Tuyển sinh ĐH, CĐ 2017: Tít mù rồi lại... vòng quanh

Thí sinh không ít, nhưng nhiều trường ĐH vẫn khó tuyển sinh, hàng trăm ngàn thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học, các trường hạ điểm sát sàn để xét tuyển.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2017: Tít mù rồi lại... vòng quanh
Đề xuất tách hai kỳ thi
Đó là ý kiến được ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2016 – 2017 của Bộ GDĐT tổ chức vừa qua. Theo ông Bình, có sự khác biệt rất lớn giữa hai kỳ thi: Tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH CĐ. “Kỳ thi THPT quốc gia là để công nhận tốt nghiệp cho học sinh sau 12 năm học phổ thông, còn việc tuyển sinh là việc của các trường. Các trường có thể tùy yêu cầu đặc thù để chọn cách xét tuyển phù hợp. Vậy chúng ta lấy kỳ thi công nhận phổ thông để áp vào xét tuyển ĐH sẽ rất khó” – ông Bình phân tích. Ông Bình cũng cho rằng tách 2 kỳ thi là một cách để giúp các trường thực hiện việc tự chủ theo Luật Giáo dục Đại học.
Tuyen sinh DH, CD 2017: Tit mu roi lai... vong quanh
Có chuyên gia đề nghị tách 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển đại học (ảnh minh họa). Ảnh tư liệu 
Ý kiến này đã gây ra nhiều tranh cãi về việc có nên hay không nên giữ lại kỳ thi chung. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm nay đã đạt rất cao, năm 2017, cả nước có 97,42% học sinh đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc xét điểm tốt nghiệp có một một nửa là điểm học bạ nên đã có tới 300.000 em (33,74%) đỗ tốt nghiệp nhờ vào mức điểm cộng học bạ này.
“Đã đến lúc cần bàn lại phương thức tuyển sinh. Tốt nhất là nên lấy các kỳ kiểm tra tại trường, kiểm tra học kỳ qua học bạ để xét tốt nghiệp. Cứ học bạ trên 5.0, có hạnh kiểm tốt là đỗ tốt nghiệp. Còn kỳ thi ĐH vẫn tổ chức riêng để phân loại trình độ học sinh, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh theo đặc thù ngành học của từng trường. Cuộc thi 2 trong 1 vừa qua không đạt. Ít nhất thể hiện ở việc rất nhiều thí sinh đỗ điểm cao, có trường lấy điểm chuẩn lên tới 30 trong khi nhiều trường phải “vét sàn” không đủ. Thậm chí, có tới hơn 100.000 thí sinh xét tuyển trúng nhưng không thèm nhập học” – một chuyên gia giáo dục đề xuất.
Nguyên nhân thí sinh không nhập học được một số trường đưa ra là có hiện tượng thí sinh không có nhu cầu học ĐH nhưng vẫn đăng ký… cho vui. Đại diện trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, sau khi công bố điểm trúng tuyển, trường đã gọi điện trực tiếp cho gần 70 thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học. Lý do các em đưa ra là không có nhu cầu đi học mà chỉ đăng ký xét tuyển theo sự “khuyến khích” của trường THPT nơi các em theo học.
Vẫn giữ nguyên chỉ… cải tiến
Trong khi đó, lãnh đạo của một số trường ĐH “top” lại cho rằng cần giữ lại kỳ thi và cải tiến những điểm yếu.
Ông Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, phương thức thi THPT quốc gia 2017 là đổi mới thành công dù vẫn còn một số bất cập kỹ thuật: “Ví dụ như bài thi tổ hợp năm nay vẫn còn bất cập, năm sau kiến nghị Bộ GDĐT để bài thi tổ hợp là 1 bài, không chia thành các môn như năm nay nữa việc này gây khó khăn cho các trường trong xét tuyển” – ông Sơn nói.
Bà Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang thì cho rằng, Bộ GDĐT cần rút kinh nghiệm và phân tích những hạn chế để khắc phục trong năm tới. Theo bà Giang, những thay đổi của kỳ thi này dù nhỏ nhất cũng nên công bố ngay đầu năm học khi các trường triển khai kế hoạch để giúp học sinh, giáo viên có thời gian chuẩn bị chứ không phải đến sát kỳ thi mới thay đổi.
Trước đó, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 sẽ cơ bản giữ ổn định như 2017 và chỉ điều chỉnh về kỹ thuật. Còn nói về kỳ thi “2 trong 1” gây tranh cãi, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, kỳ thi đã được đánh giá là nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên vẫn phải tiến hành cải tiến về kỹ thuật và tập trung vào khâu ra đề thi. “Bộ GDĐT ngày trước được mệnh danh là “Bộ thi” thì đến năm nay đã bớt được cái tên này. Tuy nhiên, cần bồi đắp thêm kho đề thi phong phú hơn để đáp ứng đúng 2 mục tiêu mà kỳ thi này đề ra” – Phó Thủ tướng nói.
Cũng theo ông Đam, việc tuyển sinh ĐH là việc của các trường, kỳ thi THPT quốc gia chỉ cung cấp dữ liệu để các trường tham khảo tuyển sinh chứ không phải là căn cứ duy nhất. Ông Đam yêu cầu Bộ GD- ĐT cần làm việc lại với các trường xem xét lại việc tổ chức các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với 3 môn thi riêng lẻ mà thực chất là để phục vụ cho các trường tuyển sinh - cách làm này gây phức tạp cho công tác tổ chức cũng như sự mệt mỏi cho thí sinh.

Rối với tuyển sinh trực tuyến

Còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại sau ba ngày chính thức áp dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến ở Hà Nội.

Rối với tuyển sinh trực tuyến
Một số phụ huynh đã thực hiện thành công các thao tác đăng ký, tuy nhiên đến phần gửi thông báo xác nhận đăng ký thì hệ thống không gửi thông báo kết quả. Do lo lắng việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến không thành công nên phụ huynh đành đến trực tiếp tại trường để xác nhận đăng ký lại.

Đạt 29,5 điểm, thí sinh nữ vẫn...trượt trường công an

Các thí sinh nữ đăng ký vào trường công an  mùa tuyển sinh 2016 cần có sự cân nhắc kỹ vì điểm chuẩn năm 2015 của một số ngành lên đến 30 điểm.

Đạt 29,5 điểm, thí sinh nữ vẫn...trượt trường công an
- Bạn Nguyễn Thị Trà My hỏi: Em thi tổ hợp 3 môn khối C được 29 điểm, đã cộng điểm ưu tiên, dự định đăng ký vào ngành Luật của Học viện An ninh Nhân dân. Nhưng qua tìm hiểu, em được biết điểm chuẩn ngành này năm 2015 của Học viện là 30 điểm. Xin thấy cô cho em lời khuyên.
- Trả lời:

Công bố "đường dây nóng" hỗ trợ công tác tuyển sinh 2017

Ngày 4/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2017.

Công bố "đường dây nóng" hỗ trợ công tác tuyển sinh 2017
Ngày 4/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2017 góp phần cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh.
Cong bo
 (Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.