“U ác tính” mang tên thực phẩm bẩn: Làm gì để loại bỏ?

(Kiến Thức) - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành chủ đề được dư luận các nước đặc biệt quan tâm. Những năm qua, giới chức trách phát giác không ít trường hợp sản xuất thực phẩm bẩn gây rúng động dư luận. Vậy, các nước đã có biện pháp gì để xử lý vấn đề này?

Những ngày qua, dư luận Việt Nam rúng động trước những tin tức mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc. Cụ thể, Đội Quản lý an toàn thực phẩm số 8 (thuộc Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM) kiểm tra đột xuất một cơ sở sản xuất, kinh doanh ớt muối ở huyện Bình Chánh và phát hiện có nhiều xác côn trùng bên trong các bể chứa không được vệ sinh thường xuyên.
Thêm nữa, trong lần kiểm tra đột xuất quán cơm tấm Kiều Giang mới đây, đoàn kiểm tra liên quận (quận 2, quận 9, Thủ Đức) thuộc Ban quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM phát hiện cơ sở này có nhiều sai phạm nghiêm trọng. Trong đó, quán cơm sử dụng nhiều gia vị lạ, nguyên vật liệu, gia vị… được đựng trong các thùng, can nhựa đóng đầy cặn bẩn. Đây là 2 vụ mới nhất liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra và công bố kết quả trong thời gian sớm nhất.
Các nước trên thế giới có nhiều biện pháp để quản lý chất lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường.
Các nước trên thế giới có nhiều biện pháp để quản lý chất lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường.
Không riêng Việt Nam, vấn đề thực phẩm bẩn cũng gây nhức nhối dư luận nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, Nhật Bản là quốc gia đặc biệt coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ nước này đã có nhiều biện pháp để quản lý chất lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường.
Theo đó, Nhật Bản cho phép các công ty tự chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh thực phẩm bán ra thị trường đồng thời triển khai, áp dụng cơ chế giám sát toàn diện từ quá trình sản xuất đến khi phân phối ra thị trường. Đồng thời, Nhật Bản áp dụng những mức phạt nặng đối với những công ty, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những công ty không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị tước giấy phép và bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng. Mức phạt tù có thể lên đến 10 năm tù giam và mức phạt tiền có thể lên đến gần 30.000 USD. Trước những biện pháp trừng phạt mạnh tay những công ty, cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn nên các công ty của Nhật Bản đều thực hiện nghiêm túc tuân thủ các quy định của chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, Nhật Bản hiếm khi phát hiện các công ty sai phạm.

Mời độc giả xem video người tiêu dùng ám ảnh bởi thực phẩm bẩn tràn lan (nguồn: VTC16)

Vấn đề thực phẩm bẩn cũng xảy ra tại Mỹ. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, chính quyền Mỹ có những biện pháp trừng phạt. Tùy theo mức độ sai phạm nặng nhẹ, những người sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị truy tố và bị phạt nặng bằng tiền hay thậm chí là ngồi tù.
Thêm nữa, để quản lý chất lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường, Mỹ có Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đóng vai trò quan trọng khi phối hợp với các cơ quan thường xuyên tiến hành kiểm tra các công ty, nhà máy... nhằm ngăn ngừa thực phẩm không an toàn xuất hiện trên thị trường.

Vua chúa Việt đề phòng thực phẩm bẩn, độc như thế nào?

(Kiến Thức) - Vấn đề thực phẩm bẩn độc đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy, thời xưa, vua chúa nghĩ ra những độc chiêu gì để đề phòng vấn nạn nhức nhối này? 

Nếu thời nay, người tiêu dùng vô cùng bối rối để phân biệt, nhận diện thực phẩm bẩn độc thì thời xưa, vua chúa Việt lại nghĩ ra trăm phương ngàn kế để đảm bảo an toàn trong mỗi bữa ăn.

Thời xưa đồ của vua, thứ gì cũng phải là số 1. Do vậy trong bữa ăn của vua, ngoài của ngon vật lạ thì việc đảm bảo an toàn cũng là yêu cầu số 1.

Có một điều thiếu sót là nước ta không có nhiều sách vở ghi chép về những sinh hoạt trong cung đình. Từ thế kỷ 10, các triều đại: Lý, Trần, Lê thay nhau trị vì mỗi triều hàng trăm năm nhưng đến nay chúng ta có rất ít sách vở nói chi tiết về việc trong cung đình chuyện ăn uống sinh hoạt ra sao. Ngoại trừ triều Nguyễn có sách Hội điển. Mặt khác, do triều Nguyễn gần với thời nay nhất nên ngoài sách Hội điển thì cũng còn có các lời kể của một vài nhân chứng lịch sử giúp chúng ta có thể hiểu được một phần nào đó về sinh hoạt cung đình.
Để phục vụ bữa ăn của nhà vua, triều Nguyễn cho lập hẳn các sở là Lý Thiện và Thượng Thiện. Trước đó, thời các đời chúa Nguyễn thì đội lo việc nấu ăn cho chúa gọi là đội Nội Trù hoặc Tư Thiện. Năm 1820, vua Minh Mạng cho lập đội Thượng Thiện trực thuộc cấm binh và xây dựng sở Thượng Thiện ở gần Thái Y viện.

Vì sao thời bao cấp ít phải lo chuyện thực phẩm bẩn?

(Kiến Thức) - Lý do nào khiến người Việt ít phải lo vấn đề thực phẩm bẩn vào thời bao cấp?

Vi sao thoi bao cap it phai lo chuyen thuc pham ban?
1. Ý thức con người. Vào thởi bao cấp, người sản xuất, chế biến, buôn bán lương thực thực phẩm hầu như không có tư tưởng trục lợi bằng mọi giá. Ảnh tư liệu.

Những vụ bê bối thực phẩm rúng động trường học TQ

(Kiến Thức) - Không riêng ở Việt Nam, Trung Quốc cũng từng xảy ra một số vụ bê bối thực phẩm ở các trường học gây xôn xao dư luận.

Nhung vu be boi thuc pham rung dong truong hoc Trung Quoc
 An toàn thực phẩm tại các trường học trên thế giới, trong đó có Trung Quốc là vấn đề được dư luận vô cùng quan tâm sau khi nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn được ghi nhận. Thậm chí, một số vụ bê bối thực phẩm có trường hợp học sinh mầm non tử vong.

Đọc nhiều nhất

Tin mới