(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có công văn chỉ đạo liên Bộ Công Thương - Tài chính sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu để mặt hàng này không tăng giá vào ngày mai 1/1/2019.
(Kiến Thức) - Việc tăng thuế với mặt hàng xăng dầu sẽ tác động lớn đến chỉ số về tiêu dùng thực tế của hộ gia đình, phúc lợi xã hội và lạm phát, mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội còn lớn hơn số tiền ngân sách thu về từ việc tăng thuế này.
Rất nhiều loại thuế được đề xuất tăng gần đây, cùng với đề xuất đánh thuế tài sản của Bộ Tài chính, đang khiến nhiều người lo ngại trước gánh nặng thuế phí ngày càng lớn.
“Tôi đề nghị cần hết sức thận trọng, nếu có tăng thì phải thấp hơn 4.000 đồng/lít xăng và cần có giải trình rõ ràng là phí đó sẽ được dùng như thế nào chứ không phải lấy danh nghĩa là phí bảo vệ môi trường để dùng vào những việc khác”, ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) nói.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân về dự án Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề xuất tăng kịch khung thuế môi trường với xăng lên 4.000 đồng/lít.
Bộ Tài chính liên tục bảo vệ quan điểm tăng thuế VAT từ 10% lên 11-12%, tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường, trong đó có xăng dầu. Thời gian tới, người dân có thể sẽ phải chứng kiến nhiều khoản thuế tăng lên. Những loại thuế này, doanh nghiệp thường là "địa chỉ" thu hộ, còn người dân là điểm cuối cùng phải chi trả.
(Kiến Thức) - Xe bán tải, thuốc lá, các loại nước ngọt, giải thưởng xổ số, xăng... là những mặt hàng có thể sắp bị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đề xuất của Bộ Tài chính.