Giải mã những điều hãi hùng về vũ khí hạt nhân

Giải mã những điều hãi hùng về vũ khí hạt nhân

(Kiến Thức) - Vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp thông qua các cuộc thử nghiệm cũng như được sử dụng trực tiếp trong chiến tranh.

 Vũ khí hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất mà con người từng chế tạo. Leo Szilard là nhà vật lý học người Mỹ gốc Hungary. Ông có trong tay tấm bằng phát minh duy nhất về bom nguyên tử. Nhà vật lý Szilard đã phát minh và đăng ký sáng chế ý tưởng phản ứng hạt nhân dây chuyền dựa trên nơtron năm 1933.
Vũ khí hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất mà con người từng chế tạo. Leo Szilard là nhà vật lý học người Mỹ gốc Hungary. Ông có trong tay tấm bằng phát minh duy nhất về bom nguyên tử. Nhà vật lý Szilard đã phát minh và đăng ký sáng chế ý tưởng phản ứng hạt nhân dây chuyền dựa trên nơtron năm 1933.
Ông Szilard từng viết một bức thư nữa cho Tổng thống Roosevelt, giải thích không nên đánh bom hạt nhân xuống Nhật Bản vì chỉ muốn vũ khí này sử dụng cho mục đích hòa bình. Tuy nhiên, Mỹ vẫn quyết định thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản hồi cuối Chiến tranh thế giới 2. Vì vậy, Szilard rời bỏ ngành vật lý hạt nhân và bắt đầu làm việc trong lĩnh vực sinh học phân tử.
Ông Szilard từng viết một bức thư nữa cho Tổng thống Roosevelt, giải thích không nên đánh bom hạt nhân xuống Nhật Bản vì chỉ muốn vũ khí này sử dụng cho mục đích hòa bình. Tuy nhiên, Mỹ vẫn quyết định thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản hồi cuối Chiến tranh thế giới 2. Vì vậy, Szilard rời bỏ ngành vật lý hạt nhân và bắt đầu làm việc trong lĩnh vực sinh học phân tử.
8 quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân và có những cuộc thử hạt nhân. Đó là các nước: Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Israel cũng được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không có căn cứ chính xác.
8 quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân và có những cuộc thử hạt nhân. Đó là các nước: Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Israel cũng được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không có căn cứ chính xác.
Ngày 22/9/1979, trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, cách mặt đất 36.000 km, một trong những vệ tinh gián điệp thuộc thế hệ Vela của Mỹ, bỗng ghi nhận được hai ánh chớp xuất hiện trong lãnh hải của Nam Phi trên Ấn Độ Dương. Khi ấy, nhiều người hoài nghi hai tia chớp bí ẩn trên là do một vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử gây ra.
Ngày 22/9/1979, trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, cách mặt đất 36.000 km, một trong những vệ tinh gián điệp thuộc thế hệ Vela của Mỹ, bỗng ghi nhận được hai ánh chớp xuất hiện trong lãnh hải của Nam Phi trên Ấn Độ Dương. Khi ấy, nhiều người hoài nghi hai tia chớp bí ẩn trên là do một vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử gây ra.
Nghi vấn nhiều nhất đổ dồn về Israel hay Nam Phi. Các nhà khoa học hoài nghi một trong 2 quốc gia này thực hiện hoặc do cả hai quốc gia này cùng thực hiện vụ thử bom nguyên tử trên. Tuy nhiên, không có quốc gia nào đứng ra thừa nhận thực hiện vụ thử hạt nhân.
Nghi vấn nhiều nhất đổ dồn về Israel hay Nam Phi. Các nhà khoa học hoài nghi một trong 2 quốc gia này thực hiện hoặc do cả hai quốc gia này cùng thực hiện vụ thử bom nguyên tử trên. Tuy nhiên, không có quốc gia nào đứng ra thừa nhận thực hiện vụ thử hạt nhân.
Theo những báo cáo chính thức, Mỹ đã thực hiện 1054 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Liên Xô đã tiến hành 715 cuộc thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Con số này ở Pháp là 210.
Theo những báo cáo chính thức, Mỹ đã thực hiện 1054 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Liên Xô đã tiến hành 715 cuộc thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Con số này ở Pháp là 210.
Mỹ và Liên Xô từng muốn thử hạt nhân trên Mặt trăng. Cả hai nước đều ôm tham vọng thuộc địa hóa mặt trăng và biến nơi này thành tiền đồn quân sự lẫn bãi thử vũ khí hạt nhân, làm bàn đạp cho chiến tranh trên trái đất lẫn không gian. Nếu điều này xảy ra thì nhân loại sẽ phải đối mặt với những hậu quả khủng khiếp. Tuy nhiên, may mắn là không có quốc gia nào thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên Mặt trăng.
Mỹ và Liên Xô từng muốn thử hạt nhân trên Mặt trăng. Cả hai nước đều ôm tham vọng thuộc địa hóa mặt trăng và biến nơi này thành tiền đồn quân sự lẫn bãi thử vũ khí hạt nhân, làm bàn đạp cho chiến tranh trên trái đất lẫn không gian. Nếu điều này xảy ra thì nhân loại sẽ phải đối mặt với những hậu quả khủng khiếp. Tuy nhiên, may mắn là không có quốc gia nào thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên Mặt trăng.
Bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm. Nó có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Chiến tranh thế giới 2. Đây cũng là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ.
Bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm. Nó có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Chiến tranh thế giới 2. Đây cũng là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ.

GALLERY MỚI NHẤT