Tướng Navarre đã ảo tưởng ra sao trên chiến trường Điện Biên Phủ?

(Kiến Thức) - Tướng Henri Navarre của quân đội viễn chinh Pháp tin rằng với địa thế của Điện Biên Phủ, Việt Minh sẽ không thể mở đường tiếp cận được trận địa chỉ bằng tay không và sức lao động thủ công.

Theo kế hoạch của Tướng Henri Navarre và quân đội viễn chinh Pháp, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có nhiệm vụ thu hút và nghiền nát quân chủ lực Việt Minh. Một mặt giúp Pháp đạt được thắng lợi trên chiến trường, một mặt giúp Pháp "cầm đằng chuôi" trong các cuộc hoà đàm sau này.
Để làm được điều đó, Pháp đã chọn Điện Biên Phủ làm nơi đặt căn cứ điểm. Đây là một vị trí cực kỳ hiểm yếu, biến cụm căn cứ điểm này thành “cái gai trong mắt” lực lượng Việt Minh và buộc ta phải nhổ bỏ, trong khi đó với thế phòng ngự và hậu cần không vận, Pháp tin rằng sẽ nghiền nát được quân chủ lực của ta trong trận đánh cuối cùng.
Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng nằm ở phía Tây của vùng Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 500km và cách biên giới Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 tới 300km. Thung lũng này có chiều rộng từ 6 tới 8 km, dài 18km và có vị trí chiến lược, là ngã tư quan trọng không những đối với chiến trường Đông Dương mà còn là với toàn Đông Dương và các nước Đông Nam Á lân cận.
Tuong Navarre da ao tuong ra sao tren chien truong Dien Bien Phu?
 Lính Pháp đổ quân xuống Điện Biên Phủ bằng đường dù. Ảnh: TL.
Về mặt chiến lược, có thể thấy rõ những lợi thế hết sức to lớn của Điện Biên Phủ, hoàn toàn phù hợp với việc thiết lập một căn cứ phòng thủ quy mô lớn. Căn cứ này vừa có thể là bàn đạp giúp Pháp loại bỏ được các đơn vị bộ đội chủ lực của Việt Minh ở Tây Bắc, vừa có thể làm bàn đạp để đánh sang Lào khi cần.
Địa hình của Điện Biên Phủ đặc biệt ở chỗ, bốn bên thung lũng đều là núi hoặc đồi nối tiếp nhau liên miên không có đường bằng, tuy nhiên ở giữa thung lũng lại có một dải đất bằng phẳng lọt thỏm giữa núi rừng trùng điệp. Trên dải đất đó có cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhưng năng suất lao động thấp, Pháp ước tính lương thực thu được từng cánh đồng này chỉ nuôi đc 25.000 người trong vài tháng.
Với con mắt tinh quái của một nhà binh kinh nghiệm, tướng Navarre khi tận mắt nhìn thấy cánh đồng Mường Thanh đã nhận định: “Đất này mà xe tăng cơ động thì tuyệt. Sân bay có thể mở rộng gấp ba lần”, viên tướng ngạo mạn cũng không quên nhấn mạnh rằng những ngọn núi sẽ là bức tường thành tự nhiên vững chắc bảo vệ cụm căn cứ điểm này khỏi mọi sự tấn công của Việt Minh trong tương lai.
Tuong Navarre da ao tuong ra sao tren chien truong Dien Bien Phu?-Hinh-2
  Ảnh: TL.
Không chỉ chỉ ra được những khó khăn về mặt địa hình khi Việt Minh muốn tấn công xuống cụm căn cứ điểm này, tướng Navarre còn chỉ ra một loạt các khó khăn khác và khẳng định rằng Việt Minh sẽ không thể vượt qua được những khó khăn này. Nói cách khác, Navarre tin rằng chỉ cần đặt căn cứ điểm ở Điện Biên Phủ, quân Pháp đã nắm chắc một nửa phần thắng trong tay, nửa còn lại, chắc chắn cũng nằm trong tầm tay.
Tác giả của Cụm cứ điểm Điện Biên Phủ khẳng định, Việt Minh vốn dĩ thiếu phương tiện cơ giới và máy móc, bằng sức lao động thủ công với cuốc xẻng không thể đưa pháo vào trận địa và không thể chuyển pháo qua vùng Tây Bắc hiểm trở được, nếu có thì số lượng pháo vào nổi trận địa sẽ rất ít và quân Pháp dễ dàng “bịt miệng” những khẩu pháo này sau vài loạt phản pháo đơn giản.
Tuong Navarre da ao tuong ra sao tren chien truong Dien Bien Phu?-Hinh-3
  Phòng không của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu.
Địa hình hiểm trở, đường không có, phương tiện cơ giới cũng không đồng nghĩa rằng lực lượng Việt Minh không thể tiếp tế lương thực nổi cho các đơn vị đóng quân ở đây, có nghĩa là nếu Việt Minh có đánh vào Điện Biên Phủ, sẽ chỉ đánh được những trận nhỏ lẻ, ít quân vì quân đông quá trành vào đây phía Việt Minh sẽ không đảm bảo hậu cần để nuôi quân nổi.
Tướng Navarre cũng tin rằng, thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở Tây Bắc cũng sẽ khiến bộ đội của ta kiệt quệ, đặc biệt là những người lính sinh ra và lớn lên ở miền xuôi – chiếm một phần lớn các đơn vị bộ đội chủ lực Việt Minh – sẽ không thích nghi nổi với khí hậu khu vực miền núi. Vào mùa mưa, vận tải khó khăn, lương thực thiếu thốn và đủ mọi loại bệnh sẽ làm khiến đời sống của bộ đội ta khó khăn hơn bao giờ hết, khi đó người Pháp có lẽ không cần đánh cũng thắng.
Ngược lại, lực lượng ta khi đánh giá Điện Biên Phủ cũng chỉ ra những nhược điểm rõ mồn một mà không biết khi chọn Điện Biên làm nơi đặt cụm căn cứ điểm, người Pháp có tính đến không.
Tuong Navarre da ao tuong ra sao tren chien truong Dien Bien Phu?-Hinh-4
 Khoảnh khắc chiến thắng của lực lượng Việt Minh khi vẫy cờ trên nóc hầm chỉ huy của địch ở Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu.
Thứ nhất, địa thế lòng chảo với núi cao vây xung quanh biến Điện Biên Phủ trở thành một "sân vận động", trong sân vận động đó, người Pháp đặt cụm cứ điểm của họ ở giữa sân trong khi đó Việt Minh – những người lính muốn tấn công vào cụm cứ điểm sẽ ngồi trên hàng ghế cao như những khán giả, nhất cử nhât động của người Pháp đều bị ta thấy rõ mồn một.
Việc đặt cụm cứ điểm ở vị trí thấp với xung quanh là núi cao bao quanh được ta nhận định là sai lầm của Pháp. Trong mọi học thuyết chiến tranh, bất kể thời đại nào, bất kể hoàn cảnh nào, hai bên khi giao tranh luôn muốn chọn điểm cao làm nơi đặt đại bản doanh. Việc đặt cụm cứ điểm giữa lòng thung lũng và nhường núi cao xung quanh cho ta là hành động tự đặt mình vào thế khó của Pháp.
Thứ hai và quan trọng nhất, Điện Biên Phủ không có đường giao thông trên bộ ra vào, đây là một thế khó cho ta nhưng cũng là thế khó cho địch, cách duy nhất để tiếp tế cho “con nhím” này là bằng đường không. Cắt được tiếp tế đường không bằng hoả lực phòng không hoặc chiếm được sân bay sẽ bóp chết ngay lập tức cụm cứ điểm này.
Như vậy, dù Tướng Navarre của Pháp nhận định có phần tương đối đúng về các ảnh hưởng của tự nhiên và địa hình tới trận chiến tại đây, tuy nhiên ông cũng quên mất hoặc cố tình không để ý tới những bất lợi mà Pháp phải chịu khi thiết lập cụm cứ điểm tại đây. Thực tế đã chứng minh,Việt Minh đã vượt qua được mọi khó khăn về mặt tự nhiên và khí hậu mà Pháp từng chỉ ra, khi đó lính Pháp và cụm cứ điểm Điện Biên Phủ không khác nào “cá nằm trên thớt”.

