Cô Hoàng, 50 tuổi, ở Vân Lâm, Đài Loan, mới đây da đỏ lên, có cảm giác nóng và ngứa ran sau đó mọc những chấm đỏ. Mới đầu, cô Hoàng tưởng mình bị mụn trứng cá nhưng rửa mặt sạch và nặn mụn vẫn không thuyên giảm.
Không còn cách nào khác, cô Hoàng đành đến bệnh viện khám. Tại bệnh viện, sau khi hỏi bệnh sử và kiểm tra tổn thương, bác sĩ da liễu Dương Tỉnh Tam cho biết, cô Hoàng bị cả viêm da rosacea và tăng sản demodex. Điều đó có nghĩa, không chỉ bị viêm da mặt, cô Hoàng còn bị "tập đoàn" ký sinh trùng chen chúc dưới da.
Bác sĩ Dương chia sẻ về trường hợp hiếm anh gặp phải. |
Thực chất, bệnh viêm da rosacea hay còn gọi là "đốm hoa hồng", là một bệnh viêm da mãn tính, thường xảy ra ở phụ nữ từ 35 đến 45 tuổi. Các tổn thương chủ yếu nằm ở trán, trung tâm của khuôn mặt, cằm và phần dưới của mũi. Khác biệt với mụn trứng cá, viêm da rosacea không tạo mụn.
Theo nghiên cứu hiện nay, bệnh viêm da rosacea có liên quan đến một số yếu tố kích thích, cơ chế miễn dịch và cơ chế điều hòa thần kinh.
Bác sĩ Dương phân tích rằng, tia cực tím, sự thay đổi nhiệt độ nóng và lạnh, căng thẳng thần kinh, thay đổi cảm xúc, thức ăn cay và kích thích, đồ uống có cồn, tập thể dục quá sức và các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, cũng như sự gia tăng của mạt demodex, sẽ làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.
Làm thế nào để nhận biết rằng bạn có thể bị nhiễm mạt demodex? Bác sĩ Dương giải thích, nếu bạn có một làn da nhờn, dễ bị đổ dầu và bong tróc, hoặc lỗ chân lông đặc biệt to, có những đốm trắng nhỏ ở trung tâm, điều đó có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm mạt demodex. Ngoài ra, nếu bạn dễ bị mụn sau khi điều trị bằng laser, đó có thể là một dấu hiệu.
Vậy mạt demodex là gì? Demodex gồm đầu thân đuôi và 8 chân gần phần đầu với vòng đời: 14 – 24 ngày. Chu kỳ sống của nó có 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành.
Ký sinh trùng Demodex khiến bệnh viêm da nặng hơn. |
Demodex thường sống thành cặp, sau khi giao cấu, vi khuẩn trên da mặt đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở vị trí nang lông hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng.
Sau khi chết, xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trên bề mặt da, và gây ra phản ứng dị ứng ở một số bộ phận của các mô da, đốm đỏ (mụn trứng cá) xảy ra tình trạng viêm da dị ứng tại chỗ, ban đỏ, ban sẩn và mụn mủ. Đây đều là phản ứng bởi hệ thống miễn dịch.
Viêm da do demodex lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào bề mặt da, hoặc đồ dùng chung, hôn, cọ má, sử dụng khăn mặt chung, phải đặc biệt chú ý.
Đồng thời, bác sĩ Dương cũng nhắc nhở rằng, bệnh viêm da rosacea là một bệnh phức tạp, thường kết hợp với tăng sản demodex, cần dùng đúng loại thuốc thì mới có thể chữa dứt được.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cứu bệnh nhân có nang ký sinh trùng trong não. Nguồn video: THĐT