Tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Hàng triệu người bị ảnh hưởng

Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao.

Tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Hàng triệu người bị ảnh hưởng
Trong định hướng sửa các luật về thuế, Bộ Tài chính cho hay, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu, cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (Thu nhập doanh nghiệp và Thu nhập cá nhân), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (Giá trị gia tăng và Tiêu thụ đặc biệt).
Theo Bộ Tài chính, số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên 160 nước năm 2014, 166 nước năm 2016.
Tang thue gia tri gia tang len 12%: Hang trieu nguoi bi anh huong
 Hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.
Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế GTGT để điều tiết tiêu dùng cũng như tăng số thu ngân sách, thì xu thế tăng thuế suất GTGT diễn ra phổ biến.
Từ năm 2009 - 2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông. Cụ thể Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.
Các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT, như Phi-líp-pin, Ấn Độ, Nhật Bản…
Theo Ngân hàng Thế giới qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 15%.
Theo Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 thì thuế GTGT được “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu);”
Vì vậy, để phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án.
Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019.
Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021.
Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%. Thời gian thực hiện từ 1/1/2019.
Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này.
Theo con số công bố mới nhất, hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.

Tăng thuế xăng 8.000 đồng, dân có nghĩa vụ phải đóng

Việc điều chỉnh khung thuế xăng dầu đối với việc bảo vệ môi trường là phương án để cân đối ngân sách trong bối cảnh thuế nhập khẩu giảm về 0%.

Tăng thuế xăng 8.000 đồng, dân có nghĩa vụ phải đóng
Sáng 16-5, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) đã tổ chức hội thảo Thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế. Tại đây ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Vinpa, cho rằng hiệp hội ủng hộ việc tăng khung thuế xăng dầu bảo vệ môi trường.

Đường "lạ" giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Hàng trăm ngàn tấn đường lỏng chiết xuất từ bắp được nhập khẩu từ Trung Quốc với thuế 0% đang tràn vào Việt Nam mỗi năm.

Đường "lạ" giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp (DN) đã tỏ ra lo ngại về loại đường lỏng bắp nhập từ Trung Quốc được các công ty bánh kẹo, nước ngọt tiêu thụ nhiều, giảm mua đường trắng trong nước tại hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ cho ngành đường Việt Nam, tổ chức chiều 24/5 tại TP.HCM.

Tăng phí môi trường với xăng lên 8.000 đồng/lít: Chuyên gia nói gì?

(Kiến Thức) - Bất chấp những ý kiến phải đối, đầu tháng 7 này, Bộ Tài chính tái khẳng định cần phải tăng phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng lên 8.000 đồng/lít.

Tăng phí môi trường với xăng lên 8.000 đồng/lít: Chuyên gia nói gì?
Khoảng giữa tháng 1/2017, Bộ Tài chính công bố dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên 8.000 đồng/lít; nhiên liệu bay tăng lên mức 6.000 đồng; các loại dầu diesel, ma dút, nhờn kịch khung là 4.000 đồng/lít. Thuế bảo vệ môi trường với xăng E5, E10 cũng được đề xuất kịch trần lần lượt là 7.200 đồng/lít và 6.800 đồng/lít.
So với Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, mức khung thuế BVMT tăng rất mạnh. Cụ thể, Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 áp dụng thuế với xăng là 1.000 - 4.000 đồng/lít, nhiên liệu bay 1.000 - 3.000 đồng/lít, dầu diesel 500 - 2.000 đồng/lít, dầu hỏa 300 - 2.000 đồng/lít, dầu ma dút 300 - 2.000 đồng/kg…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.