ trụ UAE.

Dự kiến nó sẽ đến gần cái đầu tiên vào năm 2030. 

Tàu vũ trụ này mang theo 4 thiết bị khoa học để thăm dò địa chất, thành phần và cấu trúc của các tiểu hành tinh: Máy ảnh độ phân giải cao, máy ảnh nhiệt hồng ngoại, máy quang phổ bước sóng giữa và máy quang phổ hồng ngoại.

Tồn tại nền văn minh loại 2 cách Trái Đất 94 năm ánh sáng?

Một tín hiệu vô tuyến kỳ lạ được phát ra từ ngôi sao HD 164595 nằm tại chòm sao Hercules, cách chúng ta 94 năm ánh sáng, rất có thể là tín hiệu của một nền văn minh loại 2.

Tồn tại nền văn minh loại 2 cách Trái Đất 94 năm ánh sáng?
Ton tai nen van minh loai 2 cach Trai Dat 94 nam anh sang?
Vào năm 1963, nhà thiên văn học người Nga Nikolai S. Kardashev đã tạo ra một thước đo cho văn minh nhân loại, được biết đến với cái tên "Kardashev Scale". Đây là một phương pháp phân định độ tiên tiến của một nền văn minh dựa vào mức độ năng lượng mà hành tinh đó có thể khai thác. 

Nóng: Lần đầu tiên phát hiện từ quyển bên ngoài hệ Mặt trời

Từ trước đến giờ, chưa có từ quyển nào được quan sát rõ ràng bên ngoài hệ Mặt Trời và một khám phá mới đây, xung quanh LSR J1835+3259 đã làm thay đổi điều đó.

Nóng: Lần đầu tiên phát hiện từ quyển bên ngoài hệ Mặt trời
Nong: Lan dau tien phat hien tu quyen ben ngoai he Mat troi
Trong lĩnh vực thiên văn học, những phát hiện mới về hành tinh, ngôi sao và hệ hành tinh đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học và công chúng.  

Vì sao các phi hành gia châm lửa trên trạm vũ trụ?

Các phi hành gia làm như vậy để khám phá các vật cản và chướng ngại vật khác nhau được đặt trong hầm gió sẽ tác động thế nào tới hướng lan của dòng lửa khi cháy trong môi trường có trọng lực yếu.

Vì sao các phi hành gia châm lửa trên trạm vũ trụ?
Vi sao cac phi hanh gia cham lua tren tram vu tru?
NASA đã tạo nên sự ngạc nhiên khi thông báo về kế hoạch thực hiện một thí nghiệm đầy táo bạo trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS): châm lửa bên trong một đường hầm gió thu nhỏ của tàu vũ trụ.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới