Tướng Lương: Nhìn từ Quốc khánh 2/9, đại đoàn kết làm nên mọi thắng lợi

(Kiến Thức) - Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ giúp Cách mạng Tháng Tám thành công mà còn giúp đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách tiến đến những đỉnh cao mới của thời đại mới.

Tướng Lương: Nhìn từ Quốc khánh 2/9, đại đoàn kết làm nên mọi thắng lợi
Hơn 4.000 năm lịch sử đã minh chứng, đại đoàn kết toàn dân là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, giúp chúng ta vượt qua bao thách thức và biến cố lịch sử. Đoàn kết đã giúp Cách mạng Tháng Tám thành công, giành độc lập dân tộc, đoàn kết mới đây đã giúp chúng ta vượt qua đại dịch COVID-19 và đoàn kết sẽ đưa đất nước Việt Nam tiến đến những đỉnh cao mới của thời đại.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Ngày Quốc khánh 2/9 (1945-2020), PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuong Luong: Nhin tu Quoc khanh 2/9, dai doan ket lam nen moi thang loi
Thiếu tướng Lê Mã Lương. 
Đại đoàn kết là sức mạnh giúp chúng ta chiến thắng chống giặc ngoại xâm

Cách mạng tháng 8 thắng lợi là biểu tượng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam và sức mạnh của đoàn kết quốc tế, ông đánh giá sao về việc này?

Trong suốt chiều dài lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ thời Hùng Vương, An Dương Vương cho đến thời đại Hồ Chí Minh, vấn đề quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến đó chính là đại đoàn kết toàn dân tộc và tinh thần trên dưới đồng lòng, khêu gợi được lòng tự hào, tự tôn mà dân tộc ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ chúng ta kháng chiến chống lại giặc ngoại xâm mà lực lượng tương quan bằng mình hay hơn mình một chút đỉnh mà lực lượng của đối phương luôn luôn mạnh hơn chúng ta gấp hàng trăm, hàng nghìn lần. Tuy nhiên, kẻ thù có mạnh đến đâu cũng không làm xoay chuyển được tình thế, đè bẹp được ý chí của dân ta.
Bài học của chiến thắng trong một cuộc chiến tranh, yếu tố đại đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề số 1. Trong lịch sử hàng nghìn năm, chúng ta đã chứng minh được điều đó, đặc biệt là thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ đã thấu hiểu vấn đề đó và đã vận dụng rất sáng tạo, rất uyển chuyển, thể hiện một tầm chiến lược rất sâu.
Do vậy, đã huy động được sức của, sức người của toàn dân tộc. Không kể già, trẻ, trai, gái, thậm chí cả những người ở ngoài cũng một lòng hướng về tổ quốc, hướng về đất nước khi bác Hồ ra lời hiệu triệu toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc.
Lịch sử đã chỉ ra điều đó rất rõ. Cho nên khi mà Nhật Pháp bắn nhau, chúng ta đã thể hiện được hành động của mình. Đó là sự chớp được thời cơ nhưng trên cơ sở đã nắm vững được quần chúng nhân dân và quần chúng nhân dân đã thể hiện được sự đồng lòng đối với lời kêu gọi của Bác cũng như của Trung ương Đảng. Từ đó chúng ta giành được chính quyền một cách ngoạn mục. Vừa là vận hội rất tốt nhưng quan trọng nhất phải chớp được cơ hội, trong đó yếu tố cấu kết trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam vấn là số 1. Nếu không cấu kết được sức mạnh toàn dân dù có quyết tâm bao nhiêu, nghệ thuật tổ chức có cao siêu đến đâu nhưng không huy động được sức mạnh của quần chúng sẽ không có thắng lợi.
Cuộc khởi nghĩa 19/8 và ngày 2/9 có bản Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ là cả một chuỗi thể hiện sức mạnh mà Bác cũng như Trung ương đã đúc kết được từ kháng chiến của cha ông ta vận dụng vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bây giờ nhìn lại những thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng 8 năm 1945, 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc ở Điện Biên Phủ, 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Như vậy 30 năm liên tục chúng ta bước vào chiều dài lịch sử kháng chiến, tiêu hao sức người, sức của nhưng qua đó cũng làm sức mạnh của dân tộc được đẩy lên rất cao.
Không chỉ đại đoàn kết các dân tộc mà còn thể hiện được cả thế giới ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến. Chúng ta, từ chỗ bạn bè không nhiều đi đến chỗ bạn bè khắp thế giới. Đó cũng là một nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật về mặt ngoại giao. Phải thế nào bạn bè quốc tế mới tin tưởng, ủng hộ chúng ta, chứ chỉ nói chính nghĩa thì cũng chỉ là một vấn đề.
Đại dịch COVID-19 một lần nữa lại chứng minh sức mạnh toàn dân tộc
Trong thời bình, nhất là từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 một lần nữa chứng minh sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, ông đánh giá sao về ý kiến này?
Tất cả bài học lịch sử ấy có ý nghĩa, chiều hướng tích cực giúp chúng ta trong vận hội tới khi mà hiện nay cả những khó khăn, thách thức, thuận lợi đan xen nhau.
Trong thời bình này, kẻ thù không phải lúc nào cũng lộ diện cho mình biết, để nhằm thẳng vào kẻ thù đâu. Vì thế, hơn bao giờ hết, vấn đề đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc vấn là một trong những cái quyết định sự thành bại của dân tộc trong chặng đường tiếp theo của đất nước ta.
Ngay trong năm 2020, đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, cướp đi sinh mạng bao nhiêu con người, gây tang thương cho bao gia đình. Việt Nam chúng ta bước vào trận chiến mới chống dịch bệnh và đã giành nhiều thắng lợi.
Để có được thành công ấy, chúng ta có hệ thống chính trị từ trên xuống tận các cơ sở là thôn, tổ dân phố. Cả một bộ máy công quyền đến các hội đoàn thể, các cơ quan ban ngành chức năng tạo ra một chất kết dính thực hiện sự chỉ đạo nhất quán. Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh, ẩn hiện trong đó là tinh thần đoàn kết toàn dân khi cả nước chung tay chống dịch, người góp công, người góp của, chấp hành nghiêm các chỉ đạo, các quy định phòng chống, khống chế dịch bệnh.
Thông qua đó, chứng tỏ được, người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có một tinh thần đoàn kết, cấu kết chí cốt, trước là đi theo cách mạng, bây giờ là thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hết sức nghiêm túc. Do đó, chúng ta đã gặt hái được thắng lợi, hai lần chặn được đại dịch COVID-19. Không chỉ bài học đối với chúng ta mà còn có tác động đến cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trách nhiệm của công dân phát huy đại đoàn kết dân tộc
Trong thời đại hiện nay, mỗi người dân Việt Nam nên hành động như thế nào để tạo nên sự đoàn kết, giành những kết quả trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng?
Tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám luôn là nguồn lực hun đúc ý chí quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn Ðảng, toàn dân Việt Nam giúp đất nước đã vươn lên, vượt qua ngưỡng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển; đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; dân chủ xã hội được phát huy; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Để tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, một trong vấn đề quan trọng nhất chính là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm “khoan thư sức dân”, tạo mọi điều kiện tốt nhất, sự thông thoáng, có một định hướng thể hiện tầm vóc để người dân có thể phát huy hết khả năng, trí tuệ của mỗi người dân Việt trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Không chỉ riêng cá nhân tôi mà rất nhiều người có nguyện vọng, có mong muốn như vậy. Bên cạnh đó, mỗi công dân nên thực hiện tốt vai trò trách nhiệm chung tay cùng đất nước, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng…
Xin cảm ơn Thiếu tướng Lê Mã Lương về cuộc trao đổi trên!

