Từ Pháo đài Đồng Đăng lịch sử, tiếp lửa truyền thống hôm nay

Ngày 17/2/1979, tiếng súng vang lên trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trong cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ biên cương Tổ quốc, biết bao người đã ngã xuống.

Từ Pháo đài Đồng Đăng lịch sử, tiếp lửa truyền thống hôm nay

Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn những ngày đầu Xuân nhộn nhịp, hối hả với kẻ mua, người bán và du khách đi chơi hội xuân. Trong dòng người đông đúc ấy, có một người đàn ông ngoài lục tuần mặc bộ quân phục cũ chậm rãi bước đi. Đôi lúc ông đứng hẳn lại, ngước nhìn về những ngọn núi xa mờ trong cơn mưa bụi. Người đàn ông đó là cựu chiến binh Hà Đức Thiện, người đã trực tiếp tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979.

Tu Phao dai Dong Dang lich su, tiep lua truyen thong hom nay

Thượng úy Hà Đức Thiện (cựu chiến binh trung đoàn 4, Sư đoàn 337) thắp nén hương tưởng nhớ những người đồng đội của mình tại Pháo đài Đồng Đăng.

Non nửa thế kỷ đã qua với biết bao thăng trầm của cuộc sống, người lính cựu vẫn chẳng thể nào quên sự khốc liệt và sự hy sinh của những người đồng đội nơi pháo đài Đồng Đăng: “Mình đang sống ở mảnh đất chiến trường xưa, trong ký ức tôi vẫn nhớ rõ tất cả các trận đánh, lúc nào cũng nghĩ về những người đồng đội của mình. Có lúc lên pháo đài thắp hương, tôi nhớ rõ nét mặt từng đồng chí. Xin cảm ơn những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để những người ở lại xây dựng quê hương yên bình.”

Hằng năm cứ đến ngày 17/2, hay ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ông Thiện vẫn là "người liên lạc" kết nối những người lính năm nào về thăm chiến trường xưa, thắp hương, tri ân những đồng đội đã ngã xuống. Với ông, đó là trách nhiệm cũng là niềm tự hào của người lính.

Pháo đài Đồng Đăng được người Pháp xây dựng từ những năm 1936-1940 nhằm phòng thủ biên giới phía Bắc, án ngữ các tuyến đường 1A, 1B, 4A chạy qua khu vực Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Cũng là một trong số ít người may mắn sống sót trong trận đánh năm đó, Đại tá Triệu Quang Điện, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn chẳng thể nào quên ký ức của một pháo đài Đồng Đăng những ngày tháng 2/1979. 

“Sau khi Pháo đài bị chiếm, chúng tôi đưa một số người dân chạy về Khánh Khê chiều tối 20/2/1979 (nay là huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn). Sáng 22, chúng tôi gặp phóng viên của Đài TNVN đến tác nghiệp tại chiến trường... Lúc đó chiến tranh, người lính nào cũng quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, đến viên đạn cuối cùng. Bây giờ, thế hệ trẻ cần phải giữ gìn, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, phải tôn trọng quá khứ để hướng tới tương lai, trân trọng công sức, mồ hôi, xương máu của cha ông để phát huy truyền thống để tương lai, cuộc sống ngày càng tốt hơn"- Đại tá Triệu Quang Điện nhớ lại.

Tu Phao dai Dong Dang lich su, tiep lua truyen thong hom nay-Hinh-2

Tiếp nối truyền thống cha anh, thế hệ trẻ Lạng Sơn hôm nay luôn phát huy tinh thần sáng tạo, thể hiện ý chí rèn luyện, thi đua học tập và lao động sản xuất, phát huy tinh thần xung kích - sáng tạo - đoàn kết cùng xây dựng mảnh đất xứ Lạng ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ.

Toàn tỉnh Lạng Sơn đang quản lý hơn 33.000 hồ sơ người có công với cách mạng, trong đó có hơn 5.600 liệt sĩ; hơn 2.600 thương binh, bệnh binh; 207 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng… Ông Nguyễn Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Lạng Sơn cho biết: Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện sâu sắc đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”...

"Xác định là nhiệm vụ quan trọng, chúng tôi đã tăng cường rà soát hồ sơ để chi trả chế độ đúng đối tượng đảm bảo không bỏ sót, thường xuyên rà soát để nắm bắt người có công có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở để kịp thời hỗ trợ, chăm lo về sức khỏe, nâng cao mức sống cho người có công… tất cả để làm sao người có công được hưởng thụ đầy đủ những thành quả phát triển KTXH của địa phương cũng như cả đất nước"- Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và xa hội tỉnh Lạng Sơn cho  hay.

