Tượng đài Sài Gòn nào trước 1975 tồn tại đến nay?

Tượng đài Sài Gòn nào trước 1975 tồn tại đến nay?

(Kiến Thức) - Nhiều tượng đài được xây dựng từ trước năm 1975 đang tọa lạc tại những đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của TP HCM.

Tượng đài An Dương Vương nằm giữa vòng xoay ngã 6 Nguyễn Tri Phương, trên ranh giới giữa Quận 5 và Quận 10.
Tượng đài An Dương Vương nằm giữa vòng xoay ngã 6 Nguyễn Tri Phương, trên ranh giới giữa Quận 5 và Quận 10.
An Dương Vương, tên thật là Thục Phán (257 - 207 TCN), là vị vua lập nên nước Âu Lạc - nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.
An Dương Vương, tên thật là Thục Phán (257 - 207 TCN), là vị vua lập nên nước Âu Lạc - nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.
Tượng đài Trần Hưng Đạo nằm ở vòng xoay bến Bạch Đằng, Quận 1.
Tượng đài Trần Hưng Đạo nằm ở vòng xoay bến Bạch Đằng, Quận 1.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh và gọi là Đức thánh Trần.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh và gọi là Đức thánh Trần.
Tượng vua Quang Trung nằm phía trước chợ Nguyễn Tri Phương, thuộc Quận 10.
Tượng vua Quang Trung nằm phía trước chợ Nguyễn Tri Phương, thuộc Quận 10.
Hoàng đế Quang Trung, tên thật Nguyễn Huệ (1753 – 1792), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, một nhà quân sự xuất sắc với những chiến thắng vẻ vang trong công cuộc bình ổn đất nước và chống giặc ngoại xâm.
Hoàng đế Quang Trung, tên thật Nguyễn Huệ (1753 – 1792), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, một nhà quân sự xuất sắc với những chiến thắng vẻ vang trong công cuộc bình ổn đất nước và chống giặc ngoại xâm.
Tượng đài Phan Đình Phùng nằm trên vòng xoay Bưu điện Chợ lớn, Quận 5.
Tượng đài Phan Đình Phùng nằm trên vòng xoay Bưu điện Chợ lớn, Quận 5.
Phan Đình Phùng (1847 - 1896) là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo tài năng mà còn là một nhà thơ với nhiều tác phẩm thấm đẫm lòng yêu nước để lại cho đời.
Phan Đình Phùng (1847 - 1896) là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo tài năng mà còn là một nhà thơ với nhiều tác phẩm thấm đẫm lòng yêu nước để lại cho đời.
Tượng đài Trần Nguyên Hãn ở vòng xoay trước chợ Bến Thành, Quận 1.
Tượng đài Trần Nguyên Hãn ở vòng xoay trước chợ Bến Thành, Quận 1.
Trần Nguyên Hãn (? - 1429) là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê.
Trần Nguyên Hãn (? - 1429) là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê.
Tượng đài Quách Thị Trang nằm phía trước tượng đài Trần Nguyên Hãn.
Tượng đài Quách Thị Trang nằm phía trước tượng đài Trần Nguyên Hãn.
Quách Thị Trang (1948 - 1963) là một nữ Phật tử, từ năm 1960 đã tham gia các phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo do Tổng thống Ngô Đình Diệm khởi xướng. Ngày 25/8/1963, cô đã bị cảnh sát bắn chết khi mới 15 tuổi.
Quách Thị Trang (1948 - 1963) là một nữ Phật tử, từ năm 1960 đã tham gia các phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo do Tổng thống Ngô Đình Diệm khởi xướng. Ngày 25/8/1963, cô đã bị cảnh sát bắn chết khi mới 15 tuổi.
Tượng Phù Đổng Thiên Vương tại vòng xoay ngã 6 Phù Đổng, Quận 1.
Tượng Phù Đổng Thiên Vương tại vòng xoay ngã 6 Phù Đổng, Quận 1.
Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng là một trong bốn vị Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo truyền thuyết, ông là người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước
Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng là một trong bốn vị Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo truyền thuyết, ông là người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước
Tượng Đức Khổng Tử trên đường Hải Thượng Lãn Ông, khu vực tập trung đông người Hoa ở Quận 5.
Tượng Đức Khổng Tử trên đường Hải Thượng Lãn Ông, khu vực tập trung đông người Hoa ở Quận 5.
Khổng Tử (551 - 479 TCN) là nhà triết học lỗi lạc người Trung Hoa. Ông là người sáng lập học thuyết Nho giáo, có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Khổng Tử (551 - 479 TCN) là nhà triết học lỗi lạc người Trung Hoa. Ông là người sáng lập học thuyết Nho giáo, có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình ở vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà.
Tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình ở vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà.
Bức tượng này được khởi công xây dựng từ ngày 8/12/1958, khánh thành ngày 16/2/1959.
Bức tượng này được khởi công xây dựng từ ngày 8/12/1958, khánh thành ngày 16/2/1959.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.