Mời độc giả xem Video: Khoảnh khắc cuối cùng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nguồn: Trích phim "Điện Biên Phủ".

Chiến dịch Điện Biên Phủ và khẩu pháo bắn phát mở màn

(Kiến Thức) - Được xếp hạng vào loại vũ khí hạng nặng, khẩu lựu pháo M2A1 được Trung Quốc viện trợ cho lực lượng Việt Minh chính là khẩu pháo đã khai hỏa những loạt đầu tiên, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Ra đời năm 1941 và được sản xuất trong hơn 10 năm kể từ năm 1941 tới năm 1953, khẩu lựu pháo M2A1 với cỡ nòng 105mm đã được sử dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới suốt từ khi nó ra đời tới nay. Nguồn ảnh: WWII.
 Ra đời năm 1941 và được sản xuất trong hơn 10 năm kể từ năm 1941 tới năm 1953, khẩu lựu pháo M2A1 với cỡ nòng 105mm đã được sử dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới suốt từ khi nó ra đời tới nay. Nguồn ảnh: WWII.

Sức mạnh hậu cần của ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xe đạp thồ là phương tiện cơ động, chủ lực giúp cung ứng hàng nghìn tấn nhu yếu phẩm cho mặt trận.

Theo thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng (09/11/1953): “Việc vận chuyển cần phải tăng cường các thứ xe cộ, thuyền, để bớt sức dân, bất kỳ chỗ nào hễ có điều kiện dùng xe đạp, thì phải cố gắng dùng cho được. Kinh nghiệm thời gian vừa qua cho thấy rằng dùng xe đạp thồ là tốt nhất".
Theo thông tri của Ban Bí thư Trung ương Đảng (09/11/1953): “Việc vận chuyển cần phải tăng cường các thứ xe cộ, thuyền, để bớt sức dân, bất kỳ chỗ nào hễ có điều kiện dùng xe đạp, thì phải cố gắng dùng cho được. Kinh nghiệm thời gian vừa qua cho thấy rằng dùng xe đạp thồ là tốt nhất". 

Đọc nhiều nhất

Tin mới