Tự ý cắt thận bệnh nhân khi xử lý ổ nhiễm trùng

(Kiến Thức) - Sau 7 tháng được Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức (Hà Nội) mổ lấy sỏi thận, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1984), được mổ lại để xử lý ổ nhiễm trùng do tai biến cuộc mổ trước.

Ổ nhiễm trùng 7 tháng mới được phẫu thuật và cắt thận
Trong đơn kiến nghị gửi đến báo, chị Nguyễn Thị Thu, tổ dân phố 12 Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội cho biết, chị là nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức (BV Thiên Đức) với vị trí điều dưỡng viên từ năm 2011 đến nay. Vào tháng 9/2013, do tình hình sức khoẻ, chị khám tại BV Thiên Đức và được chẩn đoán thận phải có sỏi và được tiến hành phẫu thuật (mổ mở) để lấy sỏi. Ngày 5/9/2013, ca mổ được tiến hành và đến ngày 30/9/2013, chị được ra viện về nhà điều trị tiếp theo đơn thuốc.
Sau một thời gian thì thấy vết mổ bị nhiễm trùng, rò rỉ đã khám và thay băng không khỏi. Do đó, chị Thu vào nhập viện tại BV Thiên Đức khám thì tình trạng được chuẩn đoán là vết mổ cũ có lỗ rò, rỉ dịch màu máu cá, nề đỏ. Đây là tình trạng nhiễm trùng nặng vết mổ. 
Ngày 1 - 8/4/2014, chị nhập viện theo hồ sơ ban đầu các bác sĩ đều xác nhận là điều trị xử lý vết rò thận phải bằng phương pháp phẫu thuật cắt đường rò, tức là xử lý nhiễm trùng vết mổ. Chị Thu khẳng định: Trước khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ đều khẳng định với tôi là chỉ xử lý đường rò, không có liên quan gì đến việc xử lý thận hay cắt thận. Trước khi phẫu thuật các bác sĩ cũng không tiến hành chụp UIV để đánh giá chức năng thận. 
Ca phẫu thuật đã được tiến hành vào ngày 1/4/2014. Tuy nhiên, sau một tuần nằm viện, thấy sức khoẻ tiến triển không tốt, huyết áp lên xuống thất thường, sau khi đã cắt chỉ vết mổ nhưng vẫn còn thấy đau. Đặc biệt, chị được người nhà kể lại thì từ lúc được gây mê trước khi phẫu thuật đến khoảng gần 4 tiếng sau chị mới tỉnh táo lại, phải truyền gần 1 lít máu. Do đó, chị và người nhà đã yêu cầu chụp phim và làm siêu âm để kiểm tra sức khoẻ sau phẫu thuật. Khi đó, bác sĩ điều trị mới thông báo rằng thận phải của chị đã bị cắt trong ca phẫu thuật vừa rồi. Sau khi làm siêu âm, nhận kết quả siêu âm chị và gia đình “chết lặng” vì biết chính xác mình không còn thận phải nữa. 
BV Thiên Đức, Hà Nội.
 BV Thiên Đức, Hà Nội.
Mổ lại lần 3 và nguy cơ dính ruột
Anh Bùi Công Đĩnh, chồng chị Thu cho biết, ngày 8/4/2014, chị Thu ra viện nhưng thấy sức khoẻ của mình vẫn không ổn định và vết thương vẫn đau, do đó chị có đi kiểm tra sức khoẻ tại BV T.Ư Quân đội 108 song các bác sĩ ở đây cũng không nhận điều trị mà khuyên nên vào BV Việt Đức để được chuẩn đoán và điều trị cho đúng tuyến bảo hiểm y tế.
"Sau đó gia đình tôi làm thủ tục chuyển viện từ BV Thiên Đức lên BV Việt Đức để được điều trị lại vết thương. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành làm các xét nghiệm, kiểm tra và chuẩn đoán có sỏi và có khối mủ to trong hố thận, do đó tôi được chỉ định phải làm phẫu thuật để gỡ dính sau phúc mạc, làm sạch ổ áp xe và gắp sỏi. Đến ngày 7/5/2014, tôi được làm phẫu thuật mở tại BV Việt Đức để điều trị các vấn đề nêu trên. Sau ca phẫu thuật tôi được các bác sĩ cho biết là nếu tôi không được mổ kịp thời thì đã có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng, nay tuy đã gắp sỏi và gỡ dính phúc mạc xong nhưng nguy cơ bị dính ruột lại là rất cao", chị Thu nói.
Trước sự việc, chị Thu và gia đình bức xúc: BV Thiên Đức khám và mổ lấy sỏi thận phải cho chị tính đến nay đã gần 8 tháng nhưng bệnh tình càng ngày càng nặng. Nếu không có sự phát hiện và phẫu thuật can thiệt kịp thời của BV Việt Đức có lẽ tính mạng chị đã không được bảo đảm. Phải chăng khi BV Thiên Đức xử lý mổ lấy sỏi thận phải của chị đã có những sai lầm về chuyên môn xảy ra như: Nhiễm trùng vết mổ do ca phẫu thuật lấy sỏi thận lần đầu (tháng 9/2013) là nguyên nhân gây hỏng thận và BV Thiên Đức đã giấu giếm để mổ cắt bỏ thận mà không thông báo cho bệnh nhân biết? Tại sao đã mổ lấy sỏi và cắt thận phải vậy mà hố chậu thận vẫn có sỏi? Việc phúc mạc bị dính và có mủ trong hố thận sau mổ là do đâu?...
Ngoài ra, chị Thu cũng thắc mắc về việc làm việc tại bệnh viện gần 3 năm nhưng chưa được ký hợp đồng lao động mà chỉ ký duy nhất một bản cam kết phải nộp bằng tốt nghiệp trung cấp y bản gốc cho bệnh viện giữ. Chị cũng không rõ tiền BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệm hằng tháng có được đóng đầy đủ hay không, chỉ khi sự việc xảy ra thì chị mới được BV Thiên Đức đưa cho một thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 1/4/2014. 
Trước những phản ứng của chị Thu và gia đình, phóng viên đã có cuộc làm việc với Ban giám đốc bệnh viện về vấn đề này.

Những vụ bác sĩ quên, nhầm khó tin ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Vì tắc trách, thiếu trách nhiệm nhiều bác sĩ phẫu thuật "vô tư" quên gạc, bông băng, kéo, mũi khoan, thậm chí mổ nhầm, khâu sai cho bệnh nhân khiến nhiều người bệnh phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình.

Quên gửi nắp hộp sọ của bệnh nhân

Niềm tin y đức sau “bão”

(Kiến Thức) - Đó là mong muốn của không ít người dân và các cán bộ y tế lão thành, sau hàng loạt các sự việc y tế xảy ra trong năm 2013.

Với tất cả những gì đã xảy ra trong năm 2013, ngành y tế Việt Nam chắc hẳn đã rút ra được nhiều bài học thấm thía và sâu sắc, để từ đó nâng cao hơn nữa y đức trong một số cán bộ y, bác sĩ hiện nay. Đề cập về vấn đề này trong buổi họp báo nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã có những cái nhìn thẳn thắn.
Đừng viện cớ về tỷ lệ tai biến?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.