Khói súng đã tan nơi chiến trường, vết thương đạn bom cũng dần mờ nhạt và Thị trấn biên giới Đồng Đăng đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, thương mại sầm uất của tỉnh Lạng Sơn. Đến Đồng Đăng hôm nay, du khách có thể lên thăm pháo đài Đồng Đăng - nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.

Tu Phao dai Dong Dang lich su, tiep lua truyen thong hom nay-Hinh-3

Đoàn viên thanh niên tỉnh Lạng Sơn thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Tiếp nối truyền thống cha anh, thế hệ trẻ hôm nay luôn phát huy tinh thần sáng tạo và đẩy mạnh các phong trào, hoạt động trong phát triển kinh tế - xã hội; Nhiều phong trào thanh niên tình nguyện được triển khai rộng khắp trong đoàn viên thanh niên như ra quân đầu xuân, tháng Thanh niên, y bác sỹ trẻ tình nguyện, xây dựng nhà nhân ái cho hộ nghèo và lớp học, nhà bán trú dân nuôi... Thông qua những hoạt động này, tuổi trẻ Lạng Sơn phần nào thể hiện ý chí rèn luyện, thi đua học tập và lao động sản xuất, phát huy tinh thần xung kích - sáng tạo - đoàn kết cùng xây dựng mảnh đất xứ Lạng ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ./.

Điểm danh những pháo đài cổ ấn tượng nhất Việt Nam

Pháo đài là công trình được xây dựng đặc biệt kiên cố, thường nằm ở nơi hiểm yếu, cao hơn địa hình xung quanh, có đặt súng lớn để phòng thủ. Cùng điểm qua những pháo đài cổ nổi tiếng của Việt Nam.

Điểm danh những pháo đài cổ ấn tượng nhất Việt Nam
Diem danh nhung phao dai co an tuong nhat Viet Nam
 1. Pháo đài cổ Núi Lớn là một trận địa pháo quy mô lớn được xây dựng ở Đông Dương thời Pháp thuộc. Ngày nay công trình này nằm bên một con đường quanh co ở lưng chừng núi Lớn của TP Vũng Tàu.

Giải mã bí ẩn “Vạn lý trường thành” của La Mã cổ đại

Bức tường Hadrian thường được ví như “Vạn lý trường thành” của La Mã cổ đại. Phần lớn bức tường được làm từ đá, mặc dù một vài phần được đắp bằng đất.

Giải mã bí ẩn “Vạn lý trường thành” của La Mã cổ đại
Giai ma bi an “Van ly truong thanh” cua La Ma co dai
Được xây dựng theo lệnh của hoàng đế La Mã Hadrian và được đặt tại Vương quốc Anh, bức tường Hadrian là một pháo đài phòng thủ đánh dấu biên giới phía Tây Bắc của đế quốc La Mã trong ba thế kỷ.
Giai ma bi an “Van ly truong thanh” cua La Ma co dai-Hinh-2
Bức tường có chiều dài 120 km và trải dài từ hai đầu bờ biển, cắt ngang miền Bắc nước Anh ngày nay, giữa Wallsend ở phía đông đến Bowness-on-Solway ở phía Tây.

Khám phá pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia

Mặc dù đã làm sáng tỏ cách thức mà Por-Bajin được xây dựng, cho đến này các nhà sử học vẫn chưa thể biết pháo đài này do ai xây, được sử dụng vào mục đích gì...

Khám phá pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia
Kham pha phao dai nghin tuoi noi len giua ho nuoc o Siberia
Vào năm 1891, các nhà thám hiểm Nga đã phát hiện ra một phế tích khổng lồ bí ẩn nằm giữa hồ Tere-Khoi ở vùng đất Siberia hoang vu, thuộc địa phận Cộng hòa Tuva ngày nay. Ảnh: SciTechDaily.
Kham pha phao dai nghin tuoi noi len giua ho nuoc o Siberia-Hinh-2
Tàn tích này được đặt tên là Por-Bajin có nghĩa là "nhà đất sét" theo ngôn ngữ Tuva, nằm cách Moscow gần 4.000 km và cách biên giới Mông Cổ 50 km. Chiếm gần hết diện tích của hòn đảo, công trình có tường bao hình chữ nhật, gợi liên tưởng đến một pháo đài cổ xưa. Ảnh: Hotfishing.ru.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.