Tùy duyên trong Phật giáo là thế nào?

Tùy duyên là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động của cuộc đời.

Tùy duyên trong Phật giáo là thế nào?
HỎI: Tôi thường nghe các Phật tử nói “mọi chuyện cứ tùy duyên”. Xin hỏi, trong Phật giáo tuỳ duyên là thế nào? Tùy duyên có giống như quan niệm “cái gì đến rồi sẽ đến”?
(DIỆU HƯƠNG, nhanquacongbang85@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Diệu Hương thân mến!
Duyên sinh (duyên khởi) là một trong những giáo lý trọng yếu của Phật giáo. Mọi sự, mọi việc ở đời đều do nhân duyên sinh. Các nhân duyên tác động và chi phối lẫn nhau trùng trùng điệp điệp, vô cùng vô tận.
Tùy duyên có nghĩa chính là tùy thuộc vào nhân duyên. Đủ nhân (nguyên nhân chính), đủ duyên (các nhân phụ) thì sự việc (vật) thành; thiếu nhân, thiếu duyên thì sự việc (vật) chưa thành. Sự thành-trụ-hoại-không của thế giới hay sanh-lão-bệnh-tử của nhân sinh hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên.
Người Phật tử biết các pháp đều tùy duyên nên chủ động nỗ lực tạo ra các nhân duyên tốt lành để mong nhận quả báo tốt đẹp. Nếu thành công thì người Phật tử cũng không quá tự hào, vì biết duyên lành đã tròn đủ. Ngược lại, sau khi đã hết sức cố gắng mà nếu như sự việc vẫn không như ý mình thì cũng an nhiên, vì chưa đủ duyên.
Tùy duyên là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động của cuộc đời. So với quan niệm “cai gi đên rôi sẽ đên” một cách đơn thuần thì tinh thần tùy duyên năng động hơn rất nhiều trong việc chủ động tạo thêm nhân duyên tốt lành đồng thời cũng rất nhẹ nhàng nếu “cái sẽ đến” không được toại nguyện, như ý.
Chúc bạn tinh tấn!

Câu chuyện thiền môn: Tùy duyên cuộc sống

Câu chuyện thiền môn: Tùy duyên cuộc sống

Cẩn trọng với lợi dưỡng

Thế Tôn đã xác định, người tu nếu vướng mắc vào lợi dưỡng thì không thể thành tựu giới-định-tuệ.

Cẩn trọng với lợi dưỡng
Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Thế nào gọi là chuyển nghiệp?

Kính bạch Thầy, con thường nghe nói tu là chuyển nghiệp, nhưng con không biết phải chuyển nghiệp như thế nào? Và nghiệp là gì mà phải chuyển?

Thế nào gọi là chuyển nghiệp?
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi. Nghiệp nguyên tiếng Phạn là Karma, Trung Hoa dịch là nghiệp. Nó có nghĩa là một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, nên gọi đó là nghiệp.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.