>>> Mời độc giả xem thêm video Cuba hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19

Nguồn: VTC Now


Ấn tượng ngày kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam qua ống kính quốc tế

(Kiến Thức) - Loạt ảnh ấn tượng do phóng viên các hãng thông tấn quốc tế thực hiện về những ngày kỷ niệm Quốc khánh ở Việt Nam qua nhiều năm.

Ấn tượng ngày kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam qua ống kính quốc tế
An tuong ngay ky niem Quoc khanh Viet Nam qua ong kinh quoc te
 Các nữ chiến sĩ du kích trong buổi lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam ở TP HCM năm 1975. Đây là ngày Quốc khánh đầu tiên của Việt Nam sau ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng. Hình ảnh được đăng tải trên trang Getty Images.

"Sự việc ông Nguyễn Đức Chung đáng buồn nhưng kịp thời, đúng thời điểm"

(Kiến Thức) - Việc tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là rất kịp thời, đúng thời điểm để cơ quan điều tra dễ dàng làm việc với ông Chung liên quan một số vụ án theo quy định của pháp luật.

"Sự việc ông Nguyễn Đức Chung đáng buồn nhưng kịp thời, đúng thời điểm"

Kịp thời, đúng thời điểm

Ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, về tội chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước.

Trước đó, ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Chung. 

Lịch nghỉ chính thức ngày Quốc khánh 2/9 năm 2020

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo: Ngày Quốc khánh (2/9) trùng vào thứ Tư nên người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày.
 
 

Lịch nghỉ chính thức ngày Quốc khánh 2/9 năm 2020

Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay rơi vào thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ có 1 ngày nghỉ lễ.

Lich nghi chinh thuc ngay Quoc khanh 2/9 nam 2020

Nghỉ lễ 2/9 năm nay vào thứ Tư.

Đây là năm cuối cùng thực hiện nghỉ lể 2/9 một ngày. Từ năm 2021, lịch nghỉ lễ Quốc khánh có sự thay đổi, thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, từ năm 2021 khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực, ngày Quốc khánh 2/9, người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày bao gồm: Ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau.

Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 115 Bộ Luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương vào ngày 2/9/2020.

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 97 của Luật Lao động 2012 quy định, nếu người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ còn được thêm tối thiểu khoản tiền bằng 300% mức lương làm việc trong ngày đó.

Trường hợp người lao động làm thêm vào ban đêm vào ngày nghỉ lễ sẽ được hưởng thêm 30% tiền lương của ngày bình thường.

Đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ ngày Quốc khánh 2/9 cố định, đơn vị căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của mình để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.