Tuyên bố “nút bấm hạt nhân” của Tổng thống Trump nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Ông Kori Schake cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump nói về "nút bấm hạt nhân" có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm khi liên quan tới các nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

Những ngày qua, dư luận Mỹ và thế giới đặc biệt chú ý đến việc Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter cá nhân cho biết có nút bấm hạt nhân lớn hơn, uy lực hơn nhiều so với của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Cụ thể, Tổng thống Trump viết trên Twitter cá nhân: "Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới nhấn mạnh rằng, nút kích hoạt hạt nhân luôn nằm trên bàn làm việc của ông ấy. Ai đó làm ơn báo với ông ấy rằng, tôi cũng có nút hạt nhân nhưng nó to hơn, uy lực hơn nhiều. Và nút bấm hạt nhân của tôi hoạt động".
Hành động này của Tổng thống Trump được cho là đáp lại phát biểu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 1/1 khi khẳng định nút kích hoạt hạt nhân luôn nằm trên bàn ông làm việc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.
Thông tin trên nhanh chóng trở thành vấn đề được quan tâm lớn của công chúng và giới chuyên gia thế giới. Một số chuyên gia đã đưa ra nhận định về hành động mới đây của Tổng thống Trump.
Trong số này, quan điểm của Kori Schake, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhận được sự chú ý lớn. Theo ông Schake, hành động nói về nút kích hoạt hạt nhân của Tổng thống Trump trên Twitter cá nhân mới đây rất "nguy hiểm" nếu xét trên khía cạnh chính sách ngoại giao. Hành động này còn có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm khi liên quan tới các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Thêm nữa, ông Schake cho hay việc Tổng thống Trump tiết lộ về nút hạt nhân trên Twitter cũng sẽ khiến các nước đồng minh không khỏi đắn đo suy nghĩ khi chia sẻ thông tin tình báo về những mối đe dọa với chính quyền Washington bởi lo ngại chúng có thể dẫn đến những cuộc xung đột không mong muốn.
Mời quý độc giả xem video "du lịch hạt nhân" sắp nở rộ ở Triều Tiên (nguồn: VTC1)
Sự việc này càng "nóng" dư luận hơn khi Tướng Không quân về hưu Robert Kehler, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Không quân - Vũ trụ và Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ bật mí rằng không hề có nút bấm hạt nhân nào như Tổng thống Trump nói. 
Theo ông Kehler, quy trình phóng tên lửa hạt nhân rất phức tạp và không hề đơn giản có thể thực hiện vụ phóng tên lửa hạt nhân chỉ với một nút bấm trên bàn làm việc.
"Quyền thực thi và ra lệnh của Tổng thống được đảm bảo bởi người dân, các quy trình và khả năng, gồm cả hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân. Hệ thống này được kiểm soát bởi con người. Không cò gì diễn ra một cách tự động", ông Kehler nói về nút bấm hạt nhân mà Tổng thống Trump mới đề cập đến.

Hãi hùng 5 vụ mất tích bom hạt nhân đầy bí ẩn

Broken Arrow (Mũi tên gãy) là thuật ngữ nói về sự cố hạt nhân, còn Empty Quiver (Ống tên rỗng) - hành vi đánh cắp tài sản hạt nhân, đặc biệt là bom.

Theo thống kê, kể từ thời Chiến tranh Lạnh, ước tính có trên 8 quả bom hạt nhân bị mất tích, với tổng công suất nổ kết hợp tương đương 2.200 quả bom Mỹ ném xuống Hiroshima trước khi Thế chiến II kết thúc.

Giải mã những điều hãi hùng về vũ khí hạt nhân

(Kiến Thức) - Vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp thông qua các cuộc thử nghiệm cũng như được sử dụng trực tiếp trong chiến tranh.

Giai ma nhung dieu hai hung ve vu khi hat nhan
 Vũ khí hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất mà con người từng chế tạo. Leo Szilard là nhà vật lý học người Mỹ gốc Hungary. Ông có trong tay tấm bằng phát minh duy nhất về bom nguyên tử. Nhà vật lý Szilard đã phát minh và đăng ký sáng chế ý tưởng phản ứng hạt nhân dây chuyền dựa trên nơtron năm 1933. 

Những "đám mây hình nấm" ám ảnh nhân loại suốt 72 năm

Trong 72 năm qua, các quốc gia đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân với sức công phá khủng khiếp.

Nhung "dam may hinh nam" am anh nhan loai suot 72 nam
 Vụ thử bom nguyên tử đầu tiên của con người có tên "Trinity" tại New Mexico, Mỹ ngày 16/7/1945. Vụ thử bom "Trinity" đã mở ra kỷ nguyên hạt nhân, khai sinh ra loại vũ khí hạt nhân hủy diệt kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại. Gần 1 tháng sau, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới