Tư thế ngủ trưa giúp bạn lấy lại phong độ

Tư thế ngủ trưa giúp bạn lấy lại phong độ

Ngủ trưa đúng cách sẽ giúp bạn nạp đầy năng lượng đã mất vào buổi sáng, đồng thời tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng và thúc đẩy hiệu quả làm việc.

Thời gian  ngủ trưa: Theo Sleep Foundation, các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Bác sĩ chăm sóc sức khỏe Tây Ban Nha (SEMERGEN) khuyên bạn nên ngủ trưa tốt nhất là sau khi ăn không quá 30 phút. Đặc biệt là không được ngủ trưa với bụng đói. Nó khiến cơ thể không có đủ thức ăn để duy trì mức độ hoạt động tương tự vào buổi chiều. Ảnh: Sharecare.
Thời gian ngủ trưa: Theo Sleep Foundation, các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Bác sĩ chăm sóc sức khỏe Tây Ban Nha (SEMERGEN) khuyên bạn nên ngủ trưa tốt nhất là sau khi ăn không quá 30 phút. Đặc biệt là không được ngủ trưa với bụng đói. Nó khiến cơ thể không có đủ thức ăn để duy trì mức độ hoạt động tương tự vào buổi chiều. Ảnh: Sharecare.
Giữ giấc ngủ trưa ngắn: Cố gắng chợp mắt chỉ trong 20-30 phút. Nó giúp cải thiện đáng kể sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc vào buổi chiều. Ngủ càng lâu (nhiều hơn một giờ) cơ thể đã rơi vào trạng thái ngủ sâu, bạn càng khó tỉnh táo, dễ cảm thấy lảo đảo, uể oải sau đó. Cách tốt nhất là bạn nên đặt đồng hồ báo thức để tránh ngủ quên. Ảnh: Rd.
Giữ giấc ngủ trưa ngắn: Cố gắng chợp mắt chỉ trong 20-30 phút. Nó giúp cải thiện đáng kể sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc vào buổi chiều. Ngủ càng lâu (nhiều hơn một giờ) cơ thể đã rơi vào trạng thái ngủ sâu, bạn càng khó tỉnh táo, dễ cảm thấy lảo đảo, uể oải sau đó. Cách tốt nhất là bạn nên đặt đồng hồ báo thức để tránh ngủ quên. Ảnh: Rd.
Ngủ trưa vào đầu giờ chiều: Ngủ trưa sau 15h sẽ cản trở giấc ngủ ban đêm và khiến bạn khó ngủ như thông thường. Các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như nhu cầu ngủ, lịch ngủ, tuổi tác và sử dụng thuốc cũng có thể đóng vai trò quyết định thời gian hợp lý trong ngày để ngủ trưa. Tốt nhất, bạn nên ngủ vào thời điểm 13-15h. Ảnh: Vox.
Ngủ trưa vào đầu giờ chiều: Ngủ trưa sau 15h sẽ cản trở giấc ngủ ban đêm và khiến bạn khó ngủ như thông thường. Các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như nhu cầu ngủ, lịch ngủ, tuổi tác và sử dụng thuốc cũng có thể đóng vai trò quyết định thời gian hợp lý trong ngày để ngủ trưa. Tốt nhất, bạn nên ngủ vào thời điểm 13-15h. Ảnh: Vox.
Tạo một môi trường yên tĩnh khi ngủ: Hãy đảm bảo bạn ngủ ở nơi yên tĩnh và nhiệt độ trong phòng thoải mái. Cố gắng hạn chế lượng tiếng ồn và ánh sáng ở mức thấp nhất. Tắt đèn hay dùng miếng che mắt để giấc ngủ đến nhanh và chất lượng hơn. Nếu có thể, bạn nên đắp một lớp chăn mỏng để tránh lạnh vì lúc ngủ quá trình trao đổi chất chậm lại khiến nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ. Ảnh: Healthline.
Tạo một môi trường yên tĩnh khi ngủ: Hãy đảm bảo bạn ngủ ở nơi yên tĩnh và nhiệt độ trong phòng thoải mái. Cố gắng hạn chế lượng tiếng ồn và ánh sáng ở mức thấp nhất. Tắt đèn hay dùng miếng che mắt để giấc ngủ đến nhanh và chất lượng hơn. Nếu có thể, bạn nên đắp một lớp chăn mỏng để tránh lạnh vì lúc ngủ quá trình trao đổi chất chậm lại khiến nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ. Ảnh: Healthline.
Tư thế nằm ngủ: Theo Mayo Clinic, nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ trưa rất quan trọng. Để phục hồi sự tỉnh táo, nằm xuống là tốt nhất. Trên thực tế, đó là tư thế tạo ra sự thoải mái nhất cho cơ thể. Bạn không nên ngủ gục xuống bàn vì nó khiến bạn bị đau đầu sau khi thức dậy. Khi ngủ, nhịp tim chậm lại, lượng máu cung cấp tới các cơ quan giảm xuống, nhưng lại tập trung nhiều cho dạ dày và ruột để tiêu hóa bữa trưa. Nếu bạn ngủ với tư thế ngồi, tình trạng thiếu máu lên não càng nghiêm trọng, dẫn đến đau đầu, ù tai, tê tay chân... Nếu làm việc văn phòng, bạn có thể chọn vị trí như ghế sofa, dưới sàn nhà nơi sạch sẽ để cho cơ thể thoải mái. Ảnh: Timemagazine.
Tư thế nằm ngủ: Theo Mayo Clinic, nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ trưa rất quan trọng. Để phục hồi sự tỉnh táo, nằm xuống là tốt nhất. Trên thực tế, đó là tư thế tạo ra sự thoải mái nhất cho cơ thể. Bạn không nên ngủ gục xuống bàn vì nó khiến bạn bị đau đầu sau khi thức dậy. Khi ngủ, nhịp tim chậm lại, lượng máu cung cấp tới các cơ quan giảm xuống, nhưng lại tập trung nhiều cho dạ dày và ruột để tiêu hóa bữa trưa. Nếu bạn ngủ với tư thế ngồi, tình trạng thiếu máu lên não càng nghiêm trọng, dẫn đến đau đầu, ù tai, tê tay chân... Nếu làm việc văn phòng, bạn có thể chọn vị trí như ghế sofa, dưới sàn nhà nơi sạch sẽ để cho cơ thể thoải mái. Ảnh: Timemagazine.
Không nên làm việc ngay sau khi tỉnh dậy: Những giấc ngủ ngắn buổi trưa thường kéo dài 10-20 phút. Đối với nhiều người, sau khi tỉnh giấc, dư âm của giấc ngủ vẫn kéo dài trong khoảng vài phút đến nửa giờ, có thể gây hại cho bạn nếu làm việc ngay lập tức, đặc biệt là gây đau đầu, mệt mỏi. Do vậy, lời khuyên là bạn nên hoạt động nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút, uống một cốc nước rồi mới làm việc. Ảnh: Medicalnewstoday.
Không nên làm việc ngay sau khi tỉnh dậy: Những giấc ngủ ngắn buổi trưa thường kéo dài 10-20 phút. Đối với nhiều người, sau khi tỉnh giấc, dư âm của giấc ngủ vẫn kéo dài trong khoảng vài phút đến nửa giờ, có thể gây hại cho bạn nếu làm việc ngay lập tức, đặc biệt là gây đau đầu, mệt mỏi. Do vậy, lời khuyên là bạn nên hoạt động nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút, uống một cốc nước rồi mới làm việc. Ảnh: Medicalnewstoday